thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: SỬ 11


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) phong trào Cần Vương đã

A.  
tiếp tục hoạt động, quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu.
B.  
hoạt động cầm chừng, có nguy cơ tan rã.
C.  
tiếp tục hoạt động, nhưng quy tụ thành những trung tâm lớn và chuyển trọng tâm xuống đồng bằng.
D.  
chấm dứt hoạt động.
Câu 2: 0.25 điểm

Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- những năm đầu thế kỉ XX là gì?

A.  
Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
B.  
Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.
C.  
Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
D.  
Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
Câu 3: 0.25 điểm

Điểm chung của phong trào Cần vương qua hai giai đoạn phát triển là

A.  
xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng lớn và diễn ra trong thời gian dài.
B.  
đều có sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.
C.  
nổ ra trên phạm vi rộng lớn đặc biệt là Bắc Kì và Trung Kì.
D.  
đều đặt dưới sự chỉ huy của triều đình.
Câu 4: 0.25 điểm

Cuộc cách mạng tháng Hai Nga diễn ra khi

A.  
Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
B.  
Nga vẫn là một nước tư bản chủ nghĩa.
C.  
Nga vẫn là một nước quân chủ lập hiến.
D.  
Nga vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: 0.25 điểm

Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

A.  
Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B.  
Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C.  
Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D.  
Bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 6: 0.25 điểm

Sau cách mạng thảng Hai 1917 các Xô viết được thành lập, các Xô viết đại biểu cho ai?

A.  
Công nhân, binh lính.
B.  
Công nhân, nông dân, binh lính.
C.  
Công nhân, nông dân.
D.  
Nông dân, binh lính.
Câu 7: 0.25 điểm

Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga là

A.  
Đấu tranh hòa bình.
B.  
Đấu tranh chính trị.
C.  
Khởi nghĩa vũ trang.
D.  
Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Câu 8: 0.25 điểm

Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện trong thời gian nào?

A.  
Từ 1919 đến 3/1921.
B.  
Từ 1920 đến 2/1921.
C.  
Từ 1919 đến 3/1922.
D.  
Từ 1920 đến 2/1922.
Câu 9: 0.25 điểm

“Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào?

A.  
Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.
B.  
Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
C.  
Quốc tế thứ nhất.
D.  
Quốc tế thứ hai.
Câu 10: 0.25 điểm

Sau khi Cách mạng dân chủ tháng Hai giành thắng lợi, ở Nga xuất hiện tình thế hai chính quyền song song cùng tồn tại đó là

A.  
Chính quyền phong kiến và tư sản.
B.  
Chính phủ tư sản và công nhân.
C.  
Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
D.  
Chính quyền công nhân và nông dân.
Câu 11: 0.25 điểm

Luận cương tháng tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng … sang cách mạng …

A.  
Dân chủ tư sản – dân chủ tư sản kiểu mới.
B.  
Dân chủ tư sản – xã hội chủ nghĩa.
C.  
Dân chủ tư sản – tư sản dân quyền.
D.  
Dân chủ tư sản – dân tộc dân chủ
Câu 12: 0.25 điểm

Vì sao năm 1919, chính quyền Xô Viết thực hiện chính sách “Công sản thời chiến”?

A.  
Vì muốn phát triển kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
B.  
Vì muốn khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
C.  
Vì muốn bảo vệ chính quyền Xô Viết khỏi các thế lực thù trong, giặc ngoài.
D.  
Vì muốn bảo vệ đời sống của nhân dân.
Câu 13: 0.25 điểm

Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?

A.  
Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
B.  
Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.
C.  
Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.
D.  
Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.
Câu 14: 0.25 điểm

Liên minh giữa các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản (hình thành năm 1937) được gọi tắt là

A.  
phe Trục.
B.  
phe Liên minh
C.  
phe Hiệp ước.
D.  
phe Đồng minh.
Câu 15: 0.25 điểm

Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì?

A.  
Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
B.  
Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới.
C.  
Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội, chuẩn bị chiến tranh.
D.  
Ra sức đầu tư vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh.
Câu 16: 0.25 điểm

Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

A.  
Anh, Pháp kí với Đức Hiệp ước Muy-ních.
B.  
Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc.
C.  
Nhật Bản đánh chiếm Trân Châu Cảng.
D.  
Đức tấn công Ba Lan, Anh-Pháp tuyên chiến với Đức.
Câu 17: 0.25 điểm

Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  
Sự thay đổi thái độ của các chính phủ Anh, Mĩ.
B.  
Chiến thắng Xtalingrat của nhân dân Liên Xô.
C.  
Sự kiện Liên Xô tham chiến.
D.  
Hành động xâm lược của phe phát xít.
Câu 18: 0.25 điểm

Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là

A.  
đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức.
B.  
mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mỹ.
C.  
thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp.
D.  
giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ.
Câu 19: 0.25 điểm

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai là

A.  
sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị giữa các nước tư bản.
B.  
trật tự Vecxai – Oasinhtơn không còn phù hợp.
C.  
hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
D.  
mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc chưa được giải quyết.
Câu 20: 0.25 điểm

Thái độ của Mĩ đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít ở những năm 30 của thế kỷ XX là

A.  
coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất và kiên quyết chống phát xít.
B.  
đưa ra "Đạo luật trung lập" không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
C.  
hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, hình thành liên minh để chống lại chủ nghĩa phát xít.
D.  
tích cực chuẩn bị lực lượng để cùng với Anh, Pháp chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 21: 0.25 điểm

Thực chất của Hội nghị Muy-ních (9-1938) là

A.  
sự nhân nhượng đầu tiên của Anh, Pháp đối với Đức.
B.  
đỉnh cao chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp đối với phát xít.
C.  
sự đầu hàng của Anh, Pháp đối với chủ nghĩa phát xít.
D.  
kế hoãn binh của Anh, Pháp nhằm để chuẩn bị lực lượng.
Câu 22: 0.25 điểm

Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?

A.  
Nguy cơ xảy ra xung đội sắc tộc, tôn giáo.
B.  
Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được.
C.  
Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
D.  
Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ.
Câu 23: 0.25 điểm

Nội dung nào không phải là điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Tính chất của chiến tranh.
B.  
Hậu quả đối với nhân loại.
C.  
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
D.  
Kẻ châm ngòi chiến tranh bùng nổ.
Câu 24: 0.25 điểm

Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga được để ra trong bối cảnh

A.  
đất nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
B.  
tình hình chính trị ổn định.
C.  
đất nước đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
D.  
cuộc nội chiến đang diễn ra.
Câu 25: 0.25 điểm

Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và Đảng- sê-vich đã

A.  
ban hành Chính sách cộng sản thời chiến.
B.  
ban hành Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
C.  
ban hành Chính sách kinh tế mới.
D.  
cải cách chính phủ.
Câu 26: 0.25 điểm

Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là

A.  
không thực hiện chế độ thu thuế lương thực.
B.  
thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa.
C.  
tập trung khôi phục công nghiệp nhẹ.
D.  
thực hiện chế độ thu thuế lương thực.
Câu 27: 0.25 điểm

Bản chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?

A.  
Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
B.  
Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
C.  
Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
D.  
Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.
Câu 28: 0.25 điểm

Tháng 3 – 1921, Đảng Bonsevich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

A.  
đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
B.  
quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
C.  
đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
D.  
nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 29: 0.25 điểm

Chính sách kinh tế mới của Lênin (1921) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A.  
Thương nghiệp.
B.  
Thủ công nghiệp.
C.  
Công nghiệp.
D.  
Nông nghiệp.
Câu 30: 0.25 điểm

Vì sao việc thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga lại bắt đầu từ nông nghiệp?

A.  
Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội.
B.  
Vì chính sách trung thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình.
C.  
Vì nông dân chiếm tuyệt đối trong xã hội.
D.  
Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của đất nước.
Câu 31: 0.25 điểm

Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương?

A.  
Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
B.  
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892).
C.  
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
D.  
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
Câu 32: 0.25 điểm

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít.
B.  
Các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn.
C.  
Sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa phát xít.
D.  
Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi.
Câu 33: 0.25 điểm

Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884?

A.  
Triều đình Huế có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp là do khách quan.
B.  
Nhà Nguyễn đã làm hết sức nhưng “Cả nước và dân của đã hết, sức đã kiệt”.
C.  
Triều đình Huế đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập, việc mất nước Việt Nam ở thế kỉ XIX là tất yếu.
D.  
Triều đình Huế bảo thủ, bạc nhược, thiếu đường lối kháng chiến… phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp.
Câu 34: 0.25 điểm

Âm mưu của Pháp khi chọn tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta là

A.  
chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, tấn công ra Bắc kì.
B.  
chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, tấn công vào Nam kì.
C.  
chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
D.  
chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, đánh sang Campuchia.
Câu 35: 0.25 điểm

Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy

A.  
sự ủng hộ của triều đình Huế đối với cuộc kháng Pháp của hai ông.
B.  
chiến thuật đánh giặc đúng đắn của quan quân triều đình.
C.  
Pháp đã thành công trong cuộc chinh phục Việt Nam.
D.  
sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp.
Câu 36: 0.25 điểm

Phong trào Cần vương thất bại, đánh dấu sự thất bại của một phong trào yêu nước mang tính chất

A.  
phong kiến.
B.  
nông dân.
C.  
tư sản.
D.  
vô sản.
Câu 37: 0.25 điểm

Điểm nổi bật của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX là sự xuất hiện của liên minh các nước

A.  
đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan.
B.  
phát xít Đức, I-ta-li-a, Tây Ban Nha.
C.  
đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
D.  
phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (phe Trục).
Câu 38: 0.25 điểm

Ngày 20-11-1873 diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A.  
Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
B.  
Pháp đánh chiếm Hưng Yên.
C.  
Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
D.  
Tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội.
Câu 39: 0.25 điểm

Chính sách nào của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài?

A.  
“Ngụ binh ư nông”.
B.  
“Bế quan tỏa cảng”.
C.  
“Dĩ nông vi bản”.
D.  
“Trọng nông ức thương”
Câu 40: 0.25 điểm

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873)?

A.  
Thực dân Pháp mượn cớ cái chết của Gác-ni-ê lớn tiếng kêu gọi trả thù.
B.  
Làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ, tìm cách thương lượng.
C.  
Là cơ hội cho quân dân ta đánh bật quân Pháp ra khỏi Bắc kì.
D.  
Khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,759 lượt xem 60,704 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,710 lượt xem 60,137 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

105,039 lượt xem 56,539 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,095 lượt xem 60,340 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,294 lượt xem 52,360 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,973 lượt xem 60,263 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

103,619 lượt xem 55,762 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

132,760 lượt xem 71,470 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

127,622 lượt xem 68,698 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!