thumbnail

Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: SỬ 11


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Họa sĩ danh tiếng với nghệ thuật vẽ tranh phong cảnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là?

A.  
Van Gốc ( Hà Lan)
B.  
Phu-gia-ta ( Nhật Bản)
C.  
Pi-cát-xô ( Tây Ban Nha).
D.  
Lê-vi-tan ( Nga)
Câu 2: 0.25 điểm

Theo những nhà xã hội không tưởng phương thức sản xuất cuối cùng của xã hội loài người là gì?

A.  
Chủ nghĩa tư bản.
B.  
Chủ nghĩa xã hội
C.  
Chủ nghĩa cộng sản
D.  
Chế độ không có tư hữu
Câu 3: 0.25 điểm

Nội dung cơ bản của tư tưởng và văn học – nghệ thuật ở thế kỉ XIX là?

A.  
Tố cáo hiện thực xã hội
B.  
Khát vọng về cuộc sống tốt đẹp
C.  
Ca ngợi tinh thần tự do, bình đẳng, dân chủ
D.  
Tất cả các ý trên
Câu 4: 0.25 điểm

Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là?

A.  
cộng hòa.
B.  
Liên bang.
C.  
quân chủ chuyên chế
D.  
quân chủ lập hiến.
Câu 5: 0.25 điểm

Chính sách đối ngoại của chính quyền Tô-ku-ga-oa đối với các nước phương Tây như thế nào?

A.  
Hợp tác toàn diện với Mĩ và phương Tây.
B.  
Cấm tuyệt đối Mĩ và phương Tây vào buôn bán trên đất nước.
C.  
Đuổi người Mĩ và phương Tây ra khỏi đất nước Nhật.
D.  
‘Mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây
Câu 6: 0.25 điểm

Hai đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX là

A.  
Tầng lớp quý tộc phong kiến và tầng lớp võ sĩ.
B.  
Tầng lớp tăng lữ và quý tộc mới.
C.  
Tầng lớp võ sĩ và nông dân công xã.
D.  
Tầng lớp quý tộc phong kiến và nông nô.
Câu 7: 0.25 điểm

Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?

A.  
Khoa học kĩ thuật.
B.  
Pháp luật.
C.  
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D.  
Giáo lí của các tôn giáo.
Câu 8: 0.25 điểm

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A.  
Nông nghiệp lạc hậu.
B.  
Công nghiêp phát triển.
C.  
Thương mại hàng hóa.
D.  
Sản xuất quy mô lớn.
Câu 9: 0.25 điểm

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A.  
Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.
B.  
Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C.  
Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.
D.  
Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
Câu 10: 0.25 điểm

Thực hiện những cải cách về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?

A.  
Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
B.  
Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
C.  
Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D.  
Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Câu 11: 0.25 điểm

Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị?

A.  
Tư sản.
B.  
Nông dân.
C.  
Thị dân.
D.  
Quý tộc tư sản hóa.
Câu 12: 0.25 điểm

Đế quốc Nhật có đặc điểm là gì?

A.  
Đế quốc thực dân
B.  
Đế quốc cho vay nặng lãi
C.  
Đế quốc hiếu chiến
D.  
Đế quốc phong kiến quân phiệt
Câu 13: 0.25 điểm

Cuộc khởi nghĩa Bom-bay đã buộc thực dân Anh phải?

A.  
Thu đồi đạo luật chia cắt Ben-gan
B.  
Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ
C.  
Trả tự do cho B.G.Ti-lắc
D.  
Nới lỏng ách cai trị ở Ấn Độ
Câu 14: 0.25 điểm

Sự kiện nào đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?

A.  
Trở thành lực lượng lãnh đạo cao trào 1905 – 1908
B.  
Quyết định thành lập Đảng Quốc Đại
C.  
Thành lập phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc Đại
D.  
Thực hiện chủ trương đấu tranh ôn hòa trong Đảng Quốc Đại
Câu 15: 0.25 điểm

Quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX thuộc về?

A.  
Giai cấp tư sản Anh
B.  
Các chúa phong kiến Ấn Độ
C.  
Chính phủ Anh
D.  
Nhân dân Ấn Độ
Câu 16: 0.25 điểm

Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại đã đưa ra những yêu cầu gì đối với Chính phủ thực dân Anh?

A.  
Nắm quyền cai trị, phát triển kĩ nghệ, cải cách giáo dục, xã hội
B.  
Tham gia hội đồng trị sự, phát triển kĩ nghệ, cải cách giáo dục, xã hội
C.  
Tham gia chính quyền, phát triển kĩ nghệ, cải cách giáo dục, xã hội
D.  
Điều hành hội đồng trị sự, cải cách giáo dục, xã hội
Câu 17: 0.25 điểm

Đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ là gì?

A.  
Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Bom – Bay năm 1905
B.  
Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Can – cút - ta năm 1905
C.  
10 vạn nhân dân Ấn Độ biểu tình nhân ngày “quốc tang” (16-10-1905)
D.  
Cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân Bom – Bay (6 – 1908)
Câu 18: 0.25 điểm

Với việc ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở đâu?

A.  
Bom – bay và Ben-gan.
B.  
Can-cút-ta và Ben-gan.
C.  
Bom-bay và sông Hằng.
D.  
Bom-bay và Can-cút-ta.
Câu 19: 0.25 điểm

Ngày 16-10-1905, khắp nơi trên đất nước Ấn Độ vang lên khẩu hiệu gì để chống thực dân Anh?

A.  
“Ấn Độ của người Hồi giáo”.
B.  
“Ấn Độ của người Ben-gan”.
C.  
“Ấn Độ của người Ấn Độ”.
D.  
‘Án Độ của người Pa-ki-xtan”
Câu 20: 0.25 điểm

Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận?

A.  
Muốn được tham gia vào chính quyền và hợp tác với tư sản Anh.
B.  
Muốn được tự do phát triển kinh tế và tham gia chính quyền.
C.  
Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phát triển sản xuất.
D.  
Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ.
Câu 21: 0.25 điểm

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bom-bay năm 1905 là do nhân dân phản đối?

A.  
Bản án 6 năm tù của Ti-lắc
B.  
Đạo luật chia đôi xứ Bengan
C.  
Sự đàn áp của thực dân Anh
D.  
Chính sách chia để trị
Câu 22: 0.25 điểm

Hậu quả nào không phải của chính sách thống trị Ấn Độ của thực dân Anh từ khi xâm lược đến cuối thế kỉ XIX?

A.  
Nhiều người chết đói
B.  
Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn
C.  
Đời sống nhân dân ổn định
D.  
Nạn đói liên tiếp xảy ra
Câu 23: 0.25 điểm

“Phương án Maobatton” vào năm 1947 tương đồng về bản chất với chính sách nào trước đó của Anh ở Ấn Độ?

A.  
Chính sách chia để trị, ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben – gan miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn
B.  
Chính sách chia để trị, ban hành đạo luật chia đôi đất nước Ấn độ thành Ấn Độ theo đạo Ấn và Pa – Ki – Xtan theo đạo Hồi
C.  
Chính sách cải tổ từ trung ương xuống địa phương, tăng cường mối liên hệ với quý tộc phong kiến và các tiểu vương quốc
D.  
Chính sách dùng người Ấn độ trị người Ấn độ, tăng cường người Ấn Độ trong ngành dân chính và quân đội
Câu 24: 0.25 điểm

Nguồn gốc sâu xa của cuộc khởi nghĩa Xipay là gì?

A.  
Mâu thuẫn giữa Hin đu giáo với Kitô giáo
B.  
Cuộc sống cực khổ của binh lính Ấn Độ
C.  
Binh lính muốn cải thiện đời sống
D.  
Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh
Câu 25: 0.25 điểm

Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

A.  
Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập
B.  
Ngày đạo luật chia cắt Bengan có hiệu lực
C.  
Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam
D.  
Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại
Câu 26: 0.25 điểm

Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì?

A.  
Có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đông Nam Á
B.  
Đất rộng, người đông, có nhiều nguyên liệu và nền văn hóa lâu đời
C.  
Còn ở trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị
D.  
Có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực châu Á
Câu 27: 0.25 điểm

Vì sao thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben – gan?

A.  
Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ
B.  
Do sự phản đối mạnh mẽ của tầng lớp trên có thế lực
C.  
Do thực dân Anh đã đạt được mục đích chia cắt Ấn Độ
D.  
Cả ba đáp án đều đúng
Câu 28: 0.25 điểm

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ cuối thế kỉ XIX là gì?

A.  
Lật đổ nền thống trị của quý tộc phong kiến Ấn Độ
B.  
Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc
C.  
Muốn phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và được tham gia chính quyền
D.  
Đòi thực dân Anh cho Ấn Độ được hưởng quy chế tự trị
Câu 29: 0.25 điểm

Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm?

A.  
Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ
B.  
Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ
C.  
Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình
D.  
Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình
Câu 30: 0.25 điểm

Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ?

A.  
Khơi sâu sự thù hằn dân tộc, thực hiện chính sách chia để trị
B.  
Đưa đẳng cấp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị Ấn Độ
C.  
Trực tiếp cai trị Ấn Độ
D.  
Mua chuộc thế lực phong kiến
Câu 31: 0.25 điểm

Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là?

A.  
Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.
B.  
Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C.  
Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905
D.  
Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.
Câu 32: 0.25 điểm

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?

A.  
Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc.
B.  
Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á.
C.  
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ.
D.  
Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
Câu 33: 0.25 điểm

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã?

A.  
lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
B.  
đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.
C.  
giải phóng người lao động khỏi mọi sự áp bức.
D.  
lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 34: 0.25 điểm

Ai là vị lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A.  
Xtalin
B.  
Ănghen.
C.  
Lênin.
D.  
Các Mác
Câu 35: 0.25 điểm

Sau cách mạng thảng Hai 1917 các Xô viết được thành lập đại biểu cho những giai cấp và tầng lớp nào?

A.  
Công nhân, binh lính.
B.  
Công nhân, nông dân, binh lính.
C.  
Công nhân, nông dân
D.  
Nông dân, binh lính.
Câu 36: 0.25 điểm

Tại Xô Viết toàn Nga, sắc lệnh nào được thông qua?

A.  
Sắc lệnh bánh mì và Sắc lệnh ruộng đất.
B.  
Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
C.  
Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh bánh mì.
D.  
Sắc lênh hòa bình, Sắc lệnh bánh mì và Sắc lệnh ruộng đất.
Câu 37: 0.25 điểm

Mở ra kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga đó là gì?

A.  
mục đích của Cách mạng tháng Mười Nga
B.  
ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga.
C.  
nguyên tắc của Cách mạng tháng Mười Nga.
D.  
nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 38: 0.25 điểm

Ý nào không phản ánh ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga?

A.  
Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga được giải phóng
B.  
Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc.
C.  
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.
D.  
Làm thay đổi căn bản cục diện thế giới.
Câu 39: 0.25 điểm

Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là gì?

A.  
Tham chiến một cách có điều kiện.
B.  
Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C.  
Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
D.  
Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 40: 0.25 điểm

Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì?

A.  
dân chủ tư sản kiểu cũ.
B.  
cách mạng vô sản.
C.  
dân chủ tư sản kiểu mới
D.  
cách mạng tư sản triệt để.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,394 lượt xem 70,735 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

115,492 lượt xem 62,174 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

125,487 lượt xem 67,557 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,985 lượt xem 50,596 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,358 lượt xem 60,480 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,346 lượt xem 52,402 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

118,932 lượt xem 64,022 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

113,440 lượt xem 61,061 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,554 lượt xem 69,741 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!