thumbnail

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là

A.  
Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
B.  
Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man
C.  
Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập
D.  
Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Câu 2: 1 điểm

Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là

A.  
Bạo động toàn dân
B.  
Bạo động có sự chuẩn bị
C.  
Bạo động toàn quốc, bạo động có sự chuẩn bị
D.  
Bạo động có sự giúp đỡ của bên ngoài
Câu 3: 1 điểm

Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A.  
Kinh tế tư bản chủ nghĩa
B.  
Kinh tế phong kiến
C.  
Kinh tế nông nghiệp thuần túy
D.  
Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân
Câu 4: 1 điểm

Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A.  
Tư bản nhà nước
B.  
Tư bản tư nhân
C.  
Tư bản ngân hàng
D.  
Tư bản công nghiệp
Câu 5: 1 điểm

Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

A.  
Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
B.  
Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
C.  
Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp
D.  
Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
Câu 6: 1 điểm

“Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

A.  
Bình Ngô Đại Cáo
B.  
Chiếu Cần Vương
C.  
Chỉ dụ của vua Bảo Đại
D.  
Chiếu dời đô
Câu 7: 1 điểm

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A.  
Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga
B.  
Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ.
C.  
Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp
D.  
Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Câu 8: 1 điểm

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

A.  
đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B.  
đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C.  
đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D.  
đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 9: 1 điểm

“Nghìn muôn ức triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Người dân ta, của dân ta Dân là dân nước, nước là nước dân” Đoạn thơ trên đây đã thể hiện sự chuyển biến tiến bộ gì trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

A.  
Gắn trung quân với ái quốc
B.  
Gắn dân với nước
C.  
Gắn độc lập dân tộc với chế độ quân chủ lập hiến
D.  
Gắn độc lập dân tộc với chế độ cộng hoà
Câu 10: 1 điểm

Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào trong lĩnh vực kinh tế?

A.  
Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán
B.  
Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh
C.  
Vận động nhân dân dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại
D.  
Mở rộng buôn bán trong nước
Câu 11: 1 điểm

Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?

A.  
Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý
B.  
Khảo sát trên một phạm vi rộng
C.  
Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý
D.  
Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến
Câu 12: 1 điểm

“Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của ai

A.  
Phan Bội Châu
B.  
Phan Châu Trinh
C.  
Huỳnh Thúc Kháng
D.  
Lương Văn Can
Câu 13: 1 điểm

Hoạt động được Phan Châu Trinh chú trọng trong ngành nông nghiệp đầu thế kỉ XX là

A.  
Vận động chia lại ruộng đất cho nông dân
B.  
Vận dụng phương pháp sản xuất mới
C.  
Cải tạo các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
D.  
Phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu
Câu 14: 1 điểm

Mục tiêu của phong trào Cần Vương là

A.  
Đánh đuổi Pháp thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
B.  
Lật đổ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.
C.  
Đánh đuổi Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.
D.  
Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 15: 1 điểm

Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

A.  
Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai
B.  
Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam
C.  
Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành
D.  
Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại
Câu 16: 1 điểm

Trọng tâm hoạt động của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX trong lĩnh vực giáo dục là

A.  
Thay đổi nội dung học tập, chú ý đến các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật
B.  
Tiến hành cải cách giáo dục, dạy nhiều nội dung lịch sử, văn học
C.  
Mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới
D.  
Sử dụng chữ Nôm, không dạy chữ Hán
Câu 17: 1 điểm

Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A.  
Cầu Chương Dương
B.  
Cầu Long Biên
C.  
Cầu Tràng Tiền
D.  
Cầu Hàm Rồng
Câu 18: 1 điểm

Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống. “Lòng yêu ước của …… không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”. (Theo Mac-xen Gô-Chi-ê, Ông vua bị lưu đầy)

A.  
Phan Đình Phùng.
B.  
Phan Châu Trinh.
C.  
Tôn Thất Thuyết.
D.  
Vua Hàm Nghi.
Câu 19: 1 điểm

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo?

A.  
Đinh Công Tráng
B.  
Nguyễn Thiện Thuật
C.  
Phan Đình Phùng
D.  
Đinh Gia Quế
Câu 20: 1 điểm

Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

A.  
Gácniê
B.  
Rivie
C.  
Cuốcbê
D.  
Đuypuy
Câu 21: 1 điểm

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của

A.  
Trương Định và Nguyễn Trung Trực
B.  
Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc
C.  
Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực
D.  
Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc
Câu 22: 1 điểm

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

A.  
Cao Điền và Tống Duy Tân
B.  
Tống Duy Tân và Cao Thắng
C.  
Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
D.  
Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Câu 23: 1 điểm

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?

A.  
Là định hướng cơ bản.
B.  
Chỉ là một trong nhiều nhân tố.
C.  
Đây là giai đoạn quyết định.
D.  
Là cơ sở quan trọng.
Câu 24: 1 điểm

Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa và biến thành cuộc đấu tranh nào?

A.  
Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân
B.  
Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
C.  
Đấu tranh vũ trang, tiêu biểu là Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
D.  
Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Câu 25: 1 điểm

Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A.  
Giai cấp công nhân và tư sản.
B.  
Giai cấp tư sản.
C.  
Giai cấp tiểu tư sản.
D.  
Giai cấp công nhân.
Câu 26: 1 điểm

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

A.  
Đề Nắm
B.  
Đề Thám
C.  
Đề Sặt
D.  
Đề Nguyên
Câu 27: 1 điểm

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam

A.  
Phát triển nhanh, cân đối.
B.  
Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.
C.  
Không phụ thuộc vào chính quốc.
D.  
Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 28: 1 điểm

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A.  
Học sinh, sinh viên.
B.  
Tiểu thương, địa chủ.
C.  
Nhà báo, nhà giáo.
D.  
Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.
Câu 29: 1 điểm

Nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) được tổ chức như thế nào?

A.  
Tập trung thành những đội quân lớn.
B.  
Phiên chế thành những phân đội nhỏ.
C.  
Vừa tập trung vừa phân tán.
D.  
Tổ chức thành các quân thứ.
Câu 30: 1 điểm

Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)

A.  
Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
B.  
Quân triều đình chống cự yếu ớt.
C.  
Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D.  
Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 31: 1 điểm

Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?

A.  
Tiến hành chống Pháp và phong kiến dựa vào tầng lớp tư sản, giành độc lập dân tộc
B.  
Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
C.  
Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc
D.  
Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, khôi phục độc lập cho nước Việt Nam
Câu 32: 1 điểm

Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ

A.  
một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
B.  
một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
C.  
một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
D.  
từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
Câu 33: 1 điểm

Căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy được xây dựng trên vùng địa hình như thế nào?

A.  
Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm.
B.  
Vùng núi cao hiểm trở.
C.  
Vùng sông nước.
D.  
Vùng trung du có nhiều rừng rậm.
Câu 34: 1 điểm

Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai?

A.  
Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
B.  
Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa
C.  
Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì
D.  
Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì
Câu 35: 1 điểm

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?

A.  
Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B.  
Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C.  
Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D.  
Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Câu 36: 1 điểm

Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

A.  
Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ
B.  
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
C.  
Nguồn than đá dồi dào
D.  
Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì
Câu 37: 1 điểm

Đâu không phải nguyên nhân khiến Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách xã hội?

A.  
Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó
B.  
Do ảnh hưởng yếu tố quê hương
C.  
Do thất bại của phong trào Đông Du
D.  
Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam
Câu 38: 1 điểm

Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?

A.  
giai cấp tư sản dân tộc
B.  
đại địa chủ phong kiến
C.  
giai cấp nông dân
D.  
giai cấp công nhân
Câu 39: 1 điểm

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

A.  
Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
B.  
Tổ chức phản công để phá vòng vây
C.  
Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
D.  
Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Câu 40: 1 điểm

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

A.  
Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp
B.  
Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất
C.  
Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam
D.  
Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

107,002 lượt xem 57,610 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

96,249 lượt xem 51,821 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

119,481 lượt xem 64,330 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

105,016 lượt xem 56,539 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

103,575 lượt xem 55,762 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,254 lượt xem 52,360 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

135,943 lượt xem 73,192 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,931 lượt xem 60,263 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

127,597 lượt xem 68,698 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!