(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Hoằng Hóa 3 có đáp án
Từ khoá: Đề thi thử Ngữ Văn 2024 Hoằng Hóa 3 Đáp án chi tiết Luyện thi Ôn tập Tốt nghiệp Học sinh
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Môn Ngữ Văn Ôn Luyện THPT Quốc Gia Các Tỉnh (2023-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết ✍️
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
Không có gì tự đến đâu con
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ Nghe Con!
(Trích Lời ru vầng trăng, Nguyễn Đăng Tấn, NXB Lao động, 2020 tr 42)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Người cha muốn nói điều gì với con qua những câu thơ sau:
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị?
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
II. LÀM VĂN
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc làm chủ cuộc sống của mình.
II. LÀM VĂN
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm, nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi: “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
(Trích Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,2020, tr 7-8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài.
Xem thêm đề thi tương tự
1 giờ
326,690 lượt xem 175,910 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
279,944 lượt xem 150,738 lượt làm bài
1 giờ
291,811 lượt xem 157,129 lượt làm bài
1 giờ
227,045 lượt xem 122,255 lượt làm bài
1 giờ
251,251 lượt xem 135,289 lượt làm bài
1 giờ
327,925 lượt xem 176,575 lượt làm bài
1 giờ
255,476 lượt xem 137,564 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
266,489 lượt xem 143,493 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
285,351 lượt xem 153,650 lượt làm bài
1 giờ
259,402 lượt xem 139,678 lượt làm bài