thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.33 điểm

Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là

A.  
một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B.  
nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C.  
trung tâm hàng không, vũ trụ lớn nhất thế giới.
D.  
trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 2: 0.33 điểm

Sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chung nào dưới đây?

A.  
Chi phí cho quốc phòng thấp.
B.  
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
C.  
Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
D.  
Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú.
Câu 3: 0.33 điểm

Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A.  
một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu khi không có sự giúp đỡ của các nước đồng minh.
B.  
các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
C.  
xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao
D.  
sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
Câu 4: 0.33 điểm

Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A.  
Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
B.  
Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
C.  
Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
D.  
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
Câu 5: 0.33 điểm

Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

A.  
Tháng 5/1995.
B.  
Tháng 6/1995.
C.  
Tháng 7/1995.
D.  
Tháng 8/1995
Câu 6: 0.33 điểm

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ La tinh được mệnh danh là

A.  
“Lục địa bùng cháy”.
B.  
“Hòn đảo tự do”.
C.  
“Lục địa mới rổi dậy”.
D.  
“Tiền đồ của CNXH”.
Câu 7: 0.33 điểm

Việt Nam học tập được điều gì từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A.  
Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
B.  
Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
C.  
Đầu tư phát triển giáo dục con người
D.  
Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
Câu 8: 0.33 điểm

Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?

A.  
Chính trị.
B.  
Kinh tế.
C.  
Văn hóa.
D.  
Quân sự
Câu 9: 0.33 điểm

Tại sao trong giai đoạn 1967-1975, quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương lại đối đầu căng thẳng?

A.  
Do sự đối lập về hệ tư tưởng
B.  
Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh
C.  
Do vấn đề Mianma
D.  
Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
Câu 10: 0.33 điểm

Điểm chung nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là gì?

A.  
Đạt thành tựu chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
B.  
Có nguồn gốc từ nhu cầu của cuộc sống và của sản xuất.
C.  
Phát minh ra nhiều loại vũ khí hiện đại.
D.  
Khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
Câu 11: 0.33 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là

A.  
công nhân và tư sản.
B.  
nông dân và địa chủ
C.  
nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D.  
địa chủ và tư sản
Câu 12: 0.33 điểm

Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm nào?

A.  
Năm 1957.
B.  
Năm 1961.
C.  
Năm 1947.
D.  
Năm 1949
Câu 13: 0.33 điểm

Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?

A.  
xây dựng và phát triển đất nước.
B.  
thực hiện liên kết khu vực
C.  
khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
D.  
thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 14: 0.33 điểm

Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

A.  
Tây Ban Nha.
B.  
Bồ Đào Nha.
C.  
Anh
D.  
Hà Lan
Câu 15: 0.33 điểm

Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

A.  
Tây Ban Nha.
B.  
Bồ Đào Nha.
C.  
Anh
D.  
Hà Lan
Câu 16: 0.33 điểm

Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm

A.  
thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
B.  
khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
C.  
cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
D.  
thành lập Nhà nước chung châu Âu.
Câu 17: 0.33 điểm

Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm mục đích gì quan trọng nhất?

A.  
Củng cố bộ máy chính quyền thực dân.
B.  
Bóc lột tối đa nguyên, nhiên liệu ở Đông Dương.
C.  
Bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra.
D.  
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Câu 18: 0.33 điểm

Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?

A.  
Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).
B.  
Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
C.  
Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
D.  
Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
Câu 19: 0.33 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?

A.  
Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
B.  
Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C.  
Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
D.  
Chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Câu 20: 0.33 điểm

Trở ngại chủ quan nào ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?

A.  
Sự phá hoại của các thế lực phản động.
B.  
Rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.
C.  
Chưa đảm bảo sự công bằng xã hội.
D.  
Thiếu năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới.
Câu 21: 0.33 điểm

Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925) mang tính chất

A.  
chống cường quyền, áp bức.
B.  
đòi các quyền tự do dân chủ.
C.  
cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chủ nghĩa thực dân.
D.  
cách mạng vô sản.
Câu 22: 0.33 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có gì khác so với Liên Xô?

A.  
Thực hiện chiến lược toàn cầu.
B.  
Giúp đỡ các các nước thuộc địa giành độc lập.
C.  
Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D.  
Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 23: 0.33 điểm

Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.  
Cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn.
B.  
Bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
C.  
Đấu tranh từ mục tiêu kinh tế đến mục tiêu chính trị.
D.  
Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.
Câu 24: 0.33 điểm

Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai thế hiện qua

A.  
Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật.
B.  
Hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn
C.  
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
D.  
Hiệp ước Vacsava.
Câu 25: 0.33 điểm

Chế độ độc tài Ba – ti – xta thân Mĩ ở Cu Ba bị lật đổ vào khi nào?

A.  
1949
B.  
1959
C.  
1969
D.  
1979
Câu 26: 0.33 điểm

Hiện nay, số nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là

A.  
5 nước
B.  
8 nước
C.  
10 nước
D.  
11 nước
Câu 27: 0.33 điểm

Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Đề ra “Chiến lược toàn cầu”.
B.  
“Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.
C.  
Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”.
D.  
Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Câu 28: 0.33 điểm

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, đường lối ngoại giao chủ đạo của Trung Quốc là

A.  
thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B.  
bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
D.  
gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
Câu 29: 0.33 điểm

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của

A.  
Tây Ban Nha.
B.  
Bồ Đào Nha.
C.  
Anh.
D.  
Pháp
Câu 30: 0.33 điểm

Tham gia lãnh đạo công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8-1925) là:

A.  
Nguyễn Văn Cừ.
B.  
Trần Phú.
C.  
Nguyễn Ái Quốc.
D.  
Tôn Đức Thắng.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,644 lượt xem 59,031 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,741 lượt xem 66,619 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,479 lượt xem 66,479 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

132,697 lượt xem 71,442 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

135,998 lượt xem 73,220 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

136,530 lượt xem 73,507 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

127,015 lượt xem 68,383 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,549 lượt xem 51,443 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

105,016 lượt xem 56,539 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!