thumbnail

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 51)

Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 51), miễn phí, có đáp án chi tiết. Nội dung đề thi tập trung vào phân tích nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học hiện đại, cùng với các câu hỏi nghị luận xã hội về các vấn đề đời sống và xã hội hiện nay. Phù hợp để học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Quốc gia 2025.

Từ khoá: Văn học nghị luận xã hội phân tích nội dung giá trị nghệ thuật luyện thi THPT Quốc gia đề thi năm 2025 học sinh lớp 12 Văn học hiện đại đề thi có đáp án

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Môn Ngữ Văn Ôn Luyện THPT Quốc Gia Các Tỉnh (2023-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết ✍️


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(1) Sinh viên thời đại 4.0 là sản phẩm của thế hệ số. Họ có thể kết nối học tập qua mạng xã hội, truy cập điện toán đám mây, khai thác dữ liệu lớn bằng điện thoại di động 24/ 7. Người học không phụ thuộc vào không gian và thời gian, điều đó cho phép họ chủ động học tập một cách linh hoạt. Ngày nay có rất nhiều các phương thức học mới như E-books, mô phỏng máy tính, video tương tác và game online phục vụ cho học tập. Nhờ đó mà sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách trực giác thông qua mô phỏng các quá trình phức tạp và đánh giá các kết quả một cách dễ dàng.

(2) Toàn cầu hoá đã giúp các trường đại học có thể phổ biến các nội dung giảng dạy của họ đến đông đảo các đối tượng người học khác nhau thông qua internet. Ngày nay, bất cứ trường đại học nào cũng có thể trở thành đại học toàn cầu, họ không chỉ thu hút sinh viên trong nước mà còn có khả năng thu hút nhiều sinh viên quốc tế.

(3) Cá nhân hoá việc học tập cũng là một đặc điểm nổi trội trong kỉ nguyên số hoá. Thông qua E-learning, một sinh viên có thể chọn lựa những môn học phù hợp thay vì phải tiếp thu một khối lượng kiến thức nặng nề, bắt buộc trong các khoá học truyền thống. Hơn nữa, thông qua học trực tuyến, cá nhân có thể điều chỉnh tiến độ học tập cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Các trường đại học phải hướng đến việc thoả thuận với sinh viên về kế hoạch học tập sao cho phù hợp với từng người và hướng dẫn họ thực hiện từng bước cho đến hết khoá học. Dùng trí tuệ nhân tạo AI phân tích hồ sơ và kết quả học tập trước đây của sinh viên, nhà trường có thể đưa ra lộ trình học tập vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại vừa có thể chuẩn bị cho việc học tập tiếp theo trong tương lai. Các khoá học luôn có sự kết hợp giữa E-learning và học truyền thống, trong đó vai trò của giảng viên sẽ thay đổi từ vị trí một chuyên gia cung cấp kiến thức sang vai trò là người hướng dẫn khoa học và người điều phối việc học tập của sinh viên.

(Theo https://hvcsnd.edu.vn ngày 29-6-2021)

Câu 1: 1 điểm
Xác định kiểu văn bản của văn bản trên.
Câu 2: 1 điểm
Văn bản trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: 1 điểm
Giải nghĩa cụm từ “cá nhân hoá” được nhắc đến ở đoạn (3).
Câu 4: 1 điểm
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 5: 1 điểm
Từ văn bản, hãy cho biết các bạn trẻ cần chuẩn bị những gì để tham gia vào việc học đại học trong thời kì công nghiệp 4.0?
Câu 6: 1 điểm

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Anh/ Chị có một người bạn chỉ thích sử dụng các nguồn thông tin lây từ mạng internet để học tập, không đọc và coi trọng thông tin từ sách,báo in.

Anh / chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên một lí do để thuyết phục bạn từ bỏ thói quen đó.

Câu 7: 1 điểm

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Lữ trong đoạn trích sau:

Tóm tắt đoạn trước: Trên đường đi chiến đấu, Lữ – một chiến sĩ thuộc trung đoàn pháo binh tình cờ gặp lại cha mình – Chính uỷ'[1] Kinh. Cuộc gặp gỡ ấy khiến hai cha con vô cùng xúc động. Tuy nhiên, ông Kinh rất bận rộn, ít có thời gian trò chuyện với con. Ông giới thiệu Lữ với Khuê – một chiến sĩ cần vụ[2], cấp dưới rất thân thiết của mình.

... Lữ hỏi thăm Khuê:

– Ông bố mình hồi này thế nào?

– Mình cũng mới sống gần bố cậu chưa bao lâu. Ông bố cậu là một chính uỷ hết sức thương lính.

- Có thấy nhắc đến mình bao giờ không?

Bố cậu đôi khi nhắc đến cậu...

Trong bóng tối mặt Lữ hơi đỏ và Khuê cũng nhận thấy. Khuê thấy cần phải nói tiếp:

-Những thằng con trai lứa tuổi mình nói chuyện với nhau vẫn dễ dàng hơn nói chuyện với các ông bố. Làm cho những ông bố hiểu được mình là người thế nào cũng không phải là chuyện giản đơn.

– Cậu cũng vậy ư?

– Không, bố mình là một người ốm yếu và quả hiền lành. Theo mình biết thì bố cậu có ý lo lắng cho cậu khá nhiều đấy!

– Mình biết, mình biết – Lữ ngồi trên một hòn đá đầu đen giữa bãi cát và nói một mạch – Cậu nên biết rằng mình không phải là một đứa con trai ngoan ngoãn lắm đâu, cho nên bố mình lo cho mình cũng phải. Cách đây ba năm, mình mới mười sáu, còn cắp sách đi học một cách bình yên vui vẻ thì chính mình là thằng đầu têu rủ rê ba bốn thằng bạn học sinh cấp ba khác cùng nhau trốn nhà bỏ đi. Về sau khi trở thành một người lính chín chắn và đứng tuổi, nghĩ lại thời trẻ không biết mình có ân hận về cái việc đã làm nhiều người phiền lòng ấy không nhưng hiện bây giờ thì mình vẫn cho làm như thế là phải... Mình rủ rê được ba thằng bạn thân nhất trong một đêm chống một chiếc đò ra cái bãi nổi giữa sông. Chúng mình kéo nhau lên một cái cồn nổi cao nhất và dưới ánh trăng mờ tỏ, bốn đứa ngồi tụm vào nhau, bắt đầu đem sách vở trong cặp ra châm lửa đốt bằng hết. Không phải là chúng mình không đau lòng khi nhìn đống sách vở của chúng mình đang lần lượt chảy ra tro. Một đứa đã đưa tay áo quệt nước mắt; và khi lửa bén sang cuốn sách quý nhất của nó, nó đã khóc hu lên! Mình cũng là một thằng ngốc không kém. Mình đã lôi ra đốt cùng với sách vở ở trường cả những tập nhật kí trong những năm đi học. Phải từ giã hết, tất cả mọi thứ sách vở và bản thân những thằng học trò như mình cũng cần phải được ném vào lửa. Đấy, thằng thiếu niên mười sáu tuổi của mình đã nghĩ như vậy, không trù trừ và do dự gì hết! Bốn thằng chúng mìnhngày đó đều là những tay học trò giỏi nhất lớp 10A, mỗi thằng giỏi một môn. Không phải là khoe khoang với cậu, từ vài năm trước đấy, mình đã từng làm những bài thơ khiến những cậu học ở lớp trên cũng phải thuộc và chép lại. Tất nhiên là những bài thơ trống rỗng chẳng ra gì đâu! Có lẽ bài thơ mình ưng nhất là bài mình làm sau cái đêm đó, đã đăng ở một tạp chí Văn nghệ “Bốn người học trò ngồi im lặng trước một đống giấy đã đốt”. Bài thơ mở đầu như thế. Sáng hôm sau, chúng mình cứ chân đất và sương ướt đẫm vai áo kéo nhau lên tận huyện đội để xin đi bộ đội. Bốn đứa người ta chỉ nhận có một. Mình nằm trong số ba đứa xấu số không được nhập ngũ vì chưa đủ tuổi. Chúng mình buồn rũ xuống. Lúc đó ba đứa đều là những thằng rất hăng, chúng mình liền trở về nhà, lấy một ít đồ đạc, và cả ba đứa trốn nhà ra đi, cũng chưa biết sẽ đi đâu, nhưng cả ba đều tin chắc chiến tranh đã xảy đến, đất nước đang cần tới mình. Không phải chúng mình tới chỗ nào cũng đều được người ta tiếp nhận và tin cậy cả đâu. Không thể nào kể hết những nỗi gian khổ trong những ngày đầu, cả về thể xác và tinh thần. Và làm sao kể hết tất cả sự ngây thơ của tuổi học trò. Những năm đi học nhà trường đã trao cho chúng mình những niềm tin thật là đẹp nhưng còn “sách vở” và mỏng manh như những cải bong bóng xanh đỏ. Chúng mình đã phải đổi bao nhiêu vất vả để tự tìm lấy một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời. Ba đứa sống bên nhau lăn lóc khắp các tuyến đường, các bến phà, đã từng góp bàn tay làm nhiều con đường, từng đi cứu kho, cứu người, gỡ bom nổ chậm, từng đi nuôi lợn, mua bò, đi dạy văn hoa. Một đứa chúng mình đã chết trong một trận bom. Mình cũng suýt chết nhiều bận và một lần bị thương trong một chuyến đi cứu kho. Mình đã từng có tiền để dành mua gửi về cho mẹ mình một cái khăn, đã từng cãi cọ những phen rất gay gắt với cấp trên, với bạn bè. Mình đã viết nhiều bài thơ và nhiều trang nhật kí mới, đã từng yêu phất phơ những đứa bạn gái và đánh bạn với nhiều người, nhiều loại người, cũng có đôi người không ưa mình. Đấy, đấy là bản lí lịch của mình, của cái thằng Lữ trước khi vào bộ đội, cậu thấy mình là người thế nào?

(Trích: Dấu chân người linh[3]', in trong: Nguyễn Minh Châu,

Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2007, tr. 255-260)



[1] Chính uỷ: Chức vụ của người chỉ huy về chính trị ở một đơn vị quân đội từ cấp trung đoàn trở lên.

[2] Cần vụ: Nhân viên giúp những việc vặt trong sinh hoạt của một cán bộ trung cao cấp

[3] Dấu chân người lính: tiểu thuyết, xuất bản năm 1972. Tác phẩm gồm có 17 chương, được chia thành ba phần: Hành quân, Chiến dịch bao vây và Đất giải phóng. Dấu chân người lính tái hiện cuộc chiến tranh ác liệt qua bước chân của những người lính Trung đoàn 5 trên chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị từ những ngày bắt đầu chuẩn bị đến chặng đường hành quân và cuối cùng là cuộc tổng tấn công. Đoạn trích nêu trên nằm ở Chương 2, phần Hành quân


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 55)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 55), miễn phí với đáp án chi tiết. Nội dung tập trung vào phân tích các chủ đề văn học chính, đánh giá nghệ thuật và viết bài nghị luận xã hội, phù hợp với kỳ thi THPT Quốc gia 2025.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

292,356 lượt xem 157,409 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 46)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 46), miễn phí với đáp án đầy đủ. Nội dung tập trung vào phân tích nhân vật, đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm văn học trọng tâm. Ngoài ra, phần nghị luận xã hội được thiết kế để hỗ trợ học sinh phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và trình bày ý kiến cá nhân rõ ràng, mạch lạc.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

224,348 lượt xem 120,785 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 44)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 44), miễn phí, có đáp án đầy đủ. Đề thi tập trung vào phân tích tác phẩm văn học hiện đại, giá trị nội dung và giá trị nhân văn. Ngoài ra, các bài nghị luận xã hội trong đề thi được thiết kế để phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và lập luận mạch lạc.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

234,331 lượt xem 126,162 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 41), miễn phí online, có đáp án chi tiết. Đề thi bao gồm các bài tập phân tích tác phẩm văn học trọng tâm, đánh giá nghệ thuật và giá trị nhân văn của các tác phẩm trong chương trình lớp 12. Ngoài ra, phần nghị luận xã hội được thiết kế để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy và lập luận mạch lạc. Đề thi này phù hợp cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2025, hỗ trợ học sinh đạt kết quả cao.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

290,081 lượt xem 156,170 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 31)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 31), miễn phí với đáp án chi tiết. Nội dung bám sát chương trình lớp 12, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, nghị luận xã hội và viết luận văn. Phù hợp cho kỳ thi THPT Quốc gia 2025.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

306,269 lượt xem 164,885 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 43)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 43), miễn phí online, với đáp án chi tiết. Đề thi tập trung vào các chủ đề văn học hiện đại, phân tích giá trị nghệ thuật, nội dung và giá trị nhân văn của tác phẩm. Phần nghị luận xã hội được thiết kế để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng lập luận và viết bài tự luận sáng tạo.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

260,491 lượt xem 140,238 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 38)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 38), miễn phí online, với đáp án chi tiết. Nội dung tập trung vào các tác phẩm văn học chính trong chương trình lớp 12, bao gồm phân tích nhân vật, nội dung, nghệ thuật. Ngoài ra, đề thi cung cấp các câu hỏi tư duy và bài viết tự luận, giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài nhanh chóng, chính xác.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

322,860 lượt xem 173,831 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 39)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 39), miễn phí với đáp án. Nội dung đề thi tập trung vào các chủ đề văn học chính trong chương trình lớp 12, rèn luyện kỹ năng lập luận và viết bài luận văn, hỗ trợ ôn thi Quốc gia năm 2025.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

302,895 lượt xem 163,072 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 35)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 35), miễn phí online, có đáp án. Nội dung đề thi bám sát chương trình học lớp 12, bao gồm các bài phân tích nhân vật, đánh giá nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm trọng tâm. Đề thi còn cung cấp các câu hỏi nghị luận xã hội để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện và cách trình bày lập luận chặt chẽ.

7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

283,011 lượt xem 152,362 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 53)THPT Quốc giaNgữ văn
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT (Đề số 53), miễn phí với đáp án chi tiết. Nội dung đề thi tập trung vào các bài viết phân tích chủ đề văn học trọng tâm, đánh giá giá trị nội dung và giá trị nhân văn. Ngoài ra, phần nghị luận xã hội được thiết kế để rèn luyện tư duy phản biện và trình bày quan điểm cá nhân một cách rõ ràng.

8 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

254,086 lượt xem 136,787 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!