(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
Từ khoá: Ngữ Văn đề thi tốt nghiệp bài tập Văn học đề thi có đáp án luyện thi lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia kỹ năng phân tích nghị luận xã hội đề thi miễn phí
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Môn Ngữ Văn Ôn Luyện THPT Quốc Gia Các Tỉnh (2023-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết ✍️
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
I. Phần Đọc hiểu
Đọc văn bản:
Khi tôi lớn lên, chèo sân đình đã vắng bóng. Các đoàn chèo từ Trung ương đến hàng xã đều diễn chèo trên sân khấu ba mặt (vốn là sản phẩm của kịch phương Tây) và những kịch bản chèo cổ đã được chỉnh lí, biên soạn lại khá công phu dưới ngòi bút của những nhà viết chèo tầm cỡ như Trần Huyền Trân, Lưu Quang Thuận, Bùi Đức Hạnh,... nhưng vẫn còn lưu dấu trong những buổi đội chèo làng luyện tập,... Cơm tối xong, tiếng trống vừa nổi lên cùng với điệu “vỡ nước” náo nức, là chúng tôi ùa ra sân hợp tác. Già trẻ, gái trai đã vây kín thành vòng tròn quanh các diễn viên (toàn là người làng cả).
Hồi ấy chưa có điện, ánh sáng của những buổi tập ấy chủ yếu là ánh trăng hay đèn “hoa kì” (đèn “măng sông” chỉ hôm diễn chính mới được thắp). Ông chủ nhiệm hợp tác xã chĩnh chện trên chiếc ghế đẩu, chân kẹp trống, tay lăm lăm dùi. Ông ngồi cầm chầu, trực tiếp chấm... cộng điểm cho các diễn viên – xã viên của mình. Diễn viên lúc ấy có người mới tất tả chạy ra, mặt còn đỏ lựng vì đun mải cho xong nồi cám lợn. Diễn viên tập, còn “đạo diễn”? Ngoài ông đội trường vốn là một trùm hát ngày trước, còn là... toàn thể người xem. [...]
Người hát chèo hay nhất ở quê tôi hồi ấy là chị Thuyên (bây giờ, dẫu đã teo tóp ở tuổi 55 do gánh gia đình quá nặng, chị hát vẫn rất nền[1]. Chị chuyên đóng vai nữ lệch[2]. Hôm nào đi tập chị cũng đi muộn nhất. Có lần ra đến sân kho, quần còn vo quá gối. [...]
Chị Thuyên nghèo lắm. Năm ngoài hai mươi, chị đã ba con. Vợ chồng tất bật, lam lũ. Những lúc vất vả quá, chị hay thở dài, bảo tôi:
– Em này, ước gì mà cuộc đời nó cũng như là... chiếu chèo ấy nhỉ?
Tôi chỉ biết ngẩn ngơ. Vâng! Ước gì... Bao nhiêu là nhân tình thế thái. Bao nhiêu là số phận đã diễn ra trên những chiếu chèo quê tôi... Ở đó, người nghèo khổ được gặp Tiên, gặp Phật. Cô gái mò cua trở thành hoàng hậu, còn chàng trai nghèo dắt mẹ đi ăn mày thì đỗ trạng nguyên. Ở đó ân oán phân minh, nghĩa tình trọn vẹn... [...]
Vùng tôi là quê hương của những “chiếng” [3]chèo Nam. Thời trước, mỗi tỉnh có một hay nhiều “chiếng” chèo riêng: “Chiếng” chèo Đông của Hải Dương, “chiếng” chèo Đoài của Sơn Tây, “chiếng” chèo Bắc của Bắc Ninh. Mỗi “chiếng” có sở trường riêng, có những “ngón nghề” riêng, người sành chèo chỉ cần nhìn qua lối diễn là có thể gọi ngay ra được tên “chiếng”. Diễn viên bình thường chỉ diễn được trong “chiếng” của mình. Những người nhập vào “chiếng” nào cũng diễn được, lại diễn hay, được gọi là “nghệ nhân Tứ “Chiếng””. Số nghệ nhân đó thật hiếm hoi. Ở những “chiếng” chèo Nam, cho đến giờ, người ta vẫn kể chuyện về cô đào Đào Sương Nguyệt. Cô nhập vào “chiếng” nào là “chiếng” đó khởi sắc hẳn lên. Đào Nguyệt nổi danh với những vai “nữ chính” Thị Kính, Thị Phương,... và còn nổi danh với cả vai... Trương Phi trong tuồng Bắc. [...]
Nhưng rồi về sau, chẳng ai biết kết cục của cô đào tài danh ấy ra sao? Vốn là người mê chèo, từ ngày trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, tôi đã cố công đi tìm tung tích cô, nhưng tôi đã hoài công... Tên của cô chỉ còn lưu lại trong kí ức của những nghệ nhân dân gian lớp trước...
Chèo, đó chính là đặc trưng cho tính cách tâm hồn của người quê tôi. Những làn điệu, những vai chèo bất chấp mọi biển thiên, thăng trầm của xã hội, vẫn cứ màu mỡ, cứ xanh tươi như đồng đất Thái Bình.
(Vũ Hữu Sự, Một thoáng chèo quê tôi, in trong tập phóng sự Muôn mặt đời thường (Nhiều tác giả), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001, tr. 109 – 116)
[1]Nền: chi tiếng đệm được xử lí tinh tế, tạo mặt bằng giai điệu nhằm tôn lên lời chính của hát chèo.
[2]Nữ lệch (hay đào lệch): chỉ nhân vật nữ táo bạo, dám phá bỏ mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến đi tìm tự do yêu đương.
[3]Chiếng: chỉ những phường chèo hoạt động trong một vùng văn hóa nhất định.
Văn bản trên viết về đề tài gì?
Văn bản có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Phân tích tác dụng của yếu tố phi hư cấu trong văn bản trên.
Chi tiết (sự kiện, nhân vật, hình ảnh, câu văn) nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với anh / chị? Vì sao?
II. Làm văn
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống.
Anh / Chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích về một đặc điểm của thể loại phóng sự được thể hiện trong văn bản đọc hiểu Một thoáng chèo quê tôi của Vũ Hữu Sự.
Xem thêm đề thi tương tự
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
306,078 lượt xem 164,801 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
328,329 lượt xem 176,771 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
271,490 lượt xem 146,174 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
242,543 lượt xem 130,585 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
274,563 lượt xem 147,812 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
283,381 lượt xem 152,579 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
273,192 lượt xem 147,091 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
349,031 lượt xem 187,929 lượt làm bài
7 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
295,535 lượt xem 159,110 lượt làm bài