Tóm tắt Chương 5: Vật chất và ý thức - Triết học Mác Lênin

Tài liệu tóm tắt Chương 5 môn Triết học Mác - Lênin trình bày nội dung cốt lõi về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức – vấn đề trung tâm của triết học. Bao gồm các quan niệm triết học về vật chất và ý thức, định nghĩa vật chất của Lênin, tính khách quan và chủ quan của nhận thức, vai trò quyết định của vật chất và tính năng động, sáng tạo của ý thức. Tài liệu giúp sinh viên hiểu rõ lập trường duy vật biện chứng và vận dụng vào thực tiễn nhận thức.

 

I. Vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất

1. Tính thống nhất vật chất của thế giới

Bản chất thế giới: Vật chất. Thế giới thống nhất ở tính vật chất.

Biểu hiện:

Một là: Chỉ có một thế giới duy nhất là vật chất, tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức.

Hai là: Mọi bộ phận thế giới liên hệ thống nhất, đều là dạng cụ thể, kết cấu, nguồn gốc vật chất, chịu sự chi phối của quy luật khách quan.

Ba là: Thế giới vật chất vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Chỉ có các quá trình vật chất biến đổi, chuyển hóa.

Chứng minh khoa học: Thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa. Khoa học hiện đại (vật lý, hóa học, vũ trụ, sự sống) tiếp tục chứng minh.

Các dạng vật chất:

Tự nhiên vô sinh: Chất (gián đoạn, hạt, khối lượng, cấu trúc thứ bậc) và Trường (liên tục, không khối lượng tĩnh). Ranh giới tương đối, chuyển hóa lẫn nhau.

Tự nhiên hữu sinh: Sinh quyển, axit nucleic (AND, ARN), chất đản bạch. Có mắt khâu trung gian giữa vô cơ, hữu cơ, sự sống. Vật chất sống bắt nguồn từ vật chất không sống.

Xã hội: Cấp độ cao nhất, đặc biệt của tổ chức vật chất. Nền tảng tự nhiên, kết cấu, quy luật vận động khách quan. Quan niệm duy vật lịch sử: quan hệ kinh tế giữ vị trí hàng đầu.

2. Vật chất

a) Lược khảo các quan điểm trước Mác về vật chất

Chủ nghĩa duy tâm: Thực thể là bản nguyên tinh thần ("ý niệm tuyệt đối", "ý chí Thượng đế").

Chủ nghĩa duy vật: Thực thể là vật chất, tồn tại vĩnh cửu.

Cổ đại: Đồng nhất vật chất với vật thể hữu hình, cảm tính. Đỉnh cao: Thuyết nguyên tử (Lơxíp, Đêmôcrít) - nguyên tử là phần tử cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhập, nhận biết bằng tư duy.

Cận đại (XVII-XVIII): Ảnh hưởng khoa học tự nhiên - thực nghiệmquan điểm siêu hình - máy móc. Đồng nhất vật chất với khối lượng, vận động chỉ là cơ học, nguồn gốc vận động ngoài vật chất. Nguyên tử vẫn là phần tử nhỏ nhất, không phân chia.

b) Nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc của những quan điểm trước Mác về vật chất

Phát minh khoa học cuối TK XIX - đầu TK XX: Tia X (Rơnghen, 1895), hiện tượng phóng xạ (Béccơren, 1896), điện tử (Tômxơn, 1897), khối lượng điện tử thay đổi theo tốc độ (Kaufman, 1901).

Hệ quả: Bác bỏ quan niệm siêu hình về vật chất. Quan niệm về giới hạn (nguyên tử, khối lượng) sụp đổ. Khủng hoảng: Hạt điện tích, trường điện từ bị coi là phi vật chất. Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng, cho rằng "vật chất biến mất".

c) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất

Định nghĩa V.I. Lênin:

"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".

Phân biệt quan trọng:

Vật chất (triết học) vs. Vật chất (khoa học tự nhiên): Triết học chỉ vật chất nói chung (vô hạn, vô tận, không sinh ra, mất đi). Khoa học cụ thể nghiên cứu dạng cụ thể (có giới hạn, sinh ra, mất đi). Không quy vật chất chung về vật thể cụ thể.

Thuộc tính cơ bản (nhận thức luận): Khách quan - tồn tại độc lập với ý thức, cảm giác con người.

Nội dung cốt lõi định nghĩa:

Vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc ý thức.

Vật chất gây nên cảm giác khi tác động lên giác quan.

Cảm giác, tư duy, ý thức là sự phản ánh vật chất.

Ý nghĩa định nghĩa:

Thừa nhận vật chất là tính thứ nhất, nguồn gốc khách quan của ý thức.

Khẳng định con người có thể nhận thức thế giới vật chất.

Bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết.

Khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác.

Định hướng khoa học tìm các dạng vật chất mới.

Giúp xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội (vd: phương thức sản xuất).

3. Những phương thức tồn tại của vật chất

Vật chất tồn tại bằng: Vận động, Không gian, Thời gian.

a) Vận động

Khái niệm: Theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi (từ thay đổi vị trí đến tư duy).

Bản chất:thuộc tính cố hữu, phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại bằng vận động.

Nguồn gốc: Là sự tự thân vận động của vật chất (do tác động nội tại). Khoa học tự nhiên chứng minh.

Bảo toàn: Vận động không mất đi, không được sáng tạo ra (như vật chất). Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng khẳng định: vận động được bảo toàn về lượng và chất. Các hình thức vận động chuyển hóa lẫn nhau.

Các hình thức vận động cơ bản (Ph.Ăngghen):

Cơ học: Di chuyển vị trí.

Vật lý: Phân tử, hạt cơ bản, điện tử, nhiệt, điện....

Hóa học: Nguyên tử, hóa hợp, phân giải.

Sinh học: Trao đổi chất cơ thể sống - môi trường.

Xã hội: Thay đổi quá trình, hình thái kinh tế - xã hội.

Mối quan hệ các hình thức vận động:

Khác nhau về chất, về trình độ (từ thấp đến cao).

Hình thức cao xuất hiện trên cơ sở hình thức thấp, bao hàm hình thức thấp. Hình thức thấp không bao hàm hình thức cao.

Chú ý: Tránh quy giản hình thức cao về thấp hoặc ngược lại.

Mỗi sự vật có thể gắn với nhiều hình thức vận động, nhưng có một hình thức cơ bản đặc trưng.

Phân loại vận động -> cơ sở phân loại khoa học.

Vận động và Đứng im:

Đứng im: Trạng thái đặc biệt của vận động - vận động trong cân bằng, vật chất chưa biến đổi căn bản.

Đứng im là tương đối: Chỉ xảy ra trong 1 quan hệ nhất định, với 1 hình thái vận động nhất định, là biểu hiện của vận động trong thăng bằng, ổn định tương đối. Nhờ đứng im tương đối mà sự vật tồn tại và chuyển hóa tiếp theo.

Đứng im là tạm thời: Vận động cá biệt tạo sự ổn định, vận động chung phá vỡ sự cân bằng.

b) Không gian, thời gian

Quan điểm lịch sử: Duy tâm phủ nhận tính khách quan. Duy vật siêu hình tách rời không gian, thời gian khỏi vật chất.

Quan điểm duy vật biện chứng:

Không gian: Hình thức tồn tại biểu thị vị trí, kích thước, trật tự tương quan của khách thể vật chất.

Thời gian: Hình thức tồn tại biểu thị độ lâu dài/mau chóng, sự kế tiếp của các giai đoạn vận động.

phương thức tồn tại của vật chất, gắn bó mật thiết với nhau và với vật chất. Không có vật chất ngoài không gian, thời gian và ngược lại.

Phải thừa nhận không gian, thời gian thực tại khách quan. Nhận thức ngày càng phản ánh đúng đắn, sâu sắc hơn.

Khoa học xác nhận: Hình học phi Euclid (Lôbatsépxki), Thuyết tương đối (Anhxtanh) chứng minh không gian, thời gian không tách rời vật chất, liên hệ qua lại.

Tính chất cơ bản:

Tính khách quan: Là thuộc tính của vật chất khách quan.

Tính vĩnh cửu, vô tận: Không có giới hạn về mọi phía, quá khứ, tương lai.

Tính 3 chiều (không gian) và 1 chiều (thời gian): Không gian (dài, rộng, cao), thời gian (quá khứ -> tương lai).

Lưu ý: "Không gian nhiều chiều" trong khoa học là trừu tượng toán học, không phải không gian thực.

II. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

1. Nguồn gốc của ý thức

Có 2 nguồn gốc: Tự nhiênXã hội.

a) Nguồn gốc tự nhiên

Quan điểm duy tâm: Ý thức có trước, sinh ra vật chất.

Quan điểm duy vật trước Mác: Vật chất có trước, ý thức phụ thuộc vật chất. Hạn chế: siêu hình, máy móc, không giải thích đúng nguồn gốc, bản chất ý thức.

Quan điểm duy vật biện chứng:

Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người.

Bộ óc người: Cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc. Ý thức phụ thuộc hoạt động bộ óc.

Bộ óc người có cấu trúc tinh vi, phức tạp (14-15 tỷ tế bào thần kinh) liên hệ với giác quan, tạo thành hệ thống thu nhận, điều khiển qua phản xạ.

Quá trình ý thức và sinh lý thần kinh không đồng nhất nhưng không tách rời.

Phản ánh:

thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất. Là sự tái tạo đặc điểm hệ thống này ở hệ thống khác khi tác động qua lại. Vật nhận tác động mang thông tin vật tác động.

Các hình thức phản ánh:

Vật lý, hóa học (tự nhiên vô sinh): Thụ động, không chọn lọc.

Sinh học (tự nhiên sống):

Tính kích thích: Phản ứng của cơ thể sống đơn giản nhất với môi trường.

Tính cảm ứng: Nhạy cảm với thay đổi môi trường (động vật chưa có hệ thần kinh).

Phản xạ: Ở động vật có hệ thần kinh.

Tâm lý: Ở động vật bậc cao có hệ thần kinh trung ương, mang tính bản năng.

Ý thức: Hình thức phản ánh cao nhất, chỉ có ở con người. Là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh.

Nội dung ý thức: Thông tin về thế giới bên ngoài. Là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người.

Kết luận nguồn gốc tự nhiên: Bộ óc người + Thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc -> Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Lưu ý: Sự đối lập vật chất - ý thức chỉ tuyệt đối trong vấn đề cơ bản của triết học (cái nào có trước), ngoài ra là tương đối.

b) Nguồn gốc xã hội

điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức. Ý thức ra đời cùng quá trình hình thành bộ óc nhờ lao động, ngôn ngữ, quan hệ xã hội.

Lao động:

Là quá trình con người tác động vào tự nhiên tạo sản phẩm. Là điều kiện tồn tạisáng tạo ra con người.

Giúp con người tách khỏi giới động vật, bắt tự nhiên phục vụ mình.

Thông qua lao động cải tạo thế giới -> phản ánh thế giới -> có ý thức.

Lao động làm thế giới khách quan bộc lộ thuộc tính, quy luật -> hình thành tri thức.

Ý thức hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan. Lao động là nguồn gốc cơ bản của ý thức.

Ngôn ngữ:

Lao động mang tính tập thể -> phát sinh nhu cầu giao tiếp -> xuất hiện ngôn ngữ.

Ngôn ngữ hình thành do nhu cầu lao độngnhờ lao động.

hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại, thể hiện.

phương tiện giao tiếpcông cụ tư duy (khái quát hóa, trừu tượng hóa). Giúp tổng kết thực tiễn, trao đổi tri thức qua thế hệ.

Kết luận nguồn gốc xã hội: Nguồn gốc trực tiếp, quan trọng nhất quyết định sự ra đời, phát triển ý thức là lao độngthực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực qua lao động, ngôn ngữ, quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, hiện tượng xã hội.

2. Bản chất của ý thức

Quan điểm duy tâm: Ý thức là thực thể độc lập, sinh ra vật chất.

Quan điểm duy vật trước Mác: Ý thức phản ánh thụ động, máy móc, không thấy tính năng động, sáng tạo.

Quan điểm duy vật biện chứng: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Tính đối lập tương đối Vật chất - Ý thức:

Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập ý thức. Ý thức là hiện thực chủ quan, hình ảnh chủ quan, bị cái khách quan quy định, không có tính vật chất.

Lưu ý: Không đồng nhất hoặc tách rời vật chất và ý thức.

Tính năng động, sáng tạo:

Ý thức không phải ảnh chụp thụ động mà mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn.

Ý thức là "vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó" (C.Mác).

Biểu hiện sáng tạo: Tạo tri thức mới, tưởng tượng, tiên đoán, dự báo, tạo giả thuyết....

Quá trình phản ánh năng động, sáng tạo (3 mặt thống nhất):

Trao đổi thông tin (chủ thể - đối tượng): 2 chiều, có định hướng, chọn lọc.

Mô hình hóa đối tượng (trong tư duy): "Sáng tạo lại" hiện thực, mã hóa vật chất thành ý tưởng tinh thần.

Chuyển mô hình ra hiện thực (hiện thực hóa tư tưởng): Thông qua hoạt động thực tiễn, biến ý tưởng thành dạng vật chất.

Bản chất xã hội:

Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất ý thức.

Thực tiễn xã hội tạo ra sự phản ánh năng động, sáng tạo.

Ý thức là hiện tượng xã hội, gắn liền hoạt động thực tiễn, chịu chi phối chủ yếu bởi quy luật xã hội, nhu cầu giao tiếp, điều kiện sinh hoạt. Ý thức mang bản chất xã hội.

3. Kết cấu của ý thức

Ý thức có kết cấu phức tạp, nghiên cứu theo nhiều cách.

a) Theo các yếu tố hợp thành

Bao gồm: Tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí.... Tri thức là cốt lõi.

Tri thức:

Kết quả nhận thức, tái hiện thuộc tính, quy luật thế giới, diễn đạt bằng ngôn ngữ/ký hiệu.

Loại: Tự nhiên, xã hội, con người.

Cấp độ: Thông thường (cảm tính, trực tiếp, rời rạc), Khoa học (sâu sắc).

Vai trò: Động lực phát triển kinh tế - xã hội (nền kinh tế tri thức). Đầu tư vào tri thức là then chốt.

Tình cảm:

Sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình. Hình thái đặc biệt của phản ánh (phản ánh quan hệ người - người, người - thế giới).

Vai trò: Tham gia, điều chỉnh mọi hoạt động. Có thể tích cực (động lực) hoặc tiêu cực.

Niềm tin, ý chí: Tri thức kết hợp tình cảm -> niềm tin -> ý chí -> hành động.

b) Theo chiều sâu của nội tâm

Bao gồm: Tự ý thức, tiềm thức, vô thức.

Tự ý thức:

ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Thành tố quan trọng của ý thức.

Giúp con người nhận thức bản thân (cảm giác, tư duy, đạo đức, vị trí xã hội).

Hình thành trong quan hệ với người khác, trong hoạt động cải tạo thế giới. Thông qua quan hệ xã hội, thực tiễn, giá trị văn hóa -> tự nhận thức, tự điều chỉnh.

Không chỉ của cá nhân mà còn của xã hội, giai cấp, tầng lớp.

Tiềm thức:

Hoạt động tâm lý tự động, ngoài kiểm soát chủ thể nhưng liên quan hoạt động có kiểm soát.

Bản chất: Tri thức đã có, thành bản năng, kỹ năng, nằm tầng sâu ý thức (ý thức tiềm tàng).

Vai trò: Chủ động gây hoạt động tâm lý không cần kiểm soát trực tiếp. Quan trọng trong hoạt động hàng ngày và tư duy khoa học (giảm quá tải, đảm bảo chính xác).

Vô thức:

Trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, thái độ chưa qua lý trí kiểm tra.

Biểu hiện: Bản năng, ham muốn, giấc mơ, thôi miên, mặc cảm, lỡ lời, trực giác....

Chức năng chung: Giải tỏa ức chế thần kinh (đặc biệt ham muốn bản năng bị cấm đoán), lập lại cân bằng tinh thần.

Vai trò: Tránh căng thẳng không cần thiết, giúp thực hiện chuẩn mực tự nhiên.

Lưu ý: Không phủ nhận vai trò vô thức. Nhưng không cường điệu, tuyệt đối hóa. Vô thức nằm trong con người có ý thức, không tách rời hoàn cảnh xã hội. Ý thức giữ vai trò chủ đạo, điều khiển vô thức.

III. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Nguyên tắc cơ bản: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Ý thức tác động trở lại vật chất qua hoạt động thực tiễn.

Yêu cầu:

1. Tôn trọng khách quan:

Tôn trọng tính khách quan của vật chất, quy luật tự nhiên và xã hội.

Đòi hỏi: Xuất phát từ thực tế khách quan, lấy đó làm căn cứ cho mọi hoạt động.

Tránh: Lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát. Tránh bệnh chủ quan duy ý chí.

2. Phát huy tính năng động chủ quan:

Phát huy vai trò tích cực của ý thức, của nhân tố con người.

Lưu ý: Ý thức tự nó không thay đổi hiện thực. Tác động phải thông qua hoạt động thực tiễn bằng lực lượng vật chất.

Quá trình: Nhận thức quy luật -> Vận dụng đúng -> Có ý chí, phương pháp tổ chức hành động.

Vai trò ý thức: Trang bị tri thức -> Xác định mục tiêu, phương hướng -> Xác định biện pháp -> Tổ chức thực hiện -> Nỗ lực, ý chí -> Thành công.

Ý thức đúng -> hành động đúng, thành công. Ý thức sai -> hành động sai, thất bại.

Cần: Phát huy tính năng động sáng tạo ý thức, vai trò con người. Khắc phục bảo thủ trì trệ, tiêu cực, thụ động, ỷ lại.

Bài học thực tiễn Việt Nam: "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan". Huy động mọi nguồn lực, nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh đổi mới.

thumbnail

Lêninchương 5 triết họcduy vật biện chứnglý luận triết họcmối quan hệ vật chất ý thứctriết học Mác - Lênintriết học nhận thứctóm tắt triết họcvật chất và ý thứcôn tập triết học


Mục lục

I. Vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất
1. Tính thống nhất vật chất của thế giới
2. Vật chất
3. Những phương thức tồn tại của vật chất
II. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
1. Nguồn gốc của ý thức
2. Bản chất của ý thức
3. Kết cấu của ý thức
III. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Kiến thức tương tự: