thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020

Thi THPTQG, GDCD

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Cha mẹ mất, T không chia tài sản cho em trai theo di chúc. Trong trường hợp này, T đã vi phạm

A.  
dân sự.
B.  
hình sự.
C.  
hành chính.
D.  
kỉ luật.
Câu 2: 0.25 điểm

Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn vì sự phát triển của con người?

A.  
Bản chất giáo dục của pháp luật.
B.  
Bản chất xã hội của pháp luật.
C.  
Bản chất văn hóa của pháp luật.
D.  
Bản chất giai cấp của pháp luật.
Câu 3: 0.25 điểm

A là công nhân của nhà máy xi măng H. Nhiều lần A nghỉ việc không lí do nên Giám đốc nhà máy đã ra quyết định buộc thôi việc đối với A. Vậy A đang chịu trách nhiệm

A.  
kỉ luật.
B.  
dân sự.
C.  
hình sự.
D.  
hành chính.
Câu 4: 0.25 điểm

Tổ chức duy nhất có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật là

A.  
Tòa án.
B.  
Nhà nước.
C.  
Chính phủ.
D.  
Quốc hội.
Câu 5: 0.25 điểm

P bị phạt 2 năm tù giam vì lấy cắp xe máy của chị B. Trường hợp này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A.  
Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
B.  
Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C.  
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D.  
Tính quy phạm phổ biến.
Câu 6: 0.25 điểm

Việc Nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện

A.  
chức năng của pháp luật.
B.  
đặc trưng của pháp luật.
C.  
bản chất của pháp luật.
D.  
vai trò của pháp luật.
Câu 7: 0.25 điểm

Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A.  
Tính quyền lực bắt buộc chung.
B.  
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C.  
Tính quy phạm phổ biến.
D.  
Tính quy định phổ thông.
Câu 8: 0.25 điểm

Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

A.  
Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
B.  
Không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng.
C.  
Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm.
D.  
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe người khác.
Câu 9: 0.25 điểm

Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước ghi nhận trong

A.  
Luật dân sự.
B.  
Luật và chính sách.
C.  
Hiến pháp.
D.  
Hiến pháp và luật.
Câu 10: 0.25 điểm

Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A.  
nghĩa vụ trong kinh doanh.
B.  
quyền tự chủ trong kinh doanh.
C.  
trách nhiệm pháp lí.
D.  
quyền lao động của công dân.
Câu 11: 0.25 điểm

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải

A.  
bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B.  
chịu trách nhiệm hành chính.
C.  
chịu trách nhiệm hình sự.
D.  
bị truy tố và xét xử trước tòa.
Câu 12: 0.25 điểm

Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

A.  
Chị B, ông H và anh Q.
B.  
Anh M, ông H, anh Q và anh K.
C.  
Ông H, anh M và anh K.
D.  
Anh M, anh K và anh Q.
Câu 13: 0.25 điểm

Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào?

A.  
Bình đẳng trước pháp luật.
B.  
Bình đẳng về quyền con người.
C.  
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D.  
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 14: 0.25 điểm

Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí là nhằm

A.  
giáo dục, răn đe.
B.  
khuyến khích, động viên.
C.  
tuyên truyền, giáo dục.
D.  
giác ngộ tư tưởng.
Câu 15: 0.25 điểm

Đặc trưng nào sau đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

A.  
Tính quy phạm phổ biến.
B.  
Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C.  
Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D.  
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 16: 0.25 điểm

Anh H và chị T đi đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn của anh H và chị T là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A.  
Thi hành pháp luật.
B.  
Tuân thủ pháp luật.
C.  
Sử dụng pháp luật.
D.  
Áp dụng pháp luật.
Câu 17: 0.25 điểm

Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A.  
Ông B và bố con ông A.
B.  
Ông A, ông B và ông T.
C.  
Ông A và ông T.
D.  
Ông A và ông B.
Câu 18: 0.25 điểm

Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ pháp luật được áp dụng với

A.  
từ 16 tuổi trở lên.
B.  
viên chức nhà nước.
C.  
tất cả mọi người.
D.  
người vi phạm pháp luật.
Câu 19: 0.25 điểm

M là con của Trưởng công an huyện. M đã rủ N đua xe. Cả hai đều bị cảnh sát giao thông xử phạt về hành vi đua xe trái phép. Việc xử phạt này thể hiện điều gì?

A.  
Bình đẳng trong xã hội.
B.  
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C.  
Bình đẳng về quyền.
D.  
Bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 20: 0.25 điểm

Trong cùng một lớp học, A được nhận học bổng, B được dự thi học sinh giỏi, C được giao lưu thể thao cấp thành phố. Điều này cho thấy mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ

A.  
tùy vào nguyện vọng của cá nhân học sinh.
B.  
tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của mỗi người.
C.  
phụ thuộc vào người đứng đầu tổ chức.
D.  
giữa các học sinh cùng lớp.
Câu 21: 0.25 điểm

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng đối với ai?

A.  
Tất cả mọi công dân trong xã hội.
B.  
Tất cả các giai cấp trong xã hội.
C.  
Một số người trong xã hội.
D.  
Một số giai cấp trong xã hội.
Câu 22: 0.25 điểm

X bán gia cầm bệnh ra thị trường. Hành vi vủa X là vi phạm

A.  
hình sự.
B.  
kỉ luật.
C.  
dân sự.
D.  
hành chính.
Câu 23: 0.25 điểm

Chủ thể tự do thực hiện điều mà pháp luật cho phép là hình thức

A.  
tuân thủ pháp luật.
B.  
áp dụng pháp luật.
C.  
sử dụng pháp luật.
D.  
thi hành pháp luật.
Câu 24: 0.25 điểm

Hành vi của con người được điều chỉnh bởi quy phạm mang tính bắt buộc nào?

A.  
Phong tục.
B.  
Pháp luật.
C.  
Đạo đức.
D.  
Lễ giáo.
Câu 25: 0.25 điểm

Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?

A.  
Anh N, anh T và anh K.
B.  
Anh T và anh N.
C.  
Anh N, anh T và anh H.
D.  
Anh H và anh K.
Câu 26: 0.25 điểm

Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân B vì lý do anh này đã hơn 35 tuổi. Công ty A đã vi phạm

A.  
hình sự.
B.  
hình chính.
C.  
dân sự.
D.  
kỉ luật.
Câu 27: 0.25 điểm

A chở 2 bạn cùng lớp và chạy trên vỉa hè bị cảnh sát giao thông phạt. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã

A.  
áp dụng pháp luật.
B.  
thi hành pháp luật.
C.  
sử dụng pháp luật.
D.  
tuân thủ pháp luật.
Câu 28: 0.25 điểm

Hành vi trái pháp luật nào sau đây là không hành động?

A.  
Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe.
B.  
Kinh doanh nhưng không nộp thuế.
C.  
Đi xe vào đường ngược chiều.
D.  
Buôn bán động vật quý hiếm.
Câu 29: 0.25 điểm

Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của

A.  
mọi người trong xã hội.
B.  
các giai cấp trong xã hội.
C.  
giai cấp cầm quyền.
D.  
mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 30: 0.25 điểm

Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là

A.  
ban hành pháp luật.
B.  
phổ biến pháp luật.
C.  
xây dựng pháp luật.
D.  
thực hiện pháp luật.
Câu 31: 0.25 điểm

Mức độ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào khả năng và điều kiện của

A.  
xã hội.
B.  
Nhà nước.
C.  
gia đình.
D.  
mỗi người.
Câu 32: 0.25 điểm

Ở nước ta, công dân nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. Đây là việc làm thể hiện công dân bình đẳng về

A.  
trách nhiệm công dân.
B.  
quyền và nghĩa vụ.
C.  
nghĩa vụ và lợi ích.
D.  
quyền của công dân.
Câu 33: 0.25 điểm

Công dân dù ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của

A.  
cơ quan.
B.  
đơn vị.
C.  
pháp luật.
D.  
tòa án.
Câu 34: 0.25 điểm

Trách nhiệm pháp lí là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với

A.  
mọi công dân trong xã hội.
B.  
chủ thể vi phạm pháp luật.
C.  
cá nhân và tổ chức trong xã hội.
D.  
mọi hành vi trái pháp luật.
Câu 35: 0.25 điểm

Pháp luật được quy định thành văn bản rõ ràng, có tên gọi xác định và chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Điều này thể hiện

A.  
tính ổn định, lâu dài của pháp luật.
B.  
tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
C.  
tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
D.  
tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
Câu 36: 0.25 điểm

Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A.  
Ông K và ông M.
B.  
Ông K, bà N và anh S.
C.  
Ông M và anh S.
D.  
Ông K, ông M và anh S.
Câu 37: 0.25 điểm

Cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta là

A.  
Thanh tra Nhà nước.
B.  
Chính phủ.
C.  
Quốc hội.
D.  
Mặt trận tổ quốc.
Câu 38: 0.25 điểm

Nội dung của tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với văn bản nào dưới đây?

A.  
Pháp lệnh.
B.  
Lệnh.
C.  
Hiến pháp.
D.  
Luật.
Câu 39: 0.25 điểm

Công dân bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với

A.  
Nhà nước và công dân.
B.  
toàn xã hội.
C.  
Nhà nước và xã hội.
D.  
mọi công dân.
Câu 40: 0.25 điểm

Bố của H đồng ý cho H (16 tuổi) mượn xe máy trên 50 cm3 đi học. Do phóng nhanh vượt ẩu nên đã đâm vào C, làm C bị thương và xe hư hỏng nặng. Trong trường hợp này ai là người vi phạm pháp luật?

A.  
Bố của H là người vi phạm, H thì không.
B.  
H và bố không vi phạm pháp luật.
C.  
H và bố đều là người vi phạm pháp luật.
D.  
H là người vi phạm, bố của H thì không.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,288 lượt xem 63,154 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

113,708 lượt xem 61,215 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

122,956 lượt xem 66,206 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,448 lượt xem 52,458 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,981 lượt xem 52,745 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

107,858 lượt xem 58,065 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

118,172 lượt xem 63,630 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

127,087 lượt xem 68,418 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,637 lượt xem 69,790 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!