thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Nhà Nguyễn thi hành chính sách hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?

A.  
Nho giáo.
B.  
Phật giáo.
C.  
Thiên Chúa giáo.
D.  
Đạo giáo.
Câu 2: 0.25 điểm

Đâu là thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí dưới triều Nguyễn?

A.  
Chế tạo tàu thủy chạy bằng động cơ điêzen.
B.  
Đóng được tàu thủy chạy bằng hơi nước.
C.  
Xây đựng được nhiều quần thể cung điện.
D.  
Chế tạo được súng theo mẫu của Pháp.
Câu 3: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn về ngoại thương?

A.  
Giữ độc quyền ngoại thương.
B.  
Cho thuyền sang các nước láng giềng mua những mặt hàng cần thiết.
C.  
Thuyền buôn của Anh, Pháp chỉ được vào cảng Đà Nẵng.
D.  
Đánh thuế nhiều lần vào các thuyền buôn đi xa.
Câu 4: 0.25 điểm

Nguyên nhân nào dẫn đến chính sách lương bổng cho quan lại dưới triều Nguyễn được quy định rõ ràng nhưng không có phần ruộng đất?

A.  
Diện tích ruộng đất công suy giảm.
B.  
Vua Nguyễn muốn hạn chế quyền lực của quan đầu triều.
C.  
Ruộng đất được chia hết cho nông dân công xã.
D.  
Công cuộc khai hoang không mang lại hiệu quả.
Câu 5: 0.25 điểm

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

A.  
Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.
B.  
Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.
C.  
Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.
D.  
Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân.
Câu 6: 0.25 điểm

Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?

A.  
nhà Đinh.
B.  
nhà Tiền Lê.
C.  
nhà Lý.
D.  
Nhà Ngô.
Câu 7: 0.25 điểm

Đâu là nhiệm vụ chiến lược của nhân dân Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc?

A.  
Kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B.  
Xây dựng đất nước tự chủ.
C.  
Xây dựng, phát triển đất nước và chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D.  
Đấu tranh chống đô hộ và đồng hóa của phong kiến phương Bắc.
Câu 8: 0.25 điểm

Truyền thống yêu nước là

A.  
là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.
B.  
là những yếu tố quy chuẩn về chính trị - xã hội được hình thành qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
C.  
là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.
D.  
là những yếu tố về sinh hoạt chính trị, văn hóa, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.
Câu 9: 0.25 điểm

Nền kinh tế Đại Việt từ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì nổi bật?

A.  
Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương.
B.  
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo.
C.  
Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
D.  
Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
Câu 10: 0.25 điểm

Đâu biểu hiện khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII?

A.  
Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
B.  
Sự hình thành các thế lực phong kiến cát cứ.
C.  
Cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc.
D.  
Sự thay đổi liên tiếp các triều đại.
Câu 11: 0.25 điểm

Xã hội Pháp vào cuối thế kỉ XVIII tồn tại những đẳng cấp nào?

A.  
Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
B.  
Quý tộc, tư sản và nông dân.
C.  
Quý tộc, tăng lữ và nông dân.
D.  
Quý tộc, tư sản và công nhân.
Câu 12: 0.25 điểm

Tình hình kinh tế Pháp trước khi cách mạng bùng nổ có điểm gì nổi bật?

A.  
Các công ti thương mại được mở rộng về quy mô.
B.  
Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển.
C.  
Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất.
D.  
Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
Câu 13: 0.25 điểm

Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ bắt đầu bằng sự kiện nào?

A.  
Quần chúng tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi.
B.  
Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân bị đàn áp.
C.  
Đẳng cấp thứ 3 đứng lên cầm quyền.
D.  
Nhà vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.
Câu 14: 0.25 điểm

Tại sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti lại mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A.  
Đây là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
B.  
Đây là nơi được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C.  
Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng.
D.  
Đây là nơi tượng trưng cho uy quyền nhà vua.
Câu 15: 0.25 điểm

Cách mạng tư sản Pháp có thể phát triển đi lên là nhờ động lực nào sau đây?

A.  
quần chúng nhân dân.
B.  
tư sản công thương.
C.  
công nhân.
D.  
quý tộc mới.
Câu 16: 0.25 điểm

Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh là thời kì đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp không vì lí do nào sau đây?

A.  
Chiến thắng sự đe dọa của ngoại xâm nội phản.
B.  
Lật đổ được nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa.
C.  
Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
D.  
Tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi.
Câu 17: 0.25 điểm

Đặc trưng nổi bật của kinh tế các bang miền Nam nước Mĩ giữa thế kỉ XIX là gì?

A.  
Phát triển kinh tế công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa.
B.  
Kinh tế trại chủ và nông dân tự do chiếm ưu thế.
C.  
Ứng dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật.
D.  
Kinh tế đồn điền sử dụng sức lao động của nô lệ.
Câu 18: 0.25 điểm

Phương thức kinh doanh mới trong nông nghiệp ở Đức đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp nào?

A.  
Quý tộc tư sản hóa - Gioongke.
B.  
Đại địa chủ giàu có.
C.  
Giai cấp tư sản mới.
D.  
Tư sản kinh doanh công nghiệp.
Câu 19: 0.25 điểm

Lực lượng cách mạng của quần chúng đóng vai trò quan trọng đưa đến thắng lợi của các bang miền Bắc trong cuộc nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865) bao gồm

A.  
trại chủ, dân tự do, người da trắng.
B.  
công nhân, nông dân, dân tự do.
C.  
người da đen, công nhân, nông dân.
D.  
trại chủ, dân tự do, người da đen.
Câu 20: 0.25 điểm

Cách thức tiến hành cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức đã ảnh hưởng gì đến phương hướng phát triển của nước Đức sau này?

A.  
Ảnh hưởng đến xu hướng quân phiệt của nước Đức.
B.  
Nước Đức phát triển theo hướng hòa bình, dân chủ.
C.  
Vấn đề Pháp - Đức luôn được coi trọng trọng chính sách đối ngoại.
D.  
Nước Đức có nguồn lực lớn để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 21: 0.25 điểm

Tình hình kinh tế của các bang miền Bắc nước Mĩ trước nội chiến không có đặc điểm nào sau đây?

A.  
Nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển.
B.  
Kinh tế của trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế.
C.  
Phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng sức lao động nô lệ.
D.  
Ứng dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật.
Câu 22: 0.25 điểm

Do đâu có thể khẳng định quá trình thống nhất nước Đức thực chất là quá trình Phổ hóa nước Đức?

A.  
Tầng lớp quý tộc Phổ tiến hành nhằm xác lập nền thống trị của Phổ ra toàn nước Đức.
B.  
Nhân dân Phổ là động lực chủ yếu của cuộc đấu tranh thống nhất.
C.  
Thành phố Berlin của Phổ được chọn làm thủ đô của nước Đức thống nhất.
D.  
Vua Đức là người Phổ, muốn đất nước phát triển theo đường hướng riêng.
Câu 23: 0.25 điểm

Sự kiện nào đánh dấu lần đầu tiên chính phủ của giai cấp tư sản bị lật đổ?

A.  
Cuộc cách mạng 18-3-1871.
B.  
Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đế chế II.
C.  
Ngày 19-7-1870, Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
D.  
Ngày 26-3-1871, Công xã Pa-ri được thành lập.
Câu 24: 0.25 điểm

Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân ở các nước tư bản có sự biến đổi ra sao?

A.  
Đấu tranh hoàn toàn vì quyền lợi chính trị.
B.  
Công nhân tiến tới khởi nghĩa vũ trang.
C.  
Tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
D.  
Những cuộc đình công và bãi công diễn ra sôi nổi.
Câu 25: 0.25 điểm

Đứng đầu mỗi ủy ban trong Công xã Pari là

A.  
một ủy viên ủy ban.
B.  
một thành viên công xã.
C.  
một thành viên Hội đồng công xã.
D.  
một ủy viên công xã.
Câu 26: 0.25 điểm

Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

A.  
Ủy ban an ninh xã hội.
B.  
Hội đồng công xã.
C.  
Ủy ban tài chính.
D.  
Hội đồng quân sự.
Câu 27: 0.25 điểm

Nét nổi bật của phong trào công nhân Mĩ cuối thế kỉ XIX so với các nước tư bản khác là

A.  
công nhân đòi tăng lương, thực hiện ngày làm 8 giờ.
B.  
phong trào bãi công nổ ra mạnh mẽ ở phía Bắc nước Mĩ.
C.  
phong trào đòi cải thiện đời sống diễn ra mạnh mẽ.
D.  
gắn liền với những cuộc đình công và bãi công sôi nổi khắp cả nước.
Câu 28: 0.25 điểm

Sự bùng nổ và phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A.  
Sự hình thành liên minh công - nông.
B.  
Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.
C.  
Sự biến đổi về chất và lượng của công nhân.
D.  
Mâu thuẫn sâu sắc giữa tư sản và vô sản.
Câu 29: 0.25 điểm

Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh mới của giai cấp công nhân?

A.  
Sự tăng cường độ và thời gian lao động đối với công nhân.
B.  
Chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng nhanh chóng.
C.  
Mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc.
D.  
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1860 – 1867).
Câu 30: 0.25 điểm

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri?

A.  
Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B.  
Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C.  
Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
D.  
Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
Câu 31: 0.25 điểm

Chính sách nào sau đây không được Công xã Pa-ri đề ra trong quá trình tồn tại của mình?

A.  
Công nhân được phép làm chủ những xí nghiệp lớn.
B.  
Thực hiện giáo dục bắt buộc và miễn phí.
C.  
Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán.
D.  
Tách nhà thờ ra khỏi trường học.
Câu 32: 0.25 điểm

Một trong những phong trào đấu tranh của công nhân Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A.  
Phong trào đòi giai cấp tư sản bãi bỏ “đạo luật đặc biệt”.
B.  
Phong trào đòi tăng lương và quyền dân chủ năm 1886.
C.  
Cuộc bãi công của công nhân khuân vác Luân Đôn.
D.  
Cuộc tổng bãi công của công nhân Si-ca-go.
Câu 33: 0.25 điểm

Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?

A.  
Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt.
B.  
Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi.
C.  
Đặt ra nhiều chính sách cải cách về nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D.  
Đầu tư phát triển ngoại thương để thu lợi nhuận từ các nước phương Tây.
Câu 34: 0.25 điểm

Nông nghiệp nước ta dưới thời Bắc thuộc không có sự chuyển biến nào sau đây?

A.  
Năng suất lúa tăng hơn trước.
B.  
Máy móc được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp.
C.  
Các công trình thủy lợi được xây dựng.
D.  
Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh.
Câu 35: 0.25 điểm

Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì quan trọng nhất?

A.  
Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
B.  
Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông.
C.  
Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
D.  
Giúp nhân dân tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Hán.
Câu 36: 0.25 điểm

Sự kiện nào đánh dấu nhà nước Vạn Xuân chính thức kết thúc?

A.  
Năm 550, Triệu Quang Phục lên làm vua.
B.  
Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi.
C.  
Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược.
D.  
Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua.
Câu 37: 0.25 điểm

Ý nào sau đây không phản ánh nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A.  
Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
B.  
Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt.
C.  
Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta.
D.  
Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô.
Câu 38: 0.25 điểm

Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách nay bao nhiêu năm?

A.  
30 – 40 vạn năm.
B.  
40 – 50 vạn năm.
C.  
20 – 30 vạn năm.
D.  
10- 20 vạn năm.
Câu 39: 0.25 điểm

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?

A.  
Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
B.  
Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C.  
Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
D.  
Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
Câu 40: 0.25 điểm

Đến giai đoạn nào các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam?

A.  
đầu văn hóa Phùng Nguyên.
B.  
đầu văn hóa Đồng Đậu.
C.  
đầu văn hóa Gò Mun.
D.  
đầu văn hóa Đông Sơn.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

132,934 lượt xem 71,568 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

135,388 lượt xem 72,891 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

130,538 lượt xem 70,280 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

130,773 lượt xem 70,406 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,148 lượt xem 63,070 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,448 lượt xem 69,692 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

119,997 lượt xem 64,603 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,706 lượt xem 69,832 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

130,045 lượt xem 70,014 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!