KIẾN THỨC CƠ BẢN CHƯƠNG 2 - HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (HCE)

Chương 2 giới thiệu toàn cảnh về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những công nghệ cốt lõi như Big Data, Cloud Computing, IoT, AI, in 3D, robot... Đồng thời phân tích sâu tác động của cuộc cách mạng này đến sản xuất, đời sống và thị trường lao động. Nội dung cũng đề cập vị trí của Việt Nam trong thời đại 4.0, thực trạng ứng dụng công nghệ mới và cơ hội bứt phá trong tương lai. Đây là kiến thức nền quan trọng giúp người học nhận diện xu hướng và chuẩn bị cho chuyển đổi số.

AIBig DataCloud tại Việt NamIoTchuyển đổi sốdữ liệu lớnhệ thống thông tin quản lýnhà thông minhsmart factorythành phố thông minhtrí tuệ nhân tạoxu hướng công nghệđiện toán đám mâyứng dụng công nghệcách mạng công nghiệp 4.0

 

Cách mạng Công nghiệp 4.0 – Industrie 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 còn được gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Những công nghệ đột phá trong thời đại 4.0

Các công nghệ đang xóa nhòa ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, giúp con người và máy móc giao tiếp hiệu quả hơn:

  • Dữ liệu lớn (Big Data)
     
  • Điện toán đám mây (Cloud Computing)
     
  • Internet vạn vật (IoT – Internet of Things)
     
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)
     
  • Robot
     
  • Xe tự lái
     
  • Công nghệ in 3D
     
  • Và nhiều công nghệ khác...
     

Tác động của cuộc cách mạng 4.0

Tích cực:

  • Mở ra kỷ nguyên mới về năng suất toàn cầu.
     
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
     
  • Khai phá các nguồn năng lượng mới.
     
  • Thay đổi cách đổi mới công nghệthiết bị sản xuất...
     

Thách thức:

  • Robot hóa và AI có thể lấy đi việc làm của lao động trong nhiều ngành: dệt may, dịch vụ, giải trí, y tế, giáo dục, giao thông...
     
  • An ninh và quyền riêng tư là vấn đề nóng bỏng trong kỷ nguyên 4.0.
     

Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0?

  • Trên thế giới: Cuộc CM 4.0 bắt đầu từ những năm 2000.
     
  • Việt Nam: Mới ở giai đoạn đầu với nhiều tiềm năng và cũng nhiều thách thức.
     

Thực trạng:

  • Hệ thống viễn thông hiện đại, lượng người dùng Internet cao.
     
  • Tuy nhiên:
     
    • Chính sách quản lý chưa theo kịp (ví dụ: quản lý Bitcoin, Uber, Grab…)
       
    • Doanh nghiệp còn dùng công nghệ lạc hậu, trình độ đổi mới sáng tạo thấp
       
    • Gần 80% máy móc trong nhà máy thuộc thập niên 1980–1990
       
    • Chỉ 32% doanh nghiệp có hợp tác quốc tế qua kênh trực tuyến
       
    • 11% tham gia sàn TMĐT, 49% có website
       

Big Data – Dữ liệu lớn

Mỗi người dùng smartphone tạo ra:

40 Exabytes/tháng = 40.000.000 TB

Nguồn dữ liệu lớn đến từ:

  1. Dữ liệu hành chính: hồ sơ y tế, bảo hiểm, ngân hàng...
     
  2. Dữ liệu thương mại: giao dịch thẻ tín dụng, thương mại điện tử, thiết bị di động
     
  3. Dữ liệu cảm biến: ảnh vệ tinh, cảm biến đường/khi hậu
     
  4. Dữ liệu theo dõi: từ điện thoại, GPS…
     
  5. Dữ liệu hành vi: hành vi tìm kiếm trực tuyến, xem tin tức...
     
  6. Dữ liệu quan điểm: bình luận, đánh giá, chia sẻ trên mạng xã hội
     

5 đặc điểm chính của Big Data – 5V:

  • Volume – Khối lượng lớn
     
  • Velocity – Tốc độ cao
     
  • Variety – Đa dạng nguồn
     
  • Veracity – Độ tin cậy
     
  • Value – Giá trị tiềm năng
     

Cloud Computing – Điện toán đám mây

Khái niệm:

Là hình thức cung cấp tài nguyên máy tính (phần mềm, phần cứng, dịch vụ...) qua Internet, thông qua các máy chủ ảo thay vì máy tính cá nhân.

Lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí
     
  • Truy cập mọi lúc mọi nơi
     
  • Khả năng mở rộng linh hoạt

    Thích ứng nhanh
     
  • Bảo mật cao

     

Thực tế tại Việt Nam:

  • Năm 2018: Việt Nam xếp 14/100 quốc gia về mức độ phủ dịch vụ Cloud.
     
  • Giai đoạn 2010–2016: Chi tiêu cho Cloud tăng 64.4%, cao nhất ASEAN.
     
  • Dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh.
     
  • Doanh nghiệp tiết kiệm tới 40% chi phí đầu tư ban đầu, rút ngắn 4–6 tuần triển khai, loại bỏ hoàn toàn chi phí vận hành bảo trì nếu dùng Cloud thay vì tự xây dựng.
     

IoT – Internet vạn vật

Định nghĩa:

Là một mạng lưới mà thiết bị được nhúng phần mềm, cảm biến để tự động kết nối Internet, thu thập & truyền tải dữ liệu.

Ứng dụng:

  • Smart Home – nhà thông minh
     
  • Smart City – thành phố thông minh
     
  • Smart HealthcareSmart FactorySmart Farming...
Mục lục
Tác động của cuộc cách mạng 4.0
Tích cực:
Thách thức:
Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0?
Thực trạng:
Big Data – Dữ liệu lớn
Mỗi người dùng smartphone tạo ra:
Nguồn dữ liệu lớn đến từ:
5 đặc điểm chính của Big Data – 5V:
Cloud Computing – Điện toán đám mây
Khái niệm:
Lợi ích:
Thực tế tại Việt Nam:
IoT – Internet vạn vật
Định nghĩa:
Ứng dụng: