thumbnail

(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 4) có đáp án

Đề thi thử môn Hóa học năm 2023, được biên soạn bám sát ma trận đề minh họa của Bộ Giáo dục (Đề 4). Đề thi kèm lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng làm bài.

Từ khoá: grade_thptqg subject_chemistry exam_2023 ministry_matrix detailed_solutions practice_exams test_prep structured_learning national_exam chemistry_practice

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Natri phản ứng với nước sinh ra sản phẩm nào sau đây?

A.  
KCl.
B.  
NaCl.
C.  
NaClO.
D.  
NaOH.
Câu 2: 1 điểm

Dung dịch chất nào sau đây hòa tan đuợc Al(OH)3?

A.  
KOH.
B.  
KCl.
C.  
BaCl2.
D.  
NaNO3.
Câu 3: 1 điểm

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?

A.  
Anilin.
B.  
Alanin.
C.  
Glyxin.
D.  
Metylamin.
Câu 4: 1 điểm

Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A.  
Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
B.  
Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C.  
Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
D.  
Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
Câu 5: 1 điểm

Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu cho nước?

A.  
NaNO, KNO3.
B.  
NaNO, KHCO3
C.  
MgCl2, CaSO4.
D.  
NaHCO3, KNO3.
Câu 6: 1 điểm

Sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?

A.  
HNO3 đặc, nóng,
B.  
CuSO4.
C.  
H2SO4 đặc, nóng, dư.
D.  
MgSO4.
Câu 7: 1 điểm

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?

A.  
Ca(OH)2.
B.  
Mg(OH)2.
C.  
Mg.
D.  
BaO.
Câu 8: 1 điểm

Công thức của etyl fomat là

A.  
CH3COOCH3.
B.  
CH3COOC2H5
C.  
HCOOCH3.
D.  
HCOOC2H5
Câu 9: 1 điểm

Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

A.  
sự khử ion Cl-.
B.  
sự oxi hoá ion Cl-.
C.  
sự oxi hoá ion Na+.
D.  
sự khử ion Na+.
Câu 10: 1 điểm

Trùng hợp etilen tạo thành polime nào sau đây?

A.  
Polibutađien.
B.  
Polietilen.
C.  
Poli(vinyl clorua).
D.  
Policaproamit.
Câu 11: 1 điểm

Chất nào sau đây là muối axit?

A.  
KHCO3.
B.  
K2SO4.
C.  
K2CO3.
D.  
KCl.
Câu 12: 1 điểm

Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A.  
Al.
B.  
Cu.
C.  
Na.
D.  
Mg.
Câu 13: 1 điểm

Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí X trong không khí. Khí X là

A.  
N2.
B.  
H2.
C.  
CO2.
D.  
O2.
Câu 14: 1 điểm

Công thức của tristearin là

A.  
(C2H5COO)3C3H5.
B.  
(C17H35COO)3C3
C.  
(HCOO)3C3H5.
D.  
(CH3COO)3C3H5.
Câu 15: 1 điểm

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A.  
Hg.
B.  
Ag.
C.  
Cu.
D.  
Al.
Câu 16: 1 điểm

Chất nào sau đây có 1 nguyên tử cacbon trong phân tử?

A.  
Ancol propylic.
B.  
Ancol metylic.
C.  
Ancol etylic.
D.  
Ancol butylic
Câu 17: 1 điểm

Chất nào sau đây là amin bậc hai?

A.  
CH3NHC2H5.
B.  
CH3NH2.
C.  
(C2H5)3N.
D.  
C6H5NH2.
Câu 18: 1 điểm

Công thức hóa học của natri đicromat là

A.  
Na2Cr2O7.
B.  
NaCrO2.
C.  
Na2CrO4.
D.  
Na2SO4.
Câu 19: 1 điểm

Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?

A.  
Ag.
B.  
K.
C.  
Mg
D.  
Al.
Câu 20: 1 điểm

Chất nào sau đây có phản ứng màu với I2?

A.  
Saccarozơ.
B.  
Xenlulozơ.
C.  
Tinh bột.
D.  
Glucozơ.
Câu 21: 1 điểm

Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A.  
4,81 gam.
B.  
5,81 gam
C.  
3,81 gam.
D.  
6,81 gam.
Câu 22: 1 điểm

Chọn phát biểu đúng:

A.  
Tơ nitron được trùng hợp từ arilonitrin nên nó thuộc loại poliamit.
B.  
Trùng ngưng axit terephtalic với etilen glicol thu được tơ nilon-6,6.
C.  
Cao su lưu hóa được tạo từ quá trình trùng hợp lưu huỳnh với cao su thô.
D.  
PVC là một loại polime mà mỗi mắt xích có chứa ba nguyên tố khác nhau.
Câu 23: 1 điểm

Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng?

A.  
Cho kim loại Al vào trong H2SO4 (đặc nguội).
B.  
Cho dung dịch HCl vào dung dịch Ba(HCO3)2.
C.  
Cho dung dịch NaOH vào trong dung dịch Ba(NO3)2.
D.  
Cho dung dịch KHSO4 vào trong dung dịch MgCl2.
Câu 24: 1 điểm

Đun nóng 100 gam dung dịch saccarozơ 3,42% (trong môi trường axit vô cơ loãng) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn dung dịch Y thu được 1,728 gam Ag. Tính hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ?

A.  
20%.
B.  
40%.
C.  
60%.
D.  
80%.
Câu 25: 1 điểm

Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng với HCl dư, thu được 8,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X

A.  
9.
B.  
5.
C.  
7.
D.  
11
Câu 26: 1 điểm

Chất X có nhiều trong bông nõn (cỡ 98% theo khối lượng). Thủy phân hoàn toàn chất X thu được chất Y được dùng làm thuốc tăng lực cho người già và trẻ em. Vậy XY lần lượt là:

A.  
Xenlulozơ và glucozơ.
B.  
Tinh bột và glucozơ.
C.  
Xenlulozơ và saccarozơ.
D.  
Xenlulozơ và fructozơ
Câu 27: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 4,536 gam bột kim loại M với 0,202 mol khí Cl2 (trong bình kín), khi phản ứng kết thúc để nguội bình thu được bột rắn X. Cho toàn bộ X tan hết trong dung dịch HCl (loãng dư) thu được 1,12 lít H2 (đktc). Vậy kim loại M là:

A.  
Fe.
B.  
Mg
C.  
Zn.
D.  
Al.
Câu 28: 1 điểm

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được ancol etylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

A.  
HCOOH.
B.  
CH3CH2COOH.
C.  
CH3COOH.
D.  
CH3OH.
Câu 29: 1 điểm

Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch: CuSO4, HCl, AgNO3, H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(II) là

A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.
Câu 30: 1 điểm

Thủy phân hoàn toàn 17,6 gam este đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 19,2 gam muối Y và m gam ancol Z. Giá trị của m là

A.  
6,4.
B.  
4,6.
C.  
3,2.
D.  
9,2.
Câu 31: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu ăn và mỡ động vật có chứa nhiều triglixerit.

(b) Giấm ăn có thể sử dụng để làm giảm mùi tanh của hải sản.

(c) Trong môi trường kiềm, dạng tồn tại chủ yếu của glyxin là dạng lưỡng cực.

(d) Tơ tằm, len là các protein.

(e) Nhỏ dung dịch iot vào vết cắt quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím.

(f) Các polime thuộc loại tơ tổng hợp đều tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.

Số phát biểu đúng là

A.  
6.
B.  
5.
C.  
4.
D.  
3.
Câu 32: 1 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(b) Sục khí F2 vào nước.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.

(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.

(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.

Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

A.  
6
B.  
3
C.  
5
D.  
4
Câu 33: 1 điểm

Nồng độ tối đa cho phép của PO43- theo tiêu chuẩn nước uống của WHO là 0,35 mg/l. Để đánh giá sự nhiễm của nước máy sinh hoạt ở một thành phố Hải Phòng, các kĩ sư nhà máy nước thành phố đã lấy 4,0 lít nước đó cho tác dụng với BaCl2 dư thì tạo ra 3,606. 10-3 gam kết tủa. Hãy cho biết nồng độ PO43- trong nước máy là bao nhiêu?

A.  
0,285 mg/l
B.  
0,128 mg/l
C.  
1,14 mg/l
D.  
2,606 mg/l
Câu 34: 1 điểm

Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 2,57 mol O2, thu được 1,86 mol CO2 và 1,62 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là

A.  
5,60 gam.
B.  
5,64 gam.
C.  
11,20 gam.
D.  
11,28 gam.
Câu 35: 1 điểm

Một mẫu hơi thở của người bị nghi vấn có sử dụng cồn khi tham gia giao thông có thể tích 52,5 ml được thổi vào thiết bị Breathalyzer chứa 3 ml dung dịch K2Cr2O7 nồng độ 0,042 mg/ml trong môi trường axit H2SO4 30% và nồng độ Ag+ ổn định 0,25 mg/ml (chất xúc tác). Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn, C2H5OH bị oxi hóa thành CH3COOH và toàn bộ dung dịch màu da cam của Cr2O72- chuyển thành màu xanh lá cây của Cr3+. Số mg ethanol/ lít khí thở của người đó là bao nhiêu:

A.  
0,563 mg
B.  
0, 525 mg
C.  
0,46 mg
D.  
0,09 mg
Câu 36: 1 điểm

Tiến hành các thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: lấy m gam hỗn hợp muối X hòa tan trong nước, axit hoá bằng axit nitric tạo ra khí và chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch AgNO3 0,1M hết 18,80 ml.

- Thí nghiệm 2: lấy m gam hỗn hợp muối X đun nóng đến 600°C (hỗn hợp nóng chảy), làm lạnh lần nữa và khối lượng muối X còn lại (m - 0,05) gam và đồng thời kiểm tra thấy hai trong ba muối ban đầu đã chuyển hoàn toàn thành hai muối mới.

- Thí nghiệm 3: lấy (m - 0,05) gam của hỗn hợp muối X còn lại hòa tan trong nước và axit hóa với axit nitric. Một khí được hình thành có thể quan sát được. Sau đó chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 0,1M hết 33,05 ml.

Xác định % khối lượng KCl trong hỗn hợp muối X sau khi nóng chảy:

A.  
25,9%
B.  
14%
C.  
38,2%
D.  
92%
Câu 37: 1 điểm

Cho các hợp chất hữu cơ no, mạch hở sau: X và Y (có cùng số mol) là hai axit cacboxylic đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z là ancol ba chức (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5). Đun 5 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z với xúc tác H2​SO4​ đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50% được tính theo hai axit X và Y) thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ (chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2​.
Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cần vừa đủ 5,925 mol khí O2​ thu được CO2​ và H2​O.
Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với

A.  
12%.
B.  
52%.
C.  
43%.
D.  
35%.
Câu 38: 1 điểm

Lấy một lượng hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Zn cho tác dụng với V ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch A. Lọc lấy dung dịch A đem điện phân có màng ngăn, điện cực trơ với cường độ dòng điện 1,287A trong 2,5 giờ thu được một kim loại ở catot, dung dịch B và thấy khối lượng dung dịch giảm 4,32 gam. Cho dung dịch B phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 2M sau khi phản ứng kết thúc không thu được kết tủa. Tính V. Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100% và giả thiết không có sự bay hơi nước hoặc chất tan trong quá trình điện phân.

A.  
280 ml
B.  
240 ml
C.  
20 ml
D.  
80 ml
Câu 39: 1 điểm

Cho sơ đồ phản ứng: A l 2 ( S O 4 ) 3 X Y A l . Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

A.  
NaAlO2 và Al(OH)3.
B.  
Al(OH)3 và NaAlO2.
C.  
Al2O3 Al(OH)3
D.  
Al(OH)3Al2O3
Câu 40: 1 điểm

Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:

E + 2NaOH → Y + 2Z

F+ 2NaOH → Z + T + H2O

Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất T là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.

(b) Chất Y tác dụng với dung dịch HCl sinh ra axit axetic.

(c) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(d) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.

(đ) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là.

A.  
5
B.  
3.
C.  
4.
D.  
2.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 3) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử môn Hóa học năm 2023, được biên soạn bám sát ma trận đề minh họa của Bộ Giáo dục (Đề 3). Tài liệu này kèm lời giải chi tiết, giúp học sinh tự tin bước vào kỳ thi THPT Quốc gia.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

225,239 lượt xem 121,282 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 5) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023
Tốt nghiệp THPT;Hóa học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

360,526 lượt xem 194,124 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 1) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023
Tốt nghiệp THPT;Hóa học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

363,061 lượt xem 195,489 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 6) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử môn Hóa học năm 2023, soạn dựa trên ma trận đề minh họa của Bộ Giáo dục (Đề 6). Tài liệu có lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng làm bài.

1 giờ

342,342 lượt xem 184,338 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 7) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia năm 2023 được biên soạn bám sát ma trận đề thi minh họa của Bộ Giáo dục. Đề thi có lời giải chi tiết và phù hợp với học sinh ôn luyện kỳ thi THPT Quốc gia.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

265,136 lượt xem 142,765 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 2) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử môn Hóa học năm 2023, được soạn bám sát ma trận đề minh họa của Bộ Giáo dục. Đề thi có lời giải chi tiết, giúp học sinh rèn luyện và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi THPT Quốc gia.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

304,617 lượt xem 164,024 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử môn Hóa học năm 2023 tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định (Lần 1). Tài liệu đi kèm lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia.

1 giờ

232,895 lượt xem 125,405 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử môn Hóa học năm 2023 tại trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh, với lời giải chi tiết. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy cho học sinh chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia.

1 giờ

315,692 lượt xem 169,988 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023
Tốt nghiệp THPT;Hóa học

1 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

230,594 lượt xem 124,166 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!