[2020] Trường THPT Chuyên Trần Phú Hải Phòng lần 2 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch kiềm, giải phóng khí H2?
Ở điều kiện thích hợp, kim loại Al không tác dụng với chất nào sau đây?
Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa màu trắng là
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit axetic?
Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl loãng?
Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
Polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
Tripanmitin có công thức là
Trong số các chất sau, chất không tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
Dung dịch Fe2(SO4)3 không tác dụng với chất nào sau đây?
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tồn tại ở thể lỏng?
Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,... Thành phần chính của đá vôi là
Thuốc thử dùng để nhận biết hồ tinh bột là
Phân lân cung cấp cho cây nguyên tố
Hiđro hóa hiđrocacbon X thu được butan. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa. Số công thức cấu tạo của X là
Cho phản ứng sau: X + Y → BaCO3 + CaCO3 + H2O. X, Y có thể là:
Hỗn hợp X gồm Zn và kim loại M. Cho 14,9 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít khí (đktc) và chất rắn không tan. Mặt khác cho 14,9 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 14,56 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là
Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch glucozơ, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, quan sát thấy
Người ta thường bảo quản kim loại kiềm, bằng cách
Thuỷ phân hoàn toàn 41,04 gam saccarozơ trong môi trường axit thu được hỗn hợp X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Cho 15,75 gam hỗn hợp X gồm C2H5NH2 và H2N-CH2-COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl, thu được 24,875 gam muối. Giá trị của a là
Vật làm bằng nhôm bên trong nước vì
Cho 0,05 mol hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,165 mol CO2 và 0,035 mol Na2CO3. Nêu làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Cho a mol Al vào dung dịch chứa b mol FeCl3 và c mol CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra. hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 2 muối. Kết luận đúng là
Cho a gam Gly-Ala-Glu tác dụng hết với một lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 0,6 mol. Tổng khối lượng muối thu được là
Cho các mệnh đề sau:
(1) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều có phản ứng tráng gương.
(2) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm xảy ra thuận nghịch.
(3) Chất béo chứa chủ yếu các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
(4) Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy tan ra tạo dung dịch màu tím.
(5) Đốt cháy a mol tristearin thu được b mol CO2 và c mol H2O (trong đó: b - c = 2a)
(6) Bông, tơ visco, tơ tằm và thuốc súng không khói đều có nguồn gốc từ xenlulozơ.
Số mệnh đề đúng là:
Hỗn hợp X gồm tristearin, tripanmitin và axit stearic, axit panmitic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 4,38 mol O2, thu được 3,06 mol CO2 và 2,98 mol H2O. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được m1 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m1 là
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
Cho các nhận định sau:
(a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
(b) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
(c) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị khử thành ion của nó.
(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
Số nhận định đúng là
Polime X là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da giả... Polime Y thuộc loại tơ tổng hợp, dai, bền đối nhiệt và giữ nhiệt tốt nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm. Tên gọi của X và Y lần lượt là
Dung dịch X chứa x mol HCl, dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 và 2y mol NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết X vào Y, thu được V lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, thu được dung dịch Z và 2V lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn (MY < MX). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư, thấy thoát ra V lít khí H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lít khí H2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là
Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ mạch hở E (C8H12O4) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol X và hỗn hợp gồm hai muối của hai axit cacboxylic Y và Z có cùng số nguyên tử hiđro (MY > MZ). Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y có đồng phân hình học.
(b) Có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Cho a mol X tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.
(d) Phân tử khối của Z lớn hơn 70.
Số phát biểu đúng là
Cho 9,84 gam hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ: X (C5H13O3N3, là muối của đipeptit) và Y (C5H14O4N2, mạch hở), tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 0,06 mol một amin và dung dịch chứa m gam hỗn hợp X gồm hai muối (trong đó có một muối của axit cacboxylic). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
Đốt cháy hoàn toàn 12,82 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức cần dùng 0,775 mol O2, thu được CO2 và 5,94 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 12,82 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và 15,64 gam hỗn hợp muối Z. Dẫn toàn bộ ancol Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 2,85 gam. Phần trăm khối lượng muối của axit cacboxylic có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu nào sau:
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Số phát biểu đúng là
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
216,906 lượt xem 116,788 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
220,115 lượt xem 118,517 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
216,677 lượt xem 116,662 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
205,689 lượt xem 110,754 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
205,955 lượt xem 110,887 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
208,090 lượt xem 112,042 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
207,319 lượt xem 111,629 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
200,548 lượt xem 107,982 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
206,152 lượt xem 110,999 lượt làm bài