thumbnail

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử

Thi THPTQG, Lịch Sử

Từ khoá: THPT Quốc gia, Lịch sử

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 1 điểm

Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm những giai cấp cơ bản nào?

A.  
Lãnh chúa và nông dân tự do.
B.  
Chủ nổ và nô lệ.
C.  
Địa chủ và nông dân.
D.  
Lãnh chúa và nông nổ.
Câu 2: 1 điểm

Thế nào là phong trào Vĕn hóa Phục hưng?

A.  
Khôi phục lại toàn bộ nền vĕn hóa cổ đại.
B.  
Phục hưng tinh thần của nền vĕn hóa Hi Lạp, Rôma và sáng tạo nền vĕn hóa mới của giai cấp tư sản.
C.  
Phục hưng lại nền vĕn hóa phong kiến thời trung đại.
D.  
Khôi phục lại những gì đã mất của vĕn hóa.
Câu 3: 1 điểm

Bộ luật thành vĕn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới triều đại nào?

A.  
Triều Lý.
B.  
Triều Trần.
C.  
Triều Lê sơ.
D.  
Triều Nguyễn.
Câu 4: 1 điểm

Kế sách “vườn không nhà trống” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây

A.  
Chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời Trần.
B.  
Chống quân xâm lược Tổng thời Lí.
C.  
Chống quân xâm lược Minh.
D.  
Chống quân xâm lược Tổng thời Tiền Lê.
Câu 5: 1 điểm

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tập trung ở

A.  
vấn đề vǜ khí.
B.  
vấn đề thuộc địa.
C.  
việc phát triển kinh tế.
D.  
chính sách huấn luyện quân đội.
Câu 6: 1 điểm

“Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới I chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

A.  
có hệ thống thuộc địa nhiều, ít khác nhau.
B.  
có sự phát triển không đồng đều về kinh tế.
C.  
các nước đều cho mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.
D.  
đã nảy sinh bất đồng do mâu thuẫn về phân chia quyền lợi.
Câu 7: 1 điểm

Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là:

A.  
mầm mống TBCN xuất hiện trong nông nghiệp.
B.  
mầm mống TBCN phát triển nhanh chóng.
C.  
sự tồn tại của nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây.
D.  
kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện.
Câu 8: 1 điểm

Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?

A.  
Chính sách “chia để trị”.
B.  
Chính sách “dùng người Pháp để trị người Việt”.
C.  
Chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam.
D.  
Chính sách “khủng bố trắng” với những người chống đối.
Câu 9: 1 điểm

Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-191 phong trào Cần Vương (1885-1896) ở Việt Nam là về

A.  
kết cục và tính chất.
B.  
lực lượng tham gia.
C.  
mục tiêu đấu tranh.
D.  
phương pháp đấu tranh.
Câu 10: 1 điểm

Việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã ảnh hưởng gì đến cục dia, kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

A.  
Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược.
B.  
Làm dấy lên phong trào phản đối Hiệp ước Giáp Tuất trên cả nước.
C.  
Cứu nguy cho số phận của quân Pháp, gây bất lợi cho kháng chiến.
D.  
Triều đình Huế tiếp tục lấn sâu vào con đường thương lượng, đầu hàng.
Câu 11: 1 điểm

Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất NĂM 1862 với Pháp là

A.  
nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B.  
bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp.
C.  
triều đình phải mở 3 cửa biên: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán.
D.  
mất thành Vƿnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tinh miền đông nam kì
Câu 12: 1 điểm

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của

A.  
dân binh Hà Nội.
B.  
quan quân binh sƿ triều đình.
C.  
quân Cờ đen của Lưu Vƿnh Phúc.
D.  
quân Cờ đen của Lưu Vƿnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.
Câu 13: 1 điểm

Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là quân đội

A.  
Mĩ, Liên Xô.
B.  
Mĩ.
C.  
Anh, Pháp, Mĩ.
D.  
Liên Xô.
Câu 14: 1 điểm

Hội nghị Ianta chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống Nhật ở châu Á, ngoại trừ

A.  
khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất sau cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905).
B.  
Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
C.  
trả lại Liên Xô miền Nam đảo Zakhalin.
D.  
giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ và Trung Quốc.
Câu 15: 1 điểm

Những NĂM đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng

A.  
thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B.  
xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
C.  
nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế
D.  
tăng cường hợp tác khoa học - kỹ thuật với các nước châu Âu.
Câu 16: 1 điểm

Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào NĂM 1945 là

A.  
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào.
B.  
Thái Lan, Việt Nam, Lào.
C.  
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D.  
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, My-an-ma.
Câu 17: 1 điểm

Từ NĂM 1954 đến NĂM 1970, Chính phủ XihanÚc ở Cam-pu-chia thực hiện đường lối

A.  
chỉ liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
B.  
liên minh với các nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
hòa bình, trung lập.
D.  
liên minh với các nước Đông Dương.
Câu 18: 1 điểm

Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hiện nay là tổ chức nào?

A.  
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
B.  
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C.  
Liên minh châu Âu.
D.  
Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 19: 1 điểm

Tại sao những NĂM 70 của thế kỉ XX, Mĩ lại hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc?

A.  
Mở ra mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các nước XHCN.
B.  
Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
C.  
Chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới.
D.  
Đe dọa các nước đồng minh truyền thống của Mĩ.
Câu 20: 1 điểm

Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?

A.  
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972).
B.  
Định ước Henxinki được kí kết (1975).
C.  
Liên Xô và Mĩ kí Hiệp định hạn chế vǜ khí tiến công chiến lược (1972).
D.  
Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa M. Góocbachắp và G. Busợ (cha) (1989).
Câu 21: 1 điểm

Xu thế toàn cầu hóa tạo ra thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là gì?

A.  
Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
B.  
Trình độ của người lao động còn thấp.
C.  
Trình độ quản lí còn thấp.
D.  
Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài.
Câu 22: 1 điểm

Nội dung nào của Chính cường vắn tắt, sách lược vắn tắt phản ánh sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam?

A.  
Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản.
B.  
Cách mạng Việt Nam phải liên hệ với cách mạng thế giới.
C.  
Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
D.  
Nhiệm vụ đánh đế quốc tay sai giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
Câu 23: 1 điểm

Câu nói “Không thành công cǜng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức cách mạng nào?

A.  
Việt Nam Quốc dân đảng.
B.  
Tân Việt Cách mạng đảng.
C.  
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D.  
Tâm tâm xã.
Câu 24: 1 điểm

Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng là

A.  
đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền. đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.
B.  
đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.
C.  
đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D.  
đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.
Câu 25: 1 điểm

Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam để ra nhiệm vụ lập chính phủ

A.  
nhân dân.
B.  
công nông.
C.  
công nông binh.
D.  
dân chủ cộng hòa.
Câu 26: 1 điểm

Phong trào cách mạng 1930-1931 có ý nghĩa như thế nào?

A.  
Cuộc tập dượt thứ nhất của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
B.  
Cuộc tập dượt thứ hai của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
C.  
Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa khủng bố của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
D.  
Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa phát xít của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa.
Câu 27: 1 điểm

Tại sao thời kì 1936 – 1939, Đảng lại đưa một số cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai?

A.  
Tình hình thế giới có sự thay đổi có lợi cho cách mạng nước ta.
B.  
Tình hình trong nước thay đổi, lực lượng cách mạng lớn mạnh.
C.  
Chính phủ mới ở Pháp đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
D.  
Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.
Câu 28: 1 điểm

Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian của Cách mạng tháng Tám NĂM 1945:

1. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

2. Khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi.

3. Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tƿnh, Quảng Nam giành được chính quyền.

4. Vua Bảo Đại thoái vị.

A.  
1,2,3,4.
B.  
3, 1, 2, 4.
C.  
2,3,1,4.
D.  
3, 2, 4, 1.
Câu 29: 1 điểm

Điểm tương đồng và cǜng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 và tháng 5/1941 là

A.  
thay đổi hình thức mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ dân tộc
B.  
thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa thay cho chính quyền Xô viết.
C.  
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại
D.  
tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, tập trung vào giải phóng dân tộc
Câu 30: 1 điểm

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được đề ra trong bối cảnh nào?

A.  
Mâu thuẫn Nhật – Pháp ở Đông Dương đang gay gắt.
B.  
Nhật đã chính thức độc chiếm Đông Dương.
C.  
Quân Đồng minh đang tấn công quân Nhật ở Đông Dương.
D.  
Nhật chuẩn bị đảo chính Pháp.
Câu 31: 1 điểm

“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Đảng ta trong chiến dịch nào?

A.  
Chiến dịch Việt Bắc thu đông NĂM 1947.
B.  
Chiến dịch Biên giới thu đông NĂM 1950.
C.  
Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.
D.  
Chiến dịch Điện Biên Phủ NĂM 1954.
Câu 32: 1 điểm

Với cuộc tiến công của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 đã tác động như thế nào đến kế hoạch Naya?

A.  
Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
B.  
Kế hoạch Nava bị phá sản.
C.  
Kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn.
D.  
Kế hoạch Nava bị phá sản ở đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 33: 1 điểm

Vì sao Đảng và Chính phủ ta chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc?

A.  
Tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
B.  
Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù: quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh, quân Pháp, cùng bọn phản động tay sai.
C.  
Lực lượng của ta còn yếu cần phải hòa hoãn để có thời gian củng cố lực lượng.
D.  
Kéo dài thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết không tránh khỏi.
Câu 34: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh vào nước ta giải giáp quân đội phát xít?

A.  
quân Anh, quân Mĩ.
B.  
quân Pháp, quân Anh.
C.  
quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc.
D.  
quân Liên Xô, quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 35: 1 điểm

Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A.  
Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B.  
Sử dụng cố vấn Mĩ, vǜ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C.  
Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
D.  
Sử dụng quân đội Đồng minh.
Câu 36: 1 điểm

Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam?

A.  
Chiến thắng Vạn Tường.
B.  
chiến thắng Ấp Bắc.
C.  
Chiến thắng Bình Giã.
D.  
Chiến thắng Ba Gia.
Câu 37: 1 điểm

Trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân NĂM 1975, chiến dịch nào đã chuyên cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược?

A.  
Chiến thắng Phước Long.
B.  
Chiến dịch Tây Nguyên.
C.  
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D.  
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 38: 1 điểm

Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là

A.  
các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B.  
quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt.
C.  
đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 300 ngày.
D.  
đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.
Câu 39: 1 điểm

Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI (12/1986) là gì?

A.  
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông công nghiệp nhẹ
B.  
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
C.  
Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
D.  
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 40: 1 điểm

Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào?

A.  
Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta NĂM 1976.
B.  
Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
C.  
Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn.
D.  
Việt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu vĕn hóa và hàng hóa trên thị trường.

Tổng điểm

40

Danh sách câu hỏi

12345678910111213141516171819202122232425262728293031323334353637383940

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,655 lượt xem 59,038 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

106,861 lượt xem 57,533 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

107,458 lượt xem 57,855 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

104,741 lượt xem 56,392 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

104,584 lượt xem 56,308 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

105,143 lượt xem 56,609 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

103,896 lượt xem 55,937 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

103,089 lượt xem 55,503 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

104,063 lượt xem 56,028 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!