thumbnail

Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020

Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 12

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển tập bộ đề thi môn địa lý từ lớp 6-thpt


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Nhiệt độ nước Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?

A.  
Cao và giảm dần từ Bắc vào Nam
B.  
Thấp và tăng dần từ Bắc vào Nam
C.  
Cao và tăng dần từ Bắc vào Nam
D.  
Thấp và giảm dần từ Bắc vào Nam
Câu 2: 0.25 điểm

Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do đâu?

A.  
có nhiều dãy núi lan ra sát biển
B.  
có nhiều cồn cát, đầm phá
C.  
sông ngòi có lượng phù sa nhỏ
D.  
hay xảy ra thiên tai.
Câu 3: 0.25 điểm

Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông là do đâu?

A.  
ven biển đồng bằng Nam Bộ
B.  
Trung du miền núi Bắc Bộ
C.  
ven biển đồng bằng Bắc Bộ
D.  
ven biển miền Trung
Câu 4: 0.25 điểm

Phần lớn lãnh thổ nước ta có độ cao bao nhiêu?

A.  
Dưới 200m
B.  
Từ 1000 - 2000m
C.  
Dưới 1000m
D.  
Trên 2000m
Câu 5: 0.25 điểm

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do đâu?

A.  
có mạng lưới sông ngòi dày đặc
B.  
sự điều tiết của các hồ chứa nước
C.  
nguồn nước ngầm phong phú
D.  
có mưa phùn vào cuối mùa đông
Câu 6: 0.25 điểm

Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là gì?

A.  
nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi
B.  
nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mưa tăng theo độ cao
C.  
nền nhiệt cao, khí hậu khắc nghiệt
D.  
nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh
Câu 7: 0.25 điểm

Đường bờ biển nước ta kéo dài từ đâu đến đâu?

A.  
Móng Cái đến Cà Mau
B.  
Móng Cái đến Hà Tiên
C.  
Lạng Sơn đến Cà Mau
D.  
Móng Cái đến Bạc Liêu
Câu 8: 0.25 điểm

Gió mùa Tây Nam hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ áp cao nào sau đây?

A.  
Cận chí tuyến Bắc bán cầu
B.  
Cận chí tuyến Nam bán cầu
C.  
Áp cao Xibia
D.  
Bắc Ấn Độ Dương
Câu 9: 0.25 điểm

Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do nguyên nhân nào?

A.  
Biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn
B.  
Khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước
C.  
Khai thác quá mức và tình trạng thu hẹp diện tích rừng ngập mặn
D.  
Mở rộng phạm vi, ngư trường đánh bắt xa bờ
Câu 10: 0.25 điểm

Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A.  
Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung
B.  
Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam
C.  
Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam
D.  
Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam
Câu 11: 0.25 điểm

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta có giới hạn từ đâu đến đâu?

A.  
dãy núi Bạch Mã trở ra Bắc
B.  
tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã
C.  
dãy núi Bạch Mã trở vào Nam
D.  
hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã
Câu 12: 0.25 điểm

Cho biểu đồ:

Hình ảnh

Nhận xét nào đúng với biểu đồ trên:

A.  
Hà Nội có lượng mưa cao nhất, cao hơn Huế 1,5 lần
B.  
Hà Nội có lượng mưa thấp nhất, thấp hơn Huế 1,7 lần
C.  
Hà Nội có lượng mưa thấp nhất, thấp hơn TP Hồ Chí Minh 1,3 lần
D.  
Hà Nội có lượng mưa cao nhất, Huế có lượng mưa đứng thứ 2
Câu 13: 0.25 điểm

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

(Đơn vị: °C)

ThángIIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII
Hà Nội16,417,020,223,727,328,828,928,227,224,621,418,2
Tp.Hồ Chí Minh25,826,727,928,928,327,527,127,126,826,726,425,7

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?

A.  
Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh
B.  
Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh
C.  
Số tháng có nhiệt độ trên 20°C ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội
D.  
Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh
Câu 14: 0.25 điểm

Yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta là gì?

A.  
lao động mang tính mùa vụ
B.  
sự phân hóa theo mùa của khí hậu
C.  
tính chất nhiệt đới của khí hậu
D.  
sự biến động của thị trường
Câu 15: 0.25 điểm

Vùng nào sau đây có thủy triều lên cao nhất và lấn vào sâu nhất ở nước ta?

A.  
Bắc Trung Bộ
B.  
Đông Nam Bộ
C.  
Duyên hải Nam Trung Bộ
D.  
Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 16: 0.25 điểm

Nước ta có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí nào?

A.  
nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu
B.  
nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
C.  
nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế
D.  
nằm ở khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội
Câu 17: 0.25 điểm

Đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có các loại đất chủ yếu là gì?

A.  
đất feralit và đất phù sa
B.  
đất feralit và đất mùn
C.  
đất mùn thô và đất mùn
D.  
đất feralit có mùn và đất mùn
Câu 18: 0.25 điểm

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu nào?

A.  
cận xích đạo gió mùa
B.  
nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
C.  
cận xích đạo
D.  
nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 19: 0.25 điểm

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Trung Quốc?

A.  
Lào Cai
B.  
Sơn La
C.  
Gia Lai
D.  
Kon Tum
Câu 20: 0.25 điểm

Mức độ ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng càng trở nên nghiêm trọng hơn là do đâu?

A.  
mặt đất thấp
B.  
diện mưa bão rộng
C.  
có đê sông, đê biển bao bọc
D.  
mật độ xây dựng cao
Câu 21: 0.25 điểm

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Thái Bình?

A.  
Sông Đà
B.  
Sông Mã
C.  
Sông Cả
D.  
Sông Cầu
Câu 22: 0.25 điểm

Nguyên nhân nào đã gây ra mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta vào nửa cuối mùa đông?

A.  
Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi vào
B.  
Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc hoạt động mạnh
C.  
Gió Mậu dịch nửa cầu Nam hoạt động mạnh
D.  
Gió mùa Đông Bắc qua biển thổi vào
Câu 23: 0.25 điểm

Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của đồng bằng nào sau đây?

A.  
đồng bằng sông Cửu Long
B.  
đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
C.  
đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ
D.  
đồng bằng sông Hồng
Câu 24: 0.25 điểm

Tính chất của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm nào?

A.  
nguồn gốc của đá mẹ
B.  
kĩ thuật canh tác của con người
C.  
quá trình xâm thực - tích tụ
D.  
điều kiện khí hậu ở miền núi
Câu 25: 0.25 điểm

Vì sao nước ta, đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc?

A.  
có nền địa hình thấp hơn
B.  
có nền nhiệt độ cao hơn
C.  
có nền địa hình cao hơn
D.  
có nền nhiệt độ thấp hơn
Câu 26: 0.25 điểm

Diện tích rừng nguyên sinh nước ta hiện nay như thế nào?

A.  
còn rất nhiều
B.  
còn rất ít
C.  
còn ít
D.  
còn nhiều
Câu 27: 0.25 điểm

Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là gì?

A.  
tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm
B.  
chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh
C.  
tài nguyên rừng của nước ta đang phục hồi nhanh cả về số lượng và chất lượng
D.  
tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng
Câu 28: 0.25 điểm

Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta, cần các biện pháp gì?

A.  
có kế hoạch mở rộng đất nông nghiệp
B.  
thực hiện thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
C.  
áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí trên đất dốc
D.  
tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi
Câu 29: 0.25 điểm

Vùng núi nào của nước ta nằm giữa sông Hồng và sông Cả?

A.  
Đông Bắc
B.  
Trường Sơn Nam
C.  
Tây Bắc
D.  
Trường Sơn Bắc
Câu 30: 0.25 điểm

Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài bao nhiêu km?

A.  
2360 km
B.  
hơn 5000 km
C.  
hơn 4600 km
D.  
3260 km
Câu 31: 0.25 điểm

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào sau đây không có ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A.  
Đất mặn
B.  
Đất phèn
C.  
Đất feralit trên đá vôi
D.  
Đất phù sa sông
Câu 32: 0.25 điểm

Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở, đó là vùng gì?

A.  
tiếp giáp lãnh hải
B.  
nội thuỷ
C.  
lãnh hải
D.  
thềm lục địa
Câu 33: 0.25 điểm

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014

NămTổng diện tích có rừng (Triệu ha)Độ che phủ (%)
194314,343,0
19837,222,0
200512,738,0
201413,841,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A.  
Biểu đồ đường
B.  
Biểu đồ miền
C.  
Biểu đồ kết hợp
D.  
Biểu đồ cột
Câu 34: 0.25 điểm

Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc đã làm cho sông ngòi của vùng có đặc điểm gì?

A.  
phần lớn các sông có hướng vòng cung và tây bắc – đông nam
B.  
sông ngắn, dốc, có hướng tây bắc – đông nam và tây – đông
C.  
mạng lưới dày đặc, có nhiều sông lớn
D.  
nhiều sông dài, lòng sông rộng, độ dốc lòng sông nhỏ
Câu 35: 0.25 điểm

Mạng lưới sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A.  
Chủ yếu là các sông lớn
B.  
Phần lớn là các sông nhỏ
C.  
Mạng lưới sông ngòi dày đặc
D.  
Sông ngòi giàu phù sa
Câu 36: 0.25 điểm

Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất ở nước ta là gì?

A.  
Tây Bắc
B.  
Đông Bắc
C.  
BắcTrung Bộ
D.  
Nam Bộ
Câu 37: 0.25 điểm

Thế mạnh nào sau đây không phải ở khu vực đồi núi nước ta?

A.  
Thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường bộ
B.  
Nhiều nơi thuận lợi phát triển du lịch
C.  
Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
D.  
Tập trung nhiều khoáng sản
Câu 38: 0.25 điểm

Bão ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A.  
Mùa bão từ tháng VI đến tháng XI
B.  
Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
C.  
Diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều siêu bão
D.  
Đều được hình thành trên Biển Đông
Câu 39: 0.25 điểm

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là những vùng nào?

A.  
vùng biển; vùng đồng bằng và vùng đồi núi
B.  
vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng và vùng núi cao
C.  
vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi
D.  
vùng biển và thềm lục địa; vùng đồi và vùng núi
Câu 40: 0.25 điểm

Thiên nhiên nước ta phân hóa theo độ cao là do đâu?

A.  
sự phân hóa của sinh vật theo độ cao
B.  
sự phân hóa của khí hậu theo độ cao
C.  
có đường bờ biển dài 3260km
D.  
lãnh thổ kéo dài theo Bắc - Nam

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

108,681 lượt xem 58,520 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,709 lượt xem 59,612 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 giờ

121,459 lượt xem 65,401 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 12

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,717 lượt xem 70,917 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 12

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,805 lượt xem 56,427 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 12

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,117 lượt xem 56,056 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Địa lí 8 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,663 lượt xem 69,818 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Địa lí 7 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

94,953 lượt xem 51,128 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Địa lí 11 năm 2020
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,436 lượt xem 52,465 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!