thumbnail

Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: SỬ 10


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 0: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chỉ hình thành các thị quốc nhỏ ở vùng Địa Trung Hải?

A.  
ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai
B.  
không có điều kiện để tập trung dân cư
C.  
không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng
D.  
cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc
Câu 1: 1 điểm

Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là gì?

A.  
Phố xá, nhà thờ
B.  
Sân vận động, nhà hát
C.  
Bến cảng
D.  
Vùng đất trồng trọt xung quanh
Câu 2: 1 điểm

Nhân tố nào sau đây là cơ sở cơ bản để cư dân cổ đại phương Tây có thể đạt đến trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời kì trước?

A.  
sử dụng công cụ bằng sắt và tiếp xúc với biển.
B.  
cơ sở từ những thành tựu văn hóa trước đó.
C.  
tiếp thu thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông.
D.  
sự ra đời những giai cấp mới có nhiều sáng tạo.
Câu 3: 1 điểm

Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là gì?

A.  
Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc sung
B.  
Phương pháp luyện sắt, đúc sung, thuốc sung, làm men gốm
C.  
Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D.  
Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng
Câu 4: 1 điểm

Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm mục đích gì?

A.  
với tay đến tận các địa phương.
B.  
nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
C.  
tăng cường quyền lực của bộ máy nhà nước.
D.  
đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 5: 1 điểm

Trung Quốc thời Đường, tuyển chọn quan lại dựa theo chế độ nào?

A.  
dòng dõi và tiến cử.
B.  
dòng dõi.
C.  
khoa cử.
D.  
tiến cử.
Câu 6: 1 điểm

Ở Trung Quốc, “Con đường tơ lụa” được hình thành dưới thời nào dưới đây?

A.  
Tần - Hán.
B.  
Đường.
C.  
Minh.
D.  
Thanh.
Câu 7: 1 điểm

Vì sao các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng?

A.  
Thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.
B.  
Con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.
C.  
Có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới; có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.
D.  
Con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.
Câu 8: 1 điểm

Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?

A.  
Từ vượn thành vượn cổ.
B.  
Từ vượn thành Người tối cổ.
C.  
Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.
D.  
Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.
Câu 9: 1 điểm

Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

A.  
Xuất hiện tư hữu.
B.  
Xuất hiện giai cấp.
C.  
Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
D.  
Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
Câu 10: 1 điểm

Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu – nghèo, … là những hệ quả của việc sử dụng công cụ nào sau đây?

A.  
công cụ đá mới.
B.  
công cụ bằng kim loại.
C.  
công cụ bằng đồng.
D.  
công cụ bằng sắt.
Câu 11: 1 điểm

Yếu tố tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là gì?

A.  
chế tạo cung tên.
B.  
công cụ bằng kim khí.
C.  
làm đồ gốm.
D.  
trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 12: 1 điểm

Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?

A.  
Ai Cập (Bắc Phi).
B.  
Lưỡng Hà (Tây Á).
C.  
Ấn Độ.
D.  
Trung Quốc.
Câu 13: 1 điểm

Đối tượng nào sau đây không thuộc giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A.  
Quý tộc, quan lại.
B.  
Tăng lữ.
C.  
Chủ ruộng đất.
D.  
Thương nhân.
Câu 14: 1 điểm

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?

A.  
Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.
B.  
Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
C.  
Được coi là “công cụ biết nói”.
D.  
Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Câu 15: 1 điểm

Ý không phản ánh đúng đặc điểm điểm nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây là gì?

A.  
Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất
B.  
Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống
C.  
Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình
D.  
Chỉ có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người
Câu 16: 1 điểm

Ý không phản ánh đúng nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại?

A.  
Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế
B.  
Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều tham gia Đại hội công dân
C.  
Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc
D.  
Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, bầu ra 10 viên chức điều hành như chính phủ
Câu 17: 1 điểm

Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?

A.  
Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển
B.  
Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao
C.  
Hoạt động thương mại rất phát đạt
D.  
Thể chế dân chủ tiến bộ
Câu 18: 1 điểm

Chức quan Tiết độ sứ được giao cho những công thần và thân tộc đi cai quản vùng biên cương của Trung Quốc dưới thời nào?

A.  
Tần - Hán
B.  
Đường.
C.  
Thanh.
D.  
Minh.
Câu 19: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?

A.  
Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc
B.  
Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
C.  
“Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
D.  
Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công
Câu 20: 1 điểm

Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?

A.  
Tài sản nói chung
B.  
Ruộng đất
C.  
Vàng bạc
D.  
Công cụ sở hữu
Câu 21: 1 điểm

Sau khi thành lập, nhà Đường ở Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ ?

A.  
Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
B.  
Cử người thân tín cai quản các địa phương
C.  
Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương
D.  
Xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại
Câu 22: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn?

A.  
Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.
B.  
Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.
C.  
Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D.  
Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.
Câu 23: 1 điểm

Ý không phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới là gì?

A.  
Chuyển từ nền kinh tế thu lượm tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất (biết trồng trọt và chăn nuôi).
B.  
Biết làm quần áo để mặc, làm nhà để ở, làm đồ trang sức bằng xương và đá.
C.  
Biết sáng tạo trong cuộc sống tinh thần.
D.  
Bắt đầu hình thành những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy
Câu 24: 1 điểm

Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là gì?

A.  
xã hội có giai cấp ra đời.
B.  
gia đình phụ hệ ra đời.
C.  
tư hữu xuất hiện.
D.  
thị tộc tan rã.
Câu 25: 1 điểm

Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là gì?

A.  
phụ thuộc vào thiên nhiên.
B.  
sống theo bầy đàn.
C.  
tính cộng đồng cao.
D.  
hưởng thụ bằng nhau.
Câu 26: 1 điểm

Yếu tố nào sau đây không xuất hiện trong giai đoạn thị tộc phụ hệ?

A.  
Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi
B.  
Xã hội phân hóa giàu nghèo.
C.  
Công cụ lao động kim khí
D.  
Xã hội phân chia giai cấp.
Câu 27: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại?

A.  
đại diện cho thần thánh dưới trần gian.
B.  
tự quyết định mọi chính sách và công việc.
C.  
quản lý việc thu thuế và chỉ huy quân đội.
D.  
người chủ tối cao của đất nước.
Câu 28: 1 điểm

Bộ máy giúp việc cho vua thời kì cổ đại phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ việc nào sau đây?

A.  
Thu thuế.
B.  
Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.
C.  
Chỉ huy quân đội.
D.  
Cai quản đền thờ thần.
Câu 29: 1 điểm

Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?

A.  
Các đền thờ ở Hi lạp
B.  
Đền đài, đấu trường ở Rôma
C.  
Các kim tự tháp ở Ai Cập
D.  
Các thành quách ở Trung Quốc.
Câu 30: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền?

A.  
Chia đất nước thành các tỉnh
B.  
Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)
C.  
Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại
D.  
Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội
Câu 31: 1 điểm

Nhà Thanh ở Trung Quốc là gì?

A.  
Triều đại ngoại tộc
B.  
Triều đại phong kiến dân tộc
C.  
Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
D.  
Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
Câu 32: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?

A.  
Quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.
B.  
Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ
C.  
Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức
D.  
Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh
Câu 33: 1 điểm

Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

A.  
Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền
B.  
Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông
C.  
Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn
D.  
Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận
Câu 34: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại?

A.  
Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
B.  
Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.
C.  
Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
D.  
Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.
Câu 35: 1 điểm

Những giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Tây bao gồm thành phần nào?

A.  
Lãnh chúa phong kiến và nông dân
B.  
Lãnh chúa phong kiến và nông nô
C.  
Địa chủ, nông dân và nô lệ.
D.  
Chủ nô, bình dân và nô lệ
Câu 36: 1 điểm

Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần?

A.  
chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
B.  
tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
C.  
tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
D.  
chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
Câu 37: 1 điểm

Nhà Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nhằm mục đích gì?

A.  
ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.
B.  
bảo vệ lợi ích cho nhân dân Trung Quốc.
C.  
thể hiện độc lập, tự chủ của Trung Quốc.
D.  
kiểm soát phong trào dân chúng.
Câu 38: 1 điểm

Thị tộc được hình thành từ đâu?

A.  
Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
B.  
Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C.  
Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
D.  
Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
Câu 39: 1 điểm

Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là gì?

A.  
Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau hợp thành.
B.  
Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
C.  
Có quan hệ gắn bó với nhau.
D.  
Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

108,481 lượt xem 58,401 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

94,582 lượt xem 50,918 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,065 lượt xem 50,099 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

126,513 lượt xem 68,110 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,552 lượt xem 54,663 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,687 lượt xem 63,350 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 10

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,641 lượt xem 66,556 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

113,440 lượt xem 61,061 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,554 lượt xem 69,741 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!