thumbnail

[2021] Trường THPT Trần Hưng Đạo - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Dân gian có câu “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nghiã là trồng khoai trên đất mới sẽ cho năng suất cao hơn so với trồng nhiều vụ trên cùng một thửa đất. Giải thích nào dưới đây là hợp lý:

A.  
Khi trồng khoai trên đất lạ, khoai hình thành mối quan hệ cộng sinh với nhiều loài sinh vật mới, từ đó tốc độ tạo sinh khối cao hơn và cho năng suất cao hơn
B.  
Khoai thay đổi chế độ dinh dưỡng sau mỗi vụ trồng, đất cũ không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của khoai khi nó đã thay đổi nên phải trồng trong đất mới
C.  
Sau mỗi vụ, khoai tích lũy nhiều đột biến mới và đòi hỏi môi trường cung cấp các điều kiện dinh dưỡng mới phục vụ cho hoạt động sống của khoai
D.  
Quá trình sống của khoai khai thác khoáng chất của đất, thu hoạch khoai không trả lại khoáng cho đất làm khoai bị thiếu khoáng khi trồng ở các vụ sau
Câu 2: 1 điểm

Ở một số giống cây trồng, người nông dân có thể dùng dao khía vỏ quanh gốc cây một vòng tròn không khép kín (khoảng 1/2 - 2/3 vòng), điều này có thể đạt hiệu quả:

(1). Kích thích quá trình ra hoa do ức chế quá trình sinh trưởng và chuyển sang giai đoạn sinh sản.

(2). Ngăn cản con đường vận chuyển đường từ lá xuống rễ, do vậy đường sẽ chuyển đến tích lũy ở quả làm cho quả ngọt hơn.

(3). Gây ra trạng thái tổn thương, cây trồng sẽ đáp ứng miễn dịch, tiết ra các chất chống lại sâu bọ.

(4). Kích thích quá trình phát triển của lá và các cơ quan sinh dưỡng như củ và thân, cành do tập trung nhiều khoáng chất ở rễ.

Các hiệu quả có thể thu được là:

A.  
(1) và (2)
B.  
(1); (2) và (4)
C.  
(2); (3) và (4)
D.  
Chỉ (2)
Câu 3: 1 điểm

Về quá trình sinh sản ở cây trồng, cho các phát biểu sau đây:

(1). Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra khi mỗi hoa được thụ phấn và thụ tinh bởi 2 hạt phấn khác nhau, một hạt phấn thụ tinh với noãn tạo hợp tử, hạt phấn còn lại thụ tinh với nhân trung tâm để tạo ra nhân tam bội.

(2). Để duy trì các đặc tính vốn có của một giống cây trồng nào đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính.

(3). Để tạo ra các loài cây ăn quả (trái) không hạt, có thể sử dụng các thể đột biến đa bội lẻ. (4). Dủng hormone auxin có thể kích thích quá trình đậu của quả (trái) và tạo ra quả không hạt. Số phát biểu đúng là:

A.  
4
B.  
2
C.  
3
D.  
1
Câu 4: 1 điểm

Khi nói về tập tính ở động vật, cho các phát biểu sau đây:

(1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường.

(2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động vật.

(3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản xạ có điều kiện.

(4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa.

Số phát biểu chính xác là:

A.  
4
B.  
2
C.  
1
D.  
3
Câu 5: 1 điểm

Trong một khu vực sinh cảnh với độ đa dạng sinh học đồng đều người ta chia thành 2 khu thí nghiệm. Khu thứ nhất bón phân NPK và khu thứ hai làm đối chứng, không bón phân. Sau một thời gian, khu vực bón phân NPK có độ đa dạng sinh học suy giảm, trong khi khu không được bón phân vẫn được duy trì. Điều giải thích nào dưới đây là chính xác?

A.  
Sự bón phân NPK làm tiêu diệt các loài không cần NPK cho các hoạt động sống của mình, chúng bị tiêu diệt và làm giảm độ đa dạng sinh học
B.  
Các loại phân NPK chỉ có tác dụng tức thời, sau khi bón 1 thời gian sẽ gây độc cho đất, tiêu diệt sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học
C.  
Bón phân khiến 1 hoặc một số loài đặc biệt trong hệ sinh thái phát triển mạnh trở thành loài ưu thế, điều này dẫn đến cạnh tranh loại trừ đồng thời quá trình diễn thế có thể tiêu diệt chính loài ưu thế đó, thay đổi quần xã và làm giảm độ đa dạng sinh học
D.  
Sự biến đổi thành phần loài có mặt tại khu vực bón phân chỉ là yếu tố ngẫu nhiên và không liên quan đến việc bón phân cho khu vực này
Câu 6: 1 điểm

Ở một khu vực dân cư, dân số năm 2007 là 12847 người, sau 10 năm các điều tra dân số cho thấy dân số là 18122 người. Biết rằng sự gia tăng dân số của quần thể này chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố là tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử, các giá trị này tương đối ổn định qua các năm, tỷ lệ tử ở mức 1,5%. Tỷ lệ sinh hàng năm của khu dân cư này đạt giá trị

A.  
0,35%
B.  
0,035%
C.  
5%
D.  
0,5%
Câu 7: 1 điểm

Ở ruồi giấm, hai cặp gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 cặp NST thường tương đồng, cặp gen quy định kích thước râu nằm trên cặp NST thường tương đồng khác. Tiến hành phép lai P thuần chủng: Thân xám, cánh dài, râu dài x thân đen, cánh cụt, râu ngắn được F1 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ thân xám, cánh dài, râu ngắn chiếm tỷ lệ 54,375%. Trong số các nhận xét dưới đây về sự di truyền của các tính trạng:

(1). Ở F2, tỷ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt, râu dài chiếm 5,625%

(2). Ở F2, tỷ lệ thân xám, cánh cụt, râu ngắn bằng với tỷ lệ thân đen, cánh dài, râu ngắn. (3). Khi lai phân tích ruồi F1 luôn tạo ra 8 lớp kiểu hình với tỷ lệ 9:9:1:1:1:1:1:1

(4). Không xác định được tỷ lệ thân xám, cánh dài, râu dài ở F2 vì chưa xác định được tần số hoán vị.

Số nhận xét đúng là:

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 8: 1 điểm

Ở một loài thực vật A - thân cao, a - thân thấp; B - hoa đỏ, b - hoa trắng; D - quả tròn, d - quả dài, các cặp gen trội lặn hoàn toàn. Tiến hành tự thụ phấn cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn đời sau thu được: 602 thân cao, hoa đỏ, quả dài: 202 thân cao, hoa trắng, quả dài: 401 thân cao, hoa trắng, quả tròn: 1202 thân cao, hoa đỏ, quả tròn: 601 thân thấp, hoa đỏ, quả tròn: 201 thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến trong quá trình sinh sản, trong số các khẳng định sau:

(1). Ba cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối các cặp tính trạng.

(2). Hiện tượng liên kết hoàn toàn xảy ra đối với hai cặp gen chi phối hai cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

(3). Có thể có 6 kiểu gen dị hợp khác nhau về 3 cặp tính trạng này.

(4). Ở cây P, alen chi phối kiểu hình thân cao cùng nằm trên 1 NST với alen quy định quả dài. Số khẳng định chính xác là:

A.  
3
B.  
1
C.  
2
D.  
4
Câu 9: 1 điểm

Ở một loài chim, tiến hành phép lai chim trống và chim mái có lông màu xám được F1 có tỷ lệ:

Chim trống : 3 xám: 1 xanh

Chim mái : 37,5% xám: 62,5% xanh

Cho các nhận xét sau về các phép lai trên:

(1). Nếu cho chim trống ở P lai phân tích thì kết quả phân ly kiểu hình ở đời sau không giống nhau ở 2 giới.

(2). Nếu cho chim mái P lai phân tích thì đời sau chỉ thu được 1 loại chim mái có kiểu hình lông xanh.

(3). Nếu cho những con chim trống và chim mái màu lông xám ở F1 ngẫu phối với nhau thì đời sau thu được tỷ lệ chim lông xanh là 2/9.

(4). Ở F1, trong số những chim mái màu xám, tỷ lệ chim dị hợp về 2 cặp gen là 2/3

Số nhận xét đúng là:

A.  
2
B.  
1
C.  
3
D.  
4
Câu 10: 1 điểm

Khi nói về quá trình sinh sản ở người và các khía cạnh liên quan, một sinh viên đưa ra các phát biểu dưới đây:

(1). FSH và LH từ vùng dưới đồi tác động trực tiếp lên tuyến yên và kích thích tuyến yên tiết ra các kích thích tố tuyến sinh dục.

(2). Thuốc tránh thai uống hàng ngày đóng vai trò thay đổi nội tiết, ức chế quá trình rụng trứng của nữ giới.

(3). Việc quan hệ tình dục vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (sau ngày hành kinh cuối cùng khoảng 14 ngày) sẽ tăng xác suất thụ thai.

(4). Testosterol từ tế bào kẽ tinh hoàn tiết ra có tác dụng ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. Số phát biểu chính xác là:

A.  
3
B.  
2
C.  
1
D.  
4
Câu 11: 1 điểm

Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu sự di truyền của 3 locus với các thông tin cụ thể như sau:

Locus 1: Nằm trên NST thường, có 3 alen với mối quan hệ trội lặn A1 > A2 = A3

Locus 2: Nằm trên NST thường, có 5 alen với mối quan hệ trội lặn B1 > B2 = B3 = B4> B5. Locus 3: Nằm trên NST thường, có 4 alen với mối quan hệ trội lặn D1 = D2 > D3 > D4.

Locus 2 và 3 cùng nằm trên 1 cặp NST thường khác với locus 1.

Cho các nhận xét dưới đây liên quan đến kiểu gen và kiểu hình của các locus nói trên:

(1). Có tối đa 1260 kiểu gen khác nhau liên quan đến 3 locus xuất hiện trong quần thể.

(2). Có tối đa 60 loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra trong 1 quần thể.

(3). Có tối đa 160 loại kiểu hình khác nhau xuất hiện trong quần thể này.

(4). Có tối đa 1587600 kiểu giao phối trong quần thể liên quan đến các kiểu gen của 3 locus này.

Số nhận xét đúng là:

A.  
3
B.  
1
C.  
2
D.  
4
Câu 12: 1 điểm

Phả hệ ở hình bên cho thấy sự di truyền của một bệnh ở người.

Hình ảnh

Những cá thể tô màu đen mắc bệnh, các cá thể màu trắng thì không. Không xảy ra đột biến mới ở các cá thể trong phả hệ. Cho các nhận định dưới đây:

(1). Bệnh di truyền này do gen lặn chi phối.

(2). Chưa có căn cứ để xác định chính xác bệnh do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính chi phối.

(3). Tất cả các cá thể không bị bệnh đều có KG dị hợp

(4). Nếu cặp vợ chồng IV1 và IV2 sinh con đầu lòng thì khả năng để đứa trẻ này là nam và không bị bệnh là 25% hoặc 37,5%. Số khẳng định đúng là:

A.  
3
B.  
1
C.  
4
D.  
2
Câu 13: 1 điểm

Cơ thể thực vật chứa các tế bào mà mỗi tế bào đều thừa 1 NST số 1 gọi là gì?

A.  
Thể ba nhiễm
B.  
Thể dị nhiễm
C.  
Thể tam bội
D.  
Thể một nhiễm
Câu 14: 1 điểm

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do nguyên nhân nào dưới đây?

A.  
Đột biến gen thành alen lặn nằm trên NST X
B.  
Đột biến gen trên NST thường
C.  
Đột biến mất cặp nucleotide
D.  
Đột biến lệch khung
Câu 15: 1 điểm

Loài người Homo habilis được đặt tên như vậy do đâu?

A.  
Họ là vượn người phương Nam
B.  
Họ là người vượn
C.  
Họ là người khéo léo
D.  
Họ là người đứng thẳng
Câu 16: 1 điểm

Đối với một dây tơ hồng (Cuscuta europaea) sống trên cây nhãn trong vườn trường, đâu là yếu tố vô sinh:

A.  
Cây nhãn
B.  
Sâu đo
C.  
Con ong
D.  
Lá nhãn rụng
Câu 17: 1 điểm

Trong số các hình thức cảm ứng sau đây, hình thức nào không xuất hiện ở thực vật bậc cao?

A.  
Hướng sáng âm
B.  
Hướng trọng lực âm
C.  
Hướng trọng lực dương
D.  
Hướng nước âm
Câu 18: 1 điểm

Khi nói về các dạng hệ thần kinh ở động vật, phát biểu nào sau đây chính xác?

A.  
Ở thủy tức, hệ thần kinh có dạng chuỗi hạch, sự điều chỉnh hoạt động các xúc tu do các hạch thần kinh khác nhau điều khiển
B.  
Ở mực và bạch tuộc, hệ thần kinh có dạng mạng lưới, điều chỉnh các phản xạ theo kiểu co giật toàn thân
C.  
Ở hệ thần kinh dạng ống, trung ương thần kinh bao gồm não và tủy sống
D.  
Não người gồm có 5 phần riêng rẽ nằm trong hộp sọ bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, tiểu não, hành não, cầu não
Câu 19: 1 điểm

Dạng carbon nào là chất đầu vào chủ yếu cho các hệ sinh thái trên cạn?

A.  
Carbonic
B.  
Carbon monoxide
C.  
HCO3-
D.  
Chất hữu cơ
Câu 20: 1 điểm

Ở sinh vật nhân thực, hiện tượng gen phân mảnh có ý nghĩa:

(1) Làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ ít gây ra hậu quả xấu hơn.

(2) Tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polypeptit mà gen này mã hóa.

(3) Làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

(4) Làm tăng số lượng ribonucleotit của phân tử mARN mà gen đó mã hóa.

(5) Tạo ra một lượng trình tự ADN dự trữ trong hệ gen của loài.

Các luận điểm chính xác, bao gồm:

A.  
(1); (2) và (5)
B.  
(1); (4) và (5)
C.  
(1) (3) và (5)
D.  
(1); (2); (4) và (5)
Câu 21: 1 điểm

Mã di truyền 5’AGU3’ trên mARN mã hóa cho axit amin Ser sẽ được dịch mã bởi phân tử tARN có bộ ba đối mã có dạng:

A.  
5’AGU3’
B.  
5’AGT3’
C.  
3’UXA5’
D.  
3’TXA5’
Câu 22: 1 điểm

Sự tổng hợp ADN là nửa gián đoạn, trong đó có sự hình thành của các đoạn Okazaki, nguyên nhân là do đâu?

A.  
Enzym ADN polymeraza chỉ có thể trượt liên tục theo một chiều nhất định từ 5’ đến 3’ của mạch khuôn
B.  
Sự tổng hợp ADN diễn ra lần lượt trên mạch thứ nhất, sau đó tiến hành trên mạch thứ 2 nên trên một mạch phải hình thành các đoạn Okazaki
C.  
ADN polymerase tổng hợp theo một chiều mà 2 mạch gốc của ADN lại ngược chiều nhau. Sự tháo xoắn ở mỗi chạc tái bản cũng chỉ theo 1 chiều nên 1 sợi tổng hợp liên tục, một sợi bị gián đoạn
D.  
Do quá trình tổng hợp sợi mới luôn theo chiều 3’ – 5’ do vậy quá trình tháo xoắn luôn theo chiều hướng này, trên mạch khuôn nói trên quá trình tổng hợp là liên tục, còn mạch đối diện quá trình tổng hợp là gián đoạn
Câu 23: 1 điểm

Khẳng định nào dưới đây là chính xác khi nói về điều hòa biểu hiện gen ở Eukaryote

A.  
Khác với Prokaryote, ở Eukaryote không có các trình tự tăng cường và các trình tự gây bất hoạt, cơ chế điều hòa phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh của vùng điều hòa và vùng khởi động
B.  
Trong cùng một loại tế bào, các mARN có tuổi thọ khác nhau, ngay cả các protein sau khi được tổng hợp cũng chịu sự kiểm soát bởi một số enzym
C.  
ADN trong các tế bào Eukaryote có số lượng các cặp nucleotit rất lớn, phần lớn chúng tham gia vào mã hóa cho các protein cấu trúc
D.  
Vật chất di truyền của Eukaryote được sắp xếp gọn trong NST và hình thành các đơn vị nucleosom, nên quá trình điều hòa đơn giản hơn ở Prokaryote
Câu 24: 1 điểm

Khi nói về đột biến gen ở các nhóm sinh vật khác nhau, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A.  
Các tác nhân đột biến rất nguy hiểm ở chỗ, chỉ cần sự có mặt của chúng bất kể liều lượng cũng đã gây ra những biến đổi nguy hiểm đối với vật chất di truyền
B.  
Các đột biến thành gen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử sẽ được biểu hiện thành kiểu hình nếu giao tử đó đi vào quá trình thụ tinh hình thành hợp tử
C.  
Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại, có thể là trung tính. Đây là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
D.  
Người ta thường coi đột biến gen là các biến đổi trong cấu trúc của gen. Tuy nhiên, thực tế chỉ các biến đổi làm ảnh hưởng tới vùng vận hành, vùng khởi động và vùng mã hóa làm biến đổi cấu trúc của chuỗi polypeptit mới được coi là đột biến thực
Câu 25: 1 điểm

Hệ rễ của thực vật bậc cao cấu tạo như thế nào?

A.  
Có thể hấp thu được nitơ dưới dạng hợp chất hữu cơ, tiến hành chuyển hóa thành axit amin và cung cấp nguyên liệu cho tế bào sống
B.  
Có khả năng tiết ra enzyme phân giải protein trong đất, giải phóng axit amin và lông hút hấp thụ axit amin cho các hoạt động sống của cây
C.  
Hấp thụ nitơ dưới dạng amon và nitrate, chuyển hóa các hợp chất nitơ vô cơ này thành nitơ hữu cơ phục vụ cho các hoạt động sống
D.  
Có khả năng tham gia quá trình phản nitrate hóa giải phóng nitơ vào trong đất, làm đất màu mỡ hơn
Câu 26: 1 điểm

Sơ đồ bên đây mô tả kỹ thuật nhân bản vô tính cừu Dolly năm 1997. Một học sinh đưa ra các phát biểu về quá trình này:

Hình ảnh

(1). Cừu Dolly không chứa bất kỳ vật chất di truyền nào của cừu mặt đen B.

(2). Vật chất di truyền của cừu Dolly hầu hết giống với vật chất di truyền của cừu mặt trắng A.

(3). Cừu Dolly mang vật chất di truyền của cả 3 cừu tham gia vào thí nghiệm.

(4). Về bản chất sinh học, cừu Dolly không phải là con của bất kỳ 3 con cừu nào kể trên.

Số khẳng phát biểu đúng là:

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 27: 1 điểm

Cho các cặp cấu trúc giữa một số đối tượng sinh vật dưới đây:

(1). Cánh chim – Cánh dơi (2). Tay người – Vây cá heo

(3). Cánh chim – Cánh ruồi (4). Tuyến nọc rắn – tuyến nước bọt ở người. (5). Mã bộ ba trên gen và trên mARN (6). Chân người và càng châu chấu

Dựa trên các hiểu biết về cơ quan tượng tự và cơ quan tương đồng, hãy chỉ ra các trường hợp cho thấy hiện tượng tiến hóa phân ly ở các đối tượng sinh vật

A.  
(1); (2); (4)
B.  
(1); (2); (5); (6)
C.  
(1); (5); (6)
D.  
(1); (3); (4); (5)
Câu 28: 1 điểm

Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình hình thành loài mới như thế nào?

A.  
bằng con đường cách ly địa lý diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh
B.  
là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc
C.  
không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi
D.  
là quá trình tích lũy các biển đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh
Câu 29: 1 điểm

Mặc dù có sự tác động không giống với các nhân tố khác, song giao phối không ngẫu nhiên vẫn được coi là một nhân tố tiến hóa, vì sao?

A.  
Giao phối không ngẫu nhiên tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể, giúp quần thể tồn tại ổn định qua các thế hệ
B.  
Tạo ra vô số các biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
C.  
Làm tăng dần tần số của các thể dị hợp, giảm dần tần số của các thể đồng hợp, tăng giá trị thích nghi cho quần thể
D.  
Không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số các kiểu gen đồng hợp và giảm tần số các kiểu gen dị hợp
Câu 30: 1 điểm

Ở thực vật, hiện tượng lai xa và đa bội hóa trong quá trình hình thành loài mới xuất hiện phổ biến, điều này dẫn đến nhiều loài thực vật là loài đa bội. Tại sao ở động vật ít gặp loài đa bội?

A.  
Động vật không sống được trong những môi trường khắc nghiệt – môi trường có các tác nhân gây đột biến
B.  
Đa bội thể thường phát sinh trong quá trình nguyên phân, mà đa số các loài động vật đều sinh sản hữu tính
C.  
Với các đột biến NST, động vật rất nhạy cảm do có cơ chế thần kinh phát triển, thể đột biến thường chết trong giai đoạn sơ sinh
D.  
Vật chất di truyền của động vật ổn định và được đóng gói kỹ hơn trong cấu trúc liên kết với protein histon
Câu 31: 1 điểm

Khi nói về quá trình tiêu hóa của một số loài động vật, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Chim ăn hạt và gia cầm sử dụng hạt cứng, sỏi để hỗ trợ tiêu hóa cơ học.

(2). Ở gà, thức ăn từ dạ dày cơ được tiêu hóa cơ học rồi đổ xuống dạ dày tuyến để tiêu hóa hóa học.

(3). Ruột non vừa đóng vai trò tiêu hóa thức ăn tạo ra các chất dinh dưỡng, vừa đóng vai trò hấp thụ dưỡng chất.

(4). Dịch mật được tiết từ gan và tích trữ trong túi mật, dịch mật đổ vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa protein.

Số phát biểu chính xác là:

A.  
1
B.  
4
C.  
2
D.  
3
Câu 32: 1 điểm

Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do

A.  
số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường
B.  
sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt
C.  
nguồn sống của môi trường không đủ cho sự phát triển của quần thể
D.  
kích thước của quần thể còn nhỏ dẫn đến tiềm năng sinh học của quần thể không đủ lớn
Câu 33: 1 điểm

Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

A.  
Môi trường chưa có sinh vật
B.  
Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực)
C.  
(1), (2), (4), (3).
D.  
(1), (2), (3), (4)
Câu 34: 1 điểm

Một phân đoạn ADN có số liên kết hydro là 3120, tổng tỷ lệ % của A với một loại nucleotide khác đạt 40%. Phân đoạn ADN này được sử dụng làm khuôn để tổng hợp các đoạn ADN con trong ống nghiệm, quá trình cần 22320G của môi trường. Số phân tử ADN con tạo ra sau quá trình kể trên là:

A.  
15
B.  
16
C.  
31
D.  
32
Câu 35: 1 điểm

Ở một loài thực vật có 2n = 6, hiện tượng lệch bội NST không ảnh hưởng đến sức sống của cá thể. Trên NST số 1 có 1 locus 2 alen là A và a, trên cặp NST số 2 có 1 locus 2 alen B và b, trên cặp NST số 3 có một locus 2 alen là D và d. Xét một thể đột biến thể ba nhiễm ở NST số 1 và tứ nhiễm ở NST số 2, cặp NST số 3 có 2 chiếc bình thường. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau có thể có ở thể đột biến kể trên?

A.  
20
B.  
60
C.  
40
D.  
6
Câu 36: 1 điểm

Một học sinh đưa ra các phát biểu sau đây về phytohormone (hormone thực vật):

(1). Phytohormone được tổng hợp ở vị trí nào thì chỉ tác động lên các tế bào ở chính vị trí đó mà thôi.

(2). Ở nồng độ thấp, phytohormone không có tác dụng rõ rệt lên hoạt động sinh lí của cây, tác động này chỉ có ý nghĩa ở nồng độ cao.

(3). Phytohormone có tính chuyên biệt cao hơn nhiều so với hormone ở động vật.

(4). Trong cơ thể thực vật, các hormone là sinh chất chỉ được vận chuyển trong các tế bào sống của mạch rây, không được vận chuyển trong mạch gỗ.

Số phát biểu không chính xác là:

A.  
1
B.  
4
C.  
3
D.  
2
Câu 37: 1 điểm

Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen A/a; B/b và D/d nằm trên NST thường chi phối 3 cặp tính trạng. Về mặt lý thuyết, có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen dị hợp về 3 locus kể trên?

A.  
6
B.  
13
C.  
4
D.  
11
Câu 38: 1 điểm

Ở một loài thực vật, A - hoa đỏ, a - hoa trắng, B - thân cao, b - thân thấp, hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST thường cách nhau 10cM. D - chín sớm, d - chín muộn; E - quả ngấn, e - quả trơn, hai locus này cùng nằm trên cặp NST thường khác và cách nhau 15cM. 1000 tế bào AB//ab DE//de tiến hành quá trình giảm phân tạo hạt phấn, về mặt lý thuyết số lượng giao tử AB DE và Ab de chiếm số lượng lần lượt là:

A.  
765 và 85
B.  
785 và 65
C.  
820 và 115
D.  
765 và 75
Câu 39: 1 điểm

Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, cho các phát biểu sau đây:

(1). Người nông dân dùng thủ thuật “thiến gà” để cắt bỏ tinh hoàn gà trống, điều này thúc đẩy sự phát triển của mào, cựa và tăng nhanh quá trình tích mỡ, gà trưởng thành sớm.

(2). Việc tắm nắng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào sáng sớm hay chiều muộn có ý nghĩa thúc đẩy quá trình phát triển xương của đứa trẻ.

(3). Ở sâu bướm, hormone juvenin đóng vai trò thúc đẩy quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.

(4). Việc tiêm bổ sung testosterol ngoại sinh vào cơ thể có thể thúc đẩy quá trình phát triển của cơ bắp.

Số nhận định chính xác là:

A.  
3
B.  
1
C.  
2
D.  
4
Câu 40: 1 điểm

Khi nói về sinh sản ở các loài thực vật và ứng dụng, cho các phát biểu sau:

(1). Cắt một củ khoai tây thành 2 phần khác nhau (mỗi phần đều có chồi mắt), đem trồng được 2 cây khoai tây con có kiểu gen giống nhau.

(2). Trên một gốc cây sử dụng làm gốc ghép có thể ghép cành của nhiều loại cây khác nhau, mỗi cành cho một loại quả khác nhau.

(3). Trong kỹ thuật ghép cành, các lá của cành ghép phải được cắt bỏ hết nhằm hạn chế sự mất nước của cành ghép.

(4). Để loại bỏ toàn bộ cỏ tranh, việc cắt cỏ có hiệu quả thấp hơn nhiều so với cày, cuốc bỏ cỏ. có bao nhiêu khẳng định là chính xác?

A.  
3
B.  
4
C.  
2
D.  
1

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Hưng Đạo - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

206,021 lượt xem 110,922 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Hưng Đạo - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

199,332 lượt xem 107,324 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Hưng Đạo - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021 của Trường THPT Trần Hưng Đạo, miễn phí và có đáp án chi tiết. Đề thi tập trung vào các dạng bài quan trọng như hàm số, tích phân, logarit, và hình học không gian, giúp học sinh ôn tập hiệu quả.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

214,623 lượt xem 115,549 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Anh Tông - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

201,773 lượt xem 108,626 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Nguyên Hãn - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

192,215 lượt xem 103,488 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Khai Nguyên - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

206,154 lượt xem 110,985 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Quốc Toản - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật LýTHPT Quốc giaVật lý
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2021 của Trường THPT Trần Quốc Toản. Nội dung bao quát, hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

217,623 lượt xem 117,152 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,854 lượt xem 116,207 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trần Cao Vân - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

219,760 lượt xem 118,307 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!