thumbnail

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 8

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển tập bộ đề thi môn lịch sử từ lớp 6-thpt


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.33 điểm

Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?

A.  
Tây Ban Nha và Mĩ trao trả độc lập cho Phi-lip-pin.
B.  
Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.
C.  
Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ.
D.  
Tạo điều kiện cho Phi-líp-pin phát triển tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: 0.33 điểm

Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?

A.  
1769
B.  
1764
C.  
1784
D.  
1785
Câu 3: 0.33 điểm

Em hiểu thế nào về cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?

A.  
Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
B.  
Là cuộc cách mạng vô sản
C.  
Là cuộc khởi nghĩa nông dân
D.  
Là cuộc biểu tình của công nhân, trí thức
Câu 4: 0.33 điểm

Thực dân phương Tây đã không thực hiện thủ đoạn cai trị nào đối với các nước Đông Nam Á ?

A.  
Chính sách "chia để trị".
B.  
Ra sức vơ vét của cải, tài nguyên đem về chính quốc.
C.  
Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh và nổi dậy của nhân dân thuộc địa.
D.  
Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.
Câu 5: 0.33 điểm

Phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm nổi bật là gì?

A.  
xuất hiện phong trào cải cách Duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.
B.  
để giành độc lập, khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước.
C.  
nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời, tổ chức công đoàn của công nhân được thành lập.
D.  
tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.
Câu 6: 0.33 điểm

Trong cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành gì?

A.  
Nông nghiệp.
B.  
Công nghiệp khai khoáng.
C.  
Công nghiệp dệt.
D.  
Giao thông vận tải.
Câu 7: 0.33 điểm

Tài sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng tư sản?

A.  
Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì.
B.  
Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống.
C.  
Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ phát triển.
D.  
Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Câu 8: 0.33 điểm

Tại sao công xã Pari được gọi là nhà nước kiểu mới?

A.  
Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari bầu ra.
B.  
Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
C.  
Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.
D.  
Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: 0.33 điểm

Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là gì?

A.  
Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B.  
Mít tinh, biểu tình
C.  
Khởi nghĩa vũ trang.
D.  
Bãi công
Câu 10: 0.33 điểm

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?

A.  
Tư sản
B.  
Tiểu tư sản
C.  
Vô sản
D.  
Tăng lữ
Câu 11: 0.33 điểm

Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về?

A.  
Sản xuất lương thực
B.  
Sản xuất công nghiệp nặng
C.  
Sản xuất công nghiệp nhẹ
D.  
Xuất khẩu tư bản, thương mại
Câu 12: 0.33 điểm

Nêu những quyết định quan trọng của Quốc tế thứ hai?

A.  
Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
B.  
Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
C.  
Thỏa hiệp với Tư sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
D.  
Lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động; sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản
Câu 13: 0.33 điểm

Ý nào không phản ánh đặc điểm của đẳng cấp Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng?

A.  
Được hưởng mọi đặc quyền kinh tế.
B.  
Nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội.
C.  
Không phải đóng thuế cho nhà vua.
D.  
Thuộc đẳng cấp trên đẳng cấp thứ ba.
Câu 14: 0.33 điểm

Nhân dân Pari cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến trong hoàn cảnh nào?

A.  
Phái Gi-rông-đanh bị lật đổ.
B.  
Phái Giacôbanh lên cầm quyền.
C.  
Chuyên chính Giacôbanh khủng hoảng.
D.  
Tình hình “Tổ quốc lâm nguy”.
Câu 15: 0.33 điểm

Đảng Bônsêvích đã đề ra chủ trương gì để chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau Cách mạng tháng Hai?

A.  
Phát động cuộc đấu tranh dân chủ trên phạm vi cả nước.
B.  
Dùng bạo lực lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
C.  
Tiếp tục cách mạng tháng Hai đang còn dang dở.
D.  
Tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc.
Câu 16: 0.33 điểm

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A.  
1912 – 1918
B.  
1913 – 1918
C.  
1914 – 1918
D.  
1915 – 1918
Câu 17: 0.33 điểm

Công xã Pa-ri mang lại quyền lợi cho giai cấp nào?

A.  
Giai cấp tư sản
B.  
Quý tộc phong kiến
C.  
Nhân dân
D.  
Tất cả các ý kiến trên
Câu 18: 0.33 điểm

Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới được gọi là cuộc khủng hoảng thừa?

A.  
Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua của người dân giảm sút
B.  
Hàng hóa ế thừa, sức mua của người dân giảm sút
C.  
Sản xuất không nhằm mục đích lợi nhuận, sức mua của người dân giảm sút
D.  
Cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
Câu 19: 0.33 điểm

Mở ra kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga đó là gì?

A.  
mục đích của Cách mạng tháng Mười Nga.
B.  
ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga.
C.  
nguyên tắc của Cách mạng tháng Mười Nga.
D.  
nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 20: 0.33 điểm

Đến khoảng thời gian nào Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn?

A.  
đầu năm 1917.
B.  
cuối năm 1917.
C.  
đầu năm 1918.
D.  
cuối năm 1918.
Câu 21: 0.33 điểm

Sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp không được thể hiện ở những điểm nào?

A.  
A-cha-Xoa lập căn cứ chông Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc Việt Nam) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương.
B.  
Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền.
C.  
Năm 1901, một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam.
D.  
Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam diễn ra sôi nổi.
Câu 22: 0.33 điểm

Cách mạng Tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?

A.  
Anh
B.  
Pháp
C.  
Đức
D.  
Hà Lan
Câu 23: 0.33 điểm

Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh Đông Nam Kì chống Pháp?

A.  
Nguyễn Hữu Huân.
B.  
Nguyễn Trung Trực.
C.  
Trương Định.
D.  
Tôn Thất Thuyết.
Câu 24: 0.33 điểm

“Bao giờ người Tây nhỏ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói trên là của ai?

A.  
Nguyễn Trung Trực.
B.  
Nguyễn Hữu Huân.
C.  
Phan Tôn.
D.  
Phan Liêm.
Câu 25: 0.33 điểm

Một trong những nội dung quan trọng khiến Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX là gì?

A.  
Nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B.  
Việt Nam phục tùng một nước lớn là Trung Quốc.
C.  
Việt Nam có vị trí gần Lào và Campuchia.
D.  
Triều Nguyễn muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh.
Câu 26: 0.33 điểm

Tại sao thực dân Pháp tấn công Gia Định năm 1859?

A.  
Một số gián điệp của Pháp đã hoạt động từ trước.
B.  
Hệ thống giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng.
C.  
Cứu vãn “kế hoạch đánh nhanh” đang trên đà thất bại.
D.  
Hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
Câu 27: 0.33 điểm

Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là gì?

A.  
quân Pháp đánh chiếm Thuận An - cửa ngõ của kinh thành Huế, triều đình phải xin đình chiến (1883).
B.  
quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội, đại diện triều đình là Tổng đốc Hoàng Diệu đã tự vẫn (1882).
C.  
triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
D.  
vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình rối loạn (1883).
Câu 28: 0.33 điểm

Nội dung của Hiệp ước Patơnốt (1884) có điểm gì khác so với Hiệp ước Hácmăng (1883)?

A.  
Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo vệ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.
B.  
Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
C.  
Mọi việc ở Trung Kì phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
D.  
Đất Trung Kì được mở rộng đến tỉnh Ninh Thuận.
Câu 29: 0.33 điểm

Tại sao sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 (1883), thực dân Pháp lại càng củng cố quyết tâm xâm lược nước ta?

A.  
Quân Pháp không sợ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
B.  
Kế hoạch mới của chính phủ Pháp trong năm 1883.
C.  
Chủ trương thương lượng của triều đình Huế và thái độ dè dặt của Mãn Thanh.
D.  
Triều đình Huế chủ trương kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.
Câu 30: 0.33 điểm

Pháp quyết định tấn công thẳng vào của biển Thuận An vào năm 1883 trong khi triều Nguyễn đang gặp khó khăn nào?

A.  
Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.
B.  
Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.
C.  
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
D.  
Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

132,679 lượt xem 71,428 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

113,945 lượt xem 61,341 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,485 lượt xem 72,401 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,669 lượt xem 72,499 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,364 lượt xem 62,643 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,544 lượt xem 54,663 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

102,827 lượt xem 55,356 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,348 lượt xem 60,480 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

119,848 lượt xem 64,519 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!