thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018

Thi THPTQG, Lịch Sử

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?

A.  
Nông nghiệp
B.  
Sản xuất ô tô
C.  
Tài chính ngân hàng
D.  
Công nghiệp
Câu 2: 0.25 điểm

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), vì sao Pháp thoát khỏi nguy cơ bị Đức tiêu diệt?

A.  
Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây
B.  
Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức
C.  
Quân Pháp có vũ khí mới
D.  
Quân Nga tấn công Đức ở Đông Phổ
Câu 3: 0.25 điểm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A.  
Giao thông vận tải
B.  
Nông nghiệp
C.  
Thương nghiệp
D.  
Công nghiệp
Câu 4: 0.25 điểm

Trong giai đoạn từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945, chiến thắng nào của Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  
Cuốc-xcơ
B.  
Lê-nin-grat
C.  
Xta-lin-grat
D.  
Mát-xco-va
Câu 5: 0.25 điểm

Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước Đông Nam Á nào?

A.  
Phi-líp-pin
B.  
In-đô-nê-xi-a
C.  
Việt Nam
D.  
Mã Lai
Câu 6: 0.25 điểm

Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941 là

A.  
phát triển giao thông vận tải
B.  
phát triển công nghiệp nhẹ
C.  
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
D.  
phát triển công nghiệp quốc phòng
Câu 7: 0.25 điểm

Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên Hợp Quốc hiện nay?

A.  
tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
B.  
bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
C.  
không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
D.  
diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
Câu 8: 0.25 điểm

Năm nước tham gia sáng lập tổ chức Asean năm 1967 là

A.  
Thái Lan, Philippin, Malaysia, Myanmar, Indonesia
B.  
Thái Lan, Philippin, Malaysia, Myanmar, Singapore
C.  
Indonesia, Thái Lan, Philippin, Malaysia,Brunây
D.  
Indonesia, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Singapore
Câu 9: 0.25 điểm

Tổ chức Trung Quốc đồng minh hội đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng nào?

A.  
Vô sản
B.  
Bạo động
C.  
Dân chủ tư sản
D.  
Ôn hòa
Câu 10: 0.25 điểm

Chủ trương hoạt động của hội Duy Tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1974 là

A.  
đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào
B.  
dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới
C.  
dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
D.  
đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến
Câu 11: 0.25 điểm

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

A.  
phản động thuộc địa và tay sai
B.  
Đế quốc Pháp
C.  
thực dân và phong kiến
D.  
phát xít Nhật
Câu 12: 0.25 điểm

Hiệp ước nào đã đặt nền tảng mới cho quan hệ liên minh giữa Nhật và Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
hiệp ước hòa bình San Francisco
B.  
hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật
C.  
hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
D.  
hiệp ước Vácsava
Câu 13: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A.  
sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế
B.  
sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
C.  
sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU)
D.  
Mỹ và Nhật Bản ký kết hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật
Câu 14: 0.25 điểm

Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược tập trung và phát triển

A.  
chính trị
B.  
quân sự
C.  
giáo dục
D.  
kinh tế
Câu 15: 0.25 điểm

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần Vương đã

A.  
tiếp tục hoạt động, nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ
B.  
hoạt động cầm chừng, phân tán
C.  
quy tụ thành những trung tâm lớn và ngày càng lan rộng
D.  
chấm dứt hoạt động
Câu 16: 0.25 điểm

Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga (1991-2000) là

A.  
đối đầu với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á
B.  
đối đầu với Mỹ, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Âu
C.  
khôi phục quan hệ với các nước châu Á, phát triển quan hệ với Mỹ
D.  
ngả về phương tây khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á
Câu 17: 0.25 điểm

Nội dung nào dưới đây không là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A.  
Đảng cần tập hợp tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mọi trận dân tộc thống nhất
B.  
Truyền bá lý luận giải phóng dân tộc vào giai cấp công nhân Việt Nam, coi đó là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc
C.  
Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới và trong nước đã đề ra chủ trương biện pháp cách mạng phù hợp
D.  
Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
Câu 18: 0.25 điểm

Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX là

A.  
cuộc Duy Tân Mậu Tuất
B.  
khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
C.  
cách mạng Tân Hợi
D.  
phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Câu 19: 0.25 điểm

Sự kiện nào đánh dấu kết thúc phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX?

A.  
khởi nghĩa Hương Khê thất bại
B.  
Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt
C.  
khởi nghĩa Bãi Sậy chấm dứt
D.  
Cao Thắng bị trúng đạn và hi sinh
Câu 20: 0.25 điểm

Khẩu hiệu chính trị được sử dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A.  
“Tịch thu ruộng đất của Đế Quốc Việt gian”
B.  
“Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”
C.  
“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”
D.  
“Chống đế quốc” và “Chống phát xít”
Câu 21: 0.25 điểm

Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là

A.  
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao
B.  
coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia
C.  
tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền dân tộc
D.  
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế
Câu 22: 0.25 điểm

Yếu tố quyết định thành công trong chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là

A.  
nước Mỹ thực hiện chính sách trung lập
B.  
nhà nước can thiệp tích cực và đời sống kinh tế
C.  
nước Mỹ có tiềm lực kinh tế mạnh
D.  
mâu thuẫn giai cấp được xoa dịu
Câu 23: 0.25 điểm

vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì?

A.  
Góp phần đáng kể vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh
B.  
Có vai trò quan trọng nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
C.  
Đấu tranh kiên cường, giữ vững thành quả cách mạng thế giới
D.  
Là một trong ba trụ cột giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
Câu 24: 0.25 điểm

Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A.  
giải phóng dân tộc
B.  
dân chủ tư sản kiểu mới
C.  
dân chủ tư sản kiểu cũ
D.  
dân tộc dân chủ nhân dân
Câu 25: 0.25 điểm

Từ sự thất bại của phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã rút ra bài học cơ bản nào cho Việt Nam hiện nay?

A.  
Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
B.  
Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
C.  
Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc
D.  
Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai
Câu 26: 0.25 điểm

Điểm tương đồng về bối cảnh trong nước giữa Việt Nam và Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX là

A.  
nhà nước phong kiến đang phát triển
B.  
được sự hậu thuẫn lớn từ các nước đế quốc
C.  
chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng
D.  
giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
Câu 27: 0.25 điểm

Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” vì

A.  
Đồng tiền Nhật Bản có giá trị lớn trên toàn thế giới
B.  
Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ
C.  
Hàng hóa Nhật Bản len lõi, xâm nhập và cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới
D.  
Nhật Bản là nước có nguồn vốn viện trợ lớn nhất cho các nước bên ngoài
Câu 28: 0.25 điểm

Đảng ta đã vận dụng nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay?

A.  
chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
B.  
bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
C.  
giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
D.  
tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Câu 29: 0.25 điểm

Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lý luận cách mạng vô sản và hoàn cảnh thực tiễn của các nước thuộc địa là thấy được vai trò của giai cấp

A.  
tư sản dân tộc
B.  
nông dân
C.  
vô sản
D.  
tiểu tư sản
Câu 30: 0.25 điểm

“Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là câu Nguyễn Ái Quốc nói về chủ trương cứu nước của ai?

A.  
Hoàng Hoa Thám
B.  
Phan Bội Châu
C.  
Nguyễn Thái Học
D.  
Phan Châu Trinh
Câu 31: 0.25 điểm

Chúng ta phải hành động cho nhanh, với tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!” Câu trích trên ở trong văn kiện nào?

A.  
“Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa (8-1945)
B.  
Nghị quyết hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)
C.  
Thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh
D.  
chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945)
Câu 32: 0.25 điểm

Chính sách kinh tế mới (3-1921) của nước Nga Xô Viết để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới?

A.  
xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, dưới sự kiểm soát của Nhà nước
B.  
thực hiện chế độ trung thu lương thực thừa của nông dân
C.  
tập trung công nghiệp nặng hạn chế tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh
D.  
thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân
Câu 33: 0.25 điểm

Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A.  
góp phần làm tăng cường sức mạng của các nước tư bản
B.  
bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô
C.  
bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
D.  
góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và đế quốc
Câu 34: 0.25 điểm

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914), kinh tế Việt Nam có đặc điểm mới là nền kinh tế

A.  
tư bản chủ nghĩa
B.  
thuộc địa nửa phong kiến
C.  
thuộc địa hoàn toàn
D.  
phong kiến phát triển
Câu 35: 0.25 điểm

Tính chất của phong trào Cần vương là

A.  
đấu tranh tự phát của nông dân
B.  
yêu nước trên lập trường phong kiến
C.  
đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
D.  
yêu nước mang tính chất dân chủ nhân dân
Câu 36: 0.25 điểm

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A.  
Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế
B.  
Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu
C.  
Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương
D.  
Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Câu 37: 0.25 điểm

Thách thức to lớn đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa là

A.  
sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới
B.  
sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập
C.  
sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế
D.  
quản lý, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài
Câu 38: 0.25 điểm

Sự kiện nào dưới đây là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A.  
Mĩ – Nhật tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1996)
B.  
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
C.  
Cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945 – 1975)
D.  
Mĩ và Liên Xô đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM)
Câu 39: 0.25 điểm

Hạn chế trong chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu là:

A.  
cầu viện, dựa vào đế quốc
B.  
chủ trương bạo động
C.  
thiết lập nền quân chủ lập hiến
D.  
thành lập nền cộng hòa dân quốc Việt Nam.
Câu 40: 0.25 điểm

Ba tư tưởng cơ bản sau đây của Nguyễn Ái Quốc được trình bày đầy đủ trong tác phẩm nào trước năm 1930?

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”

“Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lenin lãnh đạo”

“Cách mạng Việt Nam phải gắn bó đoàn kết với cách mạng thế giới”.

A.  
“Đường kách mệnh”.
B.  
“Bản án chế độ thực dân Pháp”
C.  
“Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”
D.  
“Chế độ thực dân Pháp và xứ Đông Dương”

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,303 lượt xem 59,388 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,364 lượt xem 51,345 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,362 lượt xem 50,267 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,403 lượt xem 63,210 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

127,439 lượt xem 68,614 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

106,744 lượt xem 57,463 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

106,997 lượt xem 57,596 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

107,227 lượt xem 57,722 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,661 lượt xem 50,428 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!