Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?

A.  

Hiệp ước về hạn chế hệ thống phóng chống tên lửa (ABM) năm 1972.

B.  

Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10-1991).

C.  

Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).

D.  

Định ước Henxinki năm 1975.

Đáp án đúng là: C

(NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).
.


 

Câu hỏi tương tự:

#10749 THPT Quốc giaLịch sử

Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là

Lượt xem: 182,753 Cập nhật lúc: 17:13 07/11/2024

#10629 THPT Quốc giaĐịa lý

Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là

Lượt xem: 180,728 Cập nhật lúc: 00:39 20/11/2024

#10533 THPT Quốc giaLịch sử

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX là gì?

Lượt xem: 179,162 Cập nhật lúc: 03:30 21/11/2024

#10738 THPT Quốc giaLịch sử

Mục tiêu tấn công đầu tiên của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là

Lượt xem: 182,578 Cập nhật lúc: 08:19 13/11/2024

#10618 THPT Quốc giaĐịa lý

Mục tiêu tấn công đầu tiên của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là

Lượt xem: 180,551 Cập nhật lúc: 03:46 20/11/2024

#9071 THPT Quốc giaLịch sử

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi sau: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

Lượt xem: 154,357 Cập nhật lúc: 16:25 19/11/2024


Đề thi chứa câu hỏi này:

Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn LỊCH SỬ - Năm 2024 - THPT Tiên Du - Bắc Ninh - lần 1THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 50 phút

7,914 lượt xem 4,221 lượt làm bài