thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021

Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 11

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: SINH 11


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Bộ phận nào sau đây là thành phần của ống tiêu hoá ở người?

A.  
Thực quản.
B.  
Gan.
C.  
Túi mật.
D.  
Tuyến tụy.
Câu 2: 1 điểm

Các cây Nho quấn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

A.  
Hướng sáng.
B.  
Hướng đất.
C.  
Hướng tiếp xúc.
D.  
Hướng nước.
Câu 3: 1 điểm

Ở tế bào nhân thực, một phân tử ADN có thành phần nuclêôtit loại A chiếm 30%. Tỉ lệ nuclêôtit loại G chiếm bao nhiêu?

A.  
70%.
B.  
20%.
C.  
10%.
D.  
30%.
Câu 4: 1 điểm

Trong hệ dẫn truyền tim ở người, nút xoang nhĩ nằm ở cấu trúc nào sau đây?

A.  
Tâm nhĩ phải
B.  
Tâm thất phải
C.  
Tâm nhĩ trái
D.  
Tâm thất trái
Câu 5: 1 điểm

Trong hô hấp tế bào, giai đoạn nào sau đây cần cung cấp năng lượng ATP?

A.  
Đường phân.
B.  
Chu trình Crep.
C.  
Chuỗi truyền electron.
D.  
Đường phân và chu trình Crep.
Câu 6: 1 điểm

Loài thực vật nào sau đây có giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm?

A.  
Mía.
B.  
Dứa.
C.  
Rau dền.
D.  
Kê.
Câu 7: 1 điểm

Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây có ADN xoắn kép vòng trần?

A.  
Bộ máy Gôngi.
B.  
Ti thể.
C.  
Lưới nội chất.
D.  
Ribôxôm.
Câu 8: 1 điểm

Loại axit nucleic nào sau đây là thành phần cấu tạo nên ribôxôm?

A.  
tARN
B.  
rARN
C.  
ADN
D.  
mARN
Câu 9: 1 điểm

Ở người, máu được chuyển trực tiếp vào động mạch phổi từ tâm nào sau đây?

A.  
Tâm thất trái.
B.  
Tâm nhĩ phải.
C.  
Tâm thất phải.
D.  
Tâm nhĩ trái.
Câu 10: 1 điểm

Diều là thành phần cấu tạo của ống tiêu hóa của loài động vật nào sau đây?

A.  
Rắn hổ mang.
B.  
Người.
C.  
Thủy tức.
D.  
Giun đất.
Câu 11: 1 điểm

Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A.  
Thủy tức.
B.  
Thỏ.
C.  
Người.
D.  
Voi.
Câu 12: 1 điểm

Chất nào sau đây không được tạo ra ở chu trình Canvin?

A.  
CO2.
B.  
AlPG.
C.  
APG.
D.  
RiDP.
Câu 13: 1 điểm

Trong quang hợp, ôxi được giải phóng ra có nguồn gốc từ đâu?

A.  
phân tử C6H12O6.
B.  
phân tử CO2
C.  
phân tử APG.
D.  
phân tử nước.
Câu 14: 1 điểm

Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A= T= 1000 và G= X= 800. Tổng số nuclêôtit của gen này là bao nhiêu?

A.  
1800.
B.  
2100.
C.  
3600.
D.  
900.
Câu 15: 1 điểm

Cây hấp thụ đồng ở dạng nào sau đây?

A.  
Cu2+.
B.  
Cu2O.
C.  
Cu(OH)2.
D.  
CuO.
Câu 16: 1 điểm

Trong quá trình nguyên phân bình thường, giai đoạn nào sau đây nhiễm sắc thể có trạng thái xoắn cực đại?

A.  
Kì giữa, kì sau.
B.  
Kì đầu, kì cuối.
C.  
Kì sau, kì cuối.
D.  
Kì đầu, kì giữa.
Câu 17: 1 điểm

Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?

A.  
Giun đất, giun dẹp, chân khớp.
B.  
Cá, ếch, nhái, bò sát.
C.  
Giun tròn, trùng roi, giáp xác.
D.  
Cá chép, ốc, tôm, cua.
Câu 18: 1 điểm

Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường tạo ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể là bao nhiêu?

A.  
2n = 16.
B.  
n =4.
C.  
n = 8.
D.  
2n = 8.
Câu 19: 1 điểm

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A.  
Sắt.
B.  
Phôtpho.
C.  
Hiđrô.
D.  
Nitơ.
Câu 20: 1 điểm

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

A.  
Phổi và da của ếch nhái.
B.  
Phổi của bò sát.
C.  
Phổi của chim.
D.  
Phổi người.
Câu 21: 1 điểm

Khi nói về tuần hoàn của cá, phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Tim 2 ngăn, hệ tuần hoàn đơn.
B.  
Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2.
C.  
Tâm thất không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 với máu giàu CO2.
D.  
Tâm nhĩ bơm máu lên động mạch để đưa máu đến mang.
Câu 22: 1 điểm

Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng gì?

A.  
tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
B.  
làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
C.  
làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
D.  
điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
Câu 23: 1 điểm
A.  
1
B.  
4
C.  
3
D.  
2
Câu 24: 1 điểm

Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng từ cao đến thấp?

A.  
Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.
B.  
Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào.
C.  
Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào→ Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
D.  
Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.
Câu 25: 1 điểm

Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  
Rễ chỉ hấp thụ muối khoáng theo cơ chế vận chuyển chủ động.
B.  
Sản phẩm quang hợp được vận chuyển trong mạch rây là đường sacarôzơ.
C.  
Ở cây thân gỗ, áp suất rễ là động lực chính của quá trình vận chuyển nước trong thân.
D.  
Lông hút được hình thành do sự kéo dài của tế bào mô mềm rễ.
Câu 26: 1 điểm

Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực như thế nào?

A.  
thấp, tốc độ máu chảy chậm.
B.  
cao, tốc độ máu chảy nhanh.
C.  
thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D.  
cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 27: 1 điểm

Ở châu chấu, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển yếu tố nào?

A.  
máu và dịch
B.  
sản phẩm bài tiết.
C.  
khí trong hô hấp.
D.  
chất dinh dưỡng.
Câu 28: 1 điểm

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

A.  
Tuyến ruột và tuyến tụy.
B.  
Gan và thận.
C.  
Phổi và thận.
D.  
Các hệ đệm pH.
Câu 29: 1 điểm

Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

A.  
Dạ cỏ – dạ lá sách – dạ tổ ong – dạ múi khế.
B.  
Dạ cỏ – dạ múi khế – dạ lá sách – dạ tổ ong.
C.  
Dạ tổ ong – dạ cỏ – dạ lá sách – dạ múi khế.
D.  
Dạ cỏ – dạ tổ ong – dạ lá sách – dạ múi khế.
Câu 30: 1 điểm

Ở người, phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tiêu hóa thức ăn trong đường tiêu hóa?

A.  
Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
B.  
Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
C.  
Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.
D.  
Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.
Câu 31: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?

A.  
Giải phóng năng lượng để tổng hợp ATP.
B.  
Dự trữ sản phẩm quang hợp.
C.  
Không giải phóng phân tử CO2.
D.  
Ba bào quan thực hiện là lục lạp, ti thể và perôxixôm.
Câu 32: 1 điểm

Điểm giống nhau giữa quang hợp thực vật C4 và CAM là gì?

A.  
chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày.
B.  
có hô hấp sáng.
C.  
pha sáng và chu trình Canvin diễn ra trong cùng một lục lạp.
D.  
cố định CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm.
Câu 33: 1 điểm

Ở động vật, khi nói về trao đổi khí, phát biểu nào sau đây là sai?

A.  
Bề mặt trao đổi khí mỏng, có diện tích bề mặt lớn.
B.  
Trao đổi khí ở tại bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán.
C.  
Sắc tố hô hấp có chức năng làm tăng nồng độ oxi trong dịch tuần hoàn.
D.  
Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và ẩm ướt.
Câu 34: 1 điểm

Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trọng hệ mạch cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong trong hình này lần lượt là đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ lớn của:

Hình ảnh

A.  
(A) Huyết áp, (B) vận tốc máu, (C) tổng tiết diện của các mạch.
B.  
(A) Vận tốc máu, (B) tổng tiết diện của các mạch, (C) huyết áp.
C.  
(A) Tổng tiết diện của các mạch, (B) huyết áp, (C) vận tốc máu.
D.  
(A) Huyết áp, (B) tổng tiết diện của các mạch, (C) vận tốc máu.
Câu 35: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng lên quá trình quang hợp?

A.  
Tại điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp là cực đại.
B.  
Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.
C.  
Tại điểm bù ánh sáng, cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
D.  
Tại điểm bù ánh sáng, cường độ quang hợp là thấp nhất.
Câu 36: 1 điểm

Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm về các hoạt động của hạt đang nảy mầm. Biết sau khi cấp nước, miệng phễu được bịt kín, nước vôi trong ống nghiệm là nước vôi trong. Khi nước vôi trong ông nghiệm chuyển từ trong sang đục, so với lúc bắt đầu thí nghiệm, phát biểu nào sau đây là sai?

Hình ảnh

A.  
Hàm lượng khí oxi trong bình giảm.
B.  
Nhiệt độ trong bình chứa hạt nảy mầm giảm.
C.  
Hàm lượng khí CO2 tăng.
D.  
Thể tích của hạt tăng.
Câu 37: 1 điểm

Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Hoạt động của phổi và thận tham gia vào quá trình duy trì ổn định độ pH của nội môi.

(II). Khi cơ thể vận động mạnh thì sẽ làm tăng huyết áp.

(III). Hooc môn insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicogen.

(IV). Khi nhịn thở thì sẽ làm tăng độ pH của máu.

??script??
A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 38: 1 điểm

Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các động vật không xương sống đều có hệ tuần hoàn hở.

II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

IV. Ở người, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

A.  
4
B.  
2
C.  
3
D.  
1
Câu 39: 1 điểm

Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.

II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP.

III. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.

IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.

A.  
3
B.  
4
C.  
1
D.  
2
Câu 40: 1 điểm

Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có bao nhiêu hiện tượng sau đây là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?

(I). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.

(II). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng.

(III). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ khi bị va chạm.

(IV). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

(V). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

A.  
3
B.  
5
C.  
4
D.  
2

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,610 lượt xem 70,840 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,039 lượt xem 66,227 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

113,677 lượt xem 61,187 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,948 lượt xem 59,171 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

94,917 lượt xem 51,093 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,751 lượt xem 60,151 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

115,299 lượt xem 62,062 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

128,656 lượt xem 69,258 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,998 lượt xem 51,681 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!