thumbnail

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021

Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là gì?

A.  
Một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc
B.  
Đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
C.  
Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước
D.  
Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
Câu 2: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?

A.  
Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B.  
Miền Bắc vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C.  
Miền Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D.  
Cả hai miền thực hiện cùng một lúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 3: 0.25 điểm

Cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) có điểm gì khác so với người Pháp trước đây?

A.  
Người Mĩ trực tiếp cai trị
B.  
Cai trị gián tiếp thông qua chính quyền tay sai bản xứ
C.  
Đứng đầu đất nước là người Mĩ, các cấp phía dưới là người Việt Nam
D.  
Đứng đầu đất nước là các tướng lĩnh cấp cao của cả Mĩ và Việt Nam
Câu 4: 0.25 điểm

Trong thời kì 1954 -1975, sự kiện nào dưới đây làm thất bại âm mưu “lấp sông Bến Hải, tấn công miền Bắc” của Mĩ - Diệm?

A.  
Chiến thắng Vạn Tường
B.  
Chiến thắng Bình Giã.
C.  
Chiến thắng Ấp Bắc.
D.  
Phong trào Đồng Khởi.
Câu 5: 0.25 điểm

Đâu không phải là lý do để người Mĩ lựa chọn Ngô Đình Diệm trở thành quân bài chính ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954?

A.  
Tinh thần chống cộng quyết liệt
B.  
Có xuất thân công giáo
C.  
Không có xu hướng thân Pháp trước đây
D.  
Không có mối liên hệ với triều đình Huế trước đây
Câu 6: 0.25 điểm

Đâu không phải điểm bất lợi khi Việt Nam quyết tâm kiên trì con đường bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước sau năm 1954?

A.  
Kẻ thù của Việt Nam là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới
B.  
Liên Xô, Trung Quốc không ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ
C.  
Cục diện 2 cực, 2 phe chi phối chiến tranh Việt Nam
D.  
Phong trào cách mạng thế giới đang rơi vào tình trạng thoái trào
Câu 7: 0.25 điểm

Tại sao chế độ phong kiến đã bị lật đổ nhưng vẫn cần phải tiến hành cải cách ruộng đất ở Việt Nam?

A.  
Do quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại
B.  
Do giai cấp địa chủ trở thành tay sai chống đối cách mạng
C.  
Do ruộng đất là yêu cầu số 1 của nông dân thời thuộc địa
D.  
Do nhu cầu quốc hữu hóa ruộng đất để sản xuất tập thể
Câu 8: 0.25 điểm

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) có tác động như thế nào đến tiến trình cách mạng Việt Nam?

A.  
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc
B.  
Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Bắc
C.  
Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở miền Bắc
D.  
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc
Câu 9: 0.25 điểm

Nguyên nhân chính khiến cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam gặp phải những hạn chế là gì?

A.  
Không vận dụng cách thức cải cách của Trung Quốc vào Việt Nam
B.  
Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế
C.  
Do sự chống phá của các thế lực thù địch
D.  
Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế
Câu 10: 0.25 điểm

Qua quá trình tổ chức và lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957), bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để là cho Đảng là gì?

A.  
Phải vận dụng bài học kinh nghiệm cải cách ruộng đất từ Trung Quốc
B.  
Phải huy động toàn dân tham gia vào cải cách
C.  
Phải bám sát thực tế, dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa
D.  
Phải nâng cao trình độ cán bộ, Đảng viên
Câu 11: 0.25 điểm

Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?

A.  
Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất, đoàn kết
B.  
Xu thế hòa hoãn trên thế giới xuất hiện
C.  
Xu thế toàn cầu hóa phát triển
D.  
Cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra căng thẳng ở châu Âu
Câu 12: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

A.  
Thời gian quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam
B.  
Trách nhiệm thực hiện việc thống nhất đất nước
C.  
Quy định về phân chia khu vực đóng quân, chuyển giao quân đội
D.  
Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
Câu 13: 0.25 điểm

Về nội dung, điểm giống nhau quan trọng nhất giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) là

A.  
Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
B.  
Đều quy định ngừng bắn, lập lại hòa bình.
C.  
Đều quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước ta.
D.  
Đều quy định Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành hiệp định.
Câu 14: 0.25 điểm

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều

A.  
đánh dấu chấm dứt các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc.
B.  
quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng.
C.  
là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
D.  
phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường
Câu 15: 0.25 điểm

Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

A.  
Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
B.  
Quy định về vấn đề rút quân
C.  
Vấn đề thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam
D.  
Tính chất của hiệp định
Câu 16: 0.25 điểm

Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là

A.  
về vị trí đóng quân của các bên tham chiến.
B.  
đưa đến việc thiết lập hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
C.  
kí kết sau khi có thắng lợi quân sự quyết định.
D.  
buộc các nước đế quốc rút quân về nước.
Câu 17: 0.25 điểm

Thuận lợi căn bản nhất được tạo ra từ hiệp định Pari năm 1973 giúp nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì?

A.  
Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
B.  
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đồng ý thương lượng để thống nhất đất nước
C.  
Mĩ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết không can thiệp trở lại
D.  
Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng
Câu 18: 0.25 điểm

Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?

A.  
Cần có một thắng lợi quân sự đủ lớn để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán
B.  
Vấn đề của Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự quyết định
C.  
Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trong đàm phán quốc tế
D.  
Cần lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn để dung hòa lợi ích dân tộc
Câu 19: 0.25 điểm

Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?

A.  
“Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B.  
“Đánh chắc, thắng chắc”.
C.  
“Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D.  
“Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Câu 20: 0.25 điểm

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?

A.  
Đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
B.  
Mục đích là để phá khối cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ
C.  
Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán của Pháp, làm kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản
D.  
Buộc Nava phải tiếp tục điều quân từ Âu- Phi về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ
Câu 21: 0.25 điểm

Điểm khác biệt trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 so với phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?

A.  
Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B.  
Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch mạnh.
C.  
Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối mạnh.
D.  
Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
Câu 22: 0.25 điểm

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: kế hoạch Nava vừa ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại?

A.  
Đúng. Vì nó tạo ra mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng
B.  
Sai. Vì được trang bị đầy đủ thiết bị quân sự hiện đại
C.  
Sai. Vì lực lượng quân đội huy động cho kế hoạch lớn và tinh nhuệ
D.  
Đúng. Vì thời gian để chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)
Câu 23: 0.25 điểm

Kế hoạch Nava khi vừa mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại vì

A.  
Không đủ quân để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động
B.  
Phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển
C.  
Bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương
D.  
Ra đời trong khó khăn bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán sâu sắc
Câu 24: 0.25 điểm

Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là

A.  
Xây dựng hệ thống phòng tuyến công sự bao quanh đồng bằng Bắc Bộ
B.  
Tập trung xây dựng một lực lượng cơ động mạnh
C.  
Tiến hành chiến tranh tổng lực để bình định vùng tạm chiếm
D.  
Chuyển hướng tiến công chiến lược vào phía Nam
Câu 25: 0.25 điểm

Các kế hoạch Rơve, Đờlát đơ Tátxinhi và Nava của thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?

A.  
Giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B.  
Mong muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh xâm lược
C.  
Buộc Việt Nam phải đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Pháp.
D.  
Giành lại thế chủ động đã mất trên chiến trường Bắc Bộ.
Câu 26: 0.25 điểm

Mục đích chung giữa ba kế hoạch quân sự của Pháp: Đờ Lát đơ Tátxinhi, Rơve, Nava là

A.  
kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B.  
buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.
C.  
giành thế chủ động trên chiến trường.
D.  
giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 27: 0.25 điểm

Điểm chung giữa các kế hoạch quân sự: kế hoạch tấn công Việt Bắc (1947); kế hoạch Rơve; kế hoạch Nava của thực dân Pháp triển khai ở Đông Dương là

A.  
nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B.  
đánh nhanh thắng nhanh.
C.  
thực hiện chiến tranh tổng lực.
D.  
giành thắng lợi quyết định.
Câu 28: 0.25 điểm

Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ hay không? Vì sao?

A.  
Không. Vì đây chỉ là sự giúp đỡ đồng minh đơn
B.  
Có. Vì Mĩ đã đưa quân viễn chinh vào giúp Pháp xâm lược Đông Dương
C.  
Không. Vì Việt Nam không phải là điểm trọng tâm trong chiến lược toàn cầu
D.  
Có. Vì đàn áp cách mạng Việt Nam nằm trong mục tiêu của chiến lược toàn cầu
Câu 29: 0.25 điểm

Việc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) đã thể hiện âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Đông Nam Á?

A.  
Thúc đẩy tự do dân chủ ở Đông Nam Á
B.  
Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương.
C.  
Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Đông Nam Á.
D.  
Ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản.
Câu 30: 0.25 điểm

Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?

A.  
“Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B.  
“Đánh chắc, thắng chắc”.
C.  
“Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D.  
“Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Câu 31: 0.25 điểm

Đâu không phải là lý do khiến cho giai cấp tư sản Việt Nam không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng?

A.  
Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại
B.  
Do chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào Việt Nam lấn át tư tưởng tư sản
C.  
Do con đường cách mạng tư sản không còn sức hấp dẫn như trước
D.  
Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam
Câu 32: 0.25 điểm

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng có điểm gì giống nhau?

A.  
Đều ra đời do sự phát triển của phong trào yêu nước
B.  
Đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lê nin
C.  
Đều hướng tới thiết lập chế độ dân chủ đại nghị
D.  
Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản
Câu 33: 0.25 điểm

Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ tư tưởng của

A.  
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin
B.  
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
C.  
Dân chủ tư sản của đảng Quốc Đại ở Ấn Độ
D.  
Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản
Câu 34: 0.25 điểm

Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây đối với lịch sử trong những năm 20 của thế kỷ XX?

A.  
Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.
B.  
Là vũ khí tư tưởng của phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
C.  
Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D.  
Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang khuynh hướng vô sản.
Câu 35: 0.25 điểm

Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của 3 tổ chức cộng sản ra đời 1930 ở Việt Nam là gì?

A.  
Mục đích giải phóng giai cấp vô sản
B.  
theo khuynh hướng cách mạng vô sản
C.  
mục đích giải phóng dân tộc
D.  
theo khuynh hướng cách mạng
Câu 36: 0.25 điểm

Vì sao năm 1929 ở Việt Nam lại có sự đấu tranh giữa hai xu hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng?

A.  
Do mức độ phát triển khác nhau giữa các vùng của phong trào công nhân, yêu nước
B.  
Do sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa khuynh hướng tư sản và vô sản
C.  
Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở các vùng khác nhau
D.  
Do Bắc Kì chịu ảnh hưởng mạnh của phong trào công nhân Trung Quốc
Câu 37: 0.25 điểm

Đâu không phải là nguyên nhân đưa tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930?

A.  
Do cùng chung một hệ tư tưởng
B.  
Do sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản
C.  
Do nguyện vọng của quần chúng là thống nhất
D.  
Do tài năng, uy tín của Nguyễn Ái Quốc
Câu 38: 0.25 điểm

Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong 3 thập niên đầu thế kỉ XX?

A.  
Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917)
B.  
Do chủ nghĩa Mác Lênin không thể phát triển khi không có phong trào yêu nước
C.  
Do phong trào yêu nước phát triển cần có tổ chức lãnh đạo phù hợp
D.  
Do lực lượng công nhân còn hạn chế, chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng
Câu 39: 0.25 điểm

Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là

A.  
Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.
B.  
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc.
C.  
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm.
D.  
Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 40: 0.25 điểm

Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam so với cách mạng vô sản ở phương Tây là gì?

A.  
Cách mạng Việt Nam phải trải qua 3 bước phát triển, trước hết là giải phóng dân tộc
B.  
Tiến hành ngay một cuộc đấu tranh giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản
C.  
Tiến hành đồng thời đấu tranh dân tộc và giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản
D.  
Chỉ cần tiến hành cuộc đấu tranh dân tộc để đi tới xã hội cộng sản

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

108,254 lượt xem 58,282 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

114,727 lượt xem 61,768 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

128,021 lượt xem 68,922 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

105,293 lượt xem 56,686 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

122,990 lượt xem 66,213 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,284 lượt xem 70,679 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

137,223 lượt xem 73,878 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,734 lượt xem 63,385 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021Lịch sử
Đề thi học kỳ, Lịch Sử Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

125,313 lượt xem 67,466 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!