Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Năm 2019 - Sở GD&ĐT Bình Phước (Có Đáp Án)
Ôn luyện với đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 từ Sở GD&ĐT Bình Phước. Đề thi bám sát cấu trúc đề thi chính thức, bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập về hóa hữu cơ, hóa vô cơ, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đây là tài liệu hữu ích cho học sinh lớp 12 trong quá trình ôn tập. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.
Từ khoá: đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóađề thi Hóa học có đáp ánthi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2019ôn thi Hóa họcSở GD&ĐT Bình Phướcđề thi thử môn Hóa 12thi thử trực tuyến môn Hóađề thi THPT Quốc gia
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là:
Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). X là:
Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là
Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-Ala-Glu. Vậy cấu trúc của peptit X là:
Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
Crom (VI) oxit có công thức hóa học là
Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt luyện?
Chất nào sau đây không tan trong nước?
Natri cacbonat còn có tên gọi khác là washing soda (chất tẩy). Công thức của natri cacbonat là
Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 9,2 gam chất rắn Y. Giá trị của m là
Cho hỗn hợp gồm: Ba (2amol) và Al2O3 (3a mol) vào nước dư, thu đưuọc 0,08 mol khí H2 và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Cho các chất sau: etylamin, ala-gly-val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
Cho 18 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6gam nước. Công thức của 2 amin là:
Bộ dụng cụ chiết có thể dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?
Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
b) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
c) Đốt cháy dây Mg nguyên chất trong khí Cl2.
d) Cho lá kim loại Mg-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa là
Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Thủy phân X trong môi trường axit thu được axit cacboxylic Y và ancol metylic. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Cho các chất Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng với dung dịch HCl là
Cho các chất sau: protein, xenlulozơ, policaproamit, poliacrilonitrin, poli(etylen terephtalat), nilon-6,6. số chất trong dãy có chứa liên kết –CO–NH– là
Cho hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3. Trộn đều hỗn hợp X rồi chia thành hai phần:
Phần 1 có khối lượng m gam tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 0,12 mol kết tủa.
Phần 2 có khối lượng 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
Cho sơ đồ phản ứng từ este X(C6H10O4) như sau:
X + 2NaOH → X1 + X2 + X3; X2 + X3 → C3H8O + H2O
Nhận định nào sau đây là sai?
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(b) Cho kim loại Ba dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl.
(g) Cho hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỷ lệ mol 1:1) vào nước dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm vừa tạo thành khí, vừa tạo thành kết tủa là
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch chứa KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 thấy có khí không màu thoát ra.
(b) Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 đặc ở 25oC thấy thanh Al tan dần.
(c) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
(d) Nước cứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
(e) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
Số phát biểu đúng là
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, BaO và Al2O3 vào nước dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị m là
Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu mỡ qua chiên rán nhiều lần chứa anđehit có khả năng gây ung thư cho người dùng.
(b) Dịch truyền glucozơ 5% được dùng để cung cấp đạm cho cơ thể bệnh nhân.
(c) Saccarozơ được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp tráng gương, tráng ruột phích.
(d) Các β-aminoaxit là nguyên liệu để sản xuất tơ poliamit.
(e) Vải làm từ nilon, tơ tằm bền hơn khi giặt bằng nước nóng với xà phòng có tính kiềm cao.
(g) Đun nóng bột gạo với nước, thu được dung dịch hồ tinh bột.
Số phát biểu không đúng là
Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là
Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX< MY< MZ). Cho 51,36 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 18,144 lít khí CO2 và 19,44 gam H2O. Tổng số nguyên tử có trong phân tử Z là
Hoà tan hết 13,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 vào 500 ml dung dịch HCl 1,2M và H2SO4 0,2M thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thu được dung dịch Y và 35,74 gam hỗn hợp gồm 3 kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgO trong hỗn hợp ban đầu?
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y ( có số mol bằng nhau) vào nước được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Cho dung dịch NaOH dư vào Vml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
TN2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n2 mol kết tủa.
TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Ống nghiệm 1: Cho một nhúm bông cotton vào cốc thủy tinh đựng nước cất, đun nóng.
Ống nghiệm 2: Cho một nhúm bông cotton vào cốc thủy tinh đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng.
Ống nghiệm 3: Hòa tan Cu(OH)2 bằng dung dịch NH3 trong cốc thủy tinh, sau đó cho nhúm bông cotton vào.
Cả ba ống nghiệm được khuấy đều bằng máy khuấy. Phát biểu nào sau đây đúng?
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX< MY); cho Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với NaOH dư là
Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với
Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD< ME) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
Xem thêm đề thi tương tự
480 câu hỏi 12 mã đề 1 giờ
353,871 lượt xem 190,533 lượt làm bài
Ôn luyện với đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2021 từ Trường THPT Âu Cơ. Đề thi được xây dựng theo cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về hóa hữu cơ, hóa vô cơ và bài tập tính toán, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
131,156 lượt xem 70,595 lượt làm bài
760 câu hỏi 19 mã đề 1 giờ
262,584 lượt xem 141,379 lượt làm bài
1200 câu hỏi 30 mã đề 1 giờ
273,241 lượt xem 147,119 lượt làm bài
1120 câu hỏi 28 mã đề 1 giờ
278,664 lượt xem 150,038 lượt làm bài
1200 câu hỏi 30 mã đề 1 giờ
258,217 lượt xem 139,013 lượt làm bài
600 câu hỏi 15 mã đề 1 giờ
359,071 lượt xem 193,312 lượt làm bài
Luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 với đề thi thử lần 1 từ Trường THPT Quảng Xương 1, Thanh Hóa. Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về hóa hữu cơ, hóa vô cơ và các bài tập tính toán, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn luyện hiệu quả và đạt kết quả cao. Thi thử trực tuyến miễn phí và tiện lợi.
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
133,239 lượt xem 71,722 lượt làm bài
Luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 với đề thi thử từ Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum. Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về hóa hữu cơ, hóa vô cơ và bài tập tính toán, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn luyện hiệu quả và đạt kết quả cao. Thi thử trực tuyến miễn phí và tiện lợi.
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
115,175 lượt xem 61,992 lượt làm bài