thumbnail

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020

Thi THPTQG, Lịch Sử

Từ khoá: THPT Quốc gia, Lịch sử

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 0.25 điểm

Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A.  
Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
B.  
Thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
C.  
“Dùng người Việt đánh người Việt”.
D.  
Thực hiện chương trình “bình định” miền Nam.
Câu 2: 0.25 điểm

ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động VN (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

A.  
khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh.
B.  
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C.  
vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
D.  
đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài gòn.
Câu 3: 0.25 điểm

Thắng lợi của ta trong chiến dịch Đường 14-Phước Long trong Đông –Xuân 1974-1975 cho thấy:

A.  
ta có khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.
B.  
sự bất lực hoàn toàn của Mĩ.
C.  
sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.
D.  
sự bất lực của quân đội Sài Gòn.
Câu 4: 0.25 điểm

Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã giải quyết được nhiệm vụ nào?

A.  
Xây dựng chính quyền Xô viết đại biểu công – nông – binh.
B.  
Thành lập được chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản.
C.  
Lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng.
D.  
Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 5: 0.25 điểm

Địa phương nào không thuộc phạm vi của Khu giải phóng Việt Bắc?

A.  
Hải Dương
B.  
Thái Nguyên.
C.  
Hà Giang.
D.  
Tuyên Quang.
Câu 6: 0.25 điểm

Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng vì:

A.  
ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội và hai vùng kiểm soát.
B.  
quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi miền Nam
C.  
vùng giải phóng được mở rộng và phát triển mọi mặt.
D.  
miền Bắc chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về bộ đội và vũ khí.
Câu 7: 0.25 điểm

Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia

A.  
tự do, có chủ quyền và đạt được nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa.
B.  
phong kiến có nền kinh tế phát triển và nền văn hóa độc đáo.
C.  
độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
D.  
phong kiến hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 8: 0.25 điểm

Một trong những mục tiêu của chiến lược “ Cam kết và mở rộng” dưới thời B.Clintơn là

A.  
đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
B.  
lôi kéo và tập hợp các nước đồng minh của mình đứng vào liên minh quân sự chống Liên Xô.
C.  
ngăn chặn rồi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
D.  
sử dụng khẩu hiệu “ thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Câu 9: 0.25 điểm

Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược và chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari?

A.  
Chiến thắng Vạn Tường (1965).
B.  
Cuộc Tiến công chiến lược (1972).
C.  
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
D.  
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ( 12/1972).
Câu 10: 0.25 điểm

Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A.  
Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (1957).
B.  
Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vũ trụ có người lái (1961).
C.  
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D.  
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.
Câu 11: 0.25 điểm

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?

A.  
Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
B.  
Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
C.  
Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.
D.  
Bộ đội ta giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc bộ.
Câu 12: 0.25 điểm

Thế lực giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam sau ngày 2/9/1945 là quân đội

A.  
đế quốc Anh.
B.  
đế quốc Nhật.
C.  
Trung Hoa dân quốc.
D.  
đế quốc Mỹ.
Câu 13: 0.25 điểm

Tác dụng của phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam từ năm 1961-1965 đã

A.  
đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
B.  
phá vỡ từng mảng Ấp chiến lược.
C.  
đánh sập từng mảng chính quyền Diệm ở địa phương.
D.  
góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Câu 14: 0.25 điểm

Ý nào sau đây không đúng khi nhận định về ý nghĩa đại thắng mùa xuân 1975?

A.  
Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta.
B.  
Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C.  
Buộc Mĩ phải ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
D.  
Ở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử: cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 15: 0.25 điểm

Mục đích quan trọng nhất của Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947 là

A.  
tiêu diệt chủ lực của ta
B.  
tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta
C.  
triệt đường liên lạc quốc tế của chính phủ liên hiệp kháng chiến
D.  
cắt đứt liên lạc giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV
Câu 16: 0.25 điểm

Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

A.  
phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.
B.  
dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
C.  
dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.
D.  
thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
Câu 17: 0.25 điểm

Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất ở tỉnh lị là

A.  
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ninh.
B.  
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi.
C.  
Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
D.  
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 18: 0.25 điểm

Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX

A.  
sự mâu thuẫn về chủ trương cứu nước trong tầng lớp văn thân sĩ phu.
B.  
thể hiện sự khủng hoảng về phương pháp cách mạng.
C.  
khác nhau về phương pháp, thống nhất về mục tiêu.
D.  
hoàn toàn đối lập nhau.
Câu 19: 0.25 điểm

Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là

A.  
giành độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội.
B.  
chung kẻ thù và những mốc thắng lợi quan trọng.
C.  
buộc Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
D.  
chung kẻ thù, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Câu 20: 0.25 điểm

Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai còn được gọi là trật tự.

A.  
Vecxai-Oa sinh tơn.
B.  
đa cực.
C.  
đơn cực.
D.  
hai cực Ianta.
Câu 21: 0.25 điểm

Đảng cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi

A.  
Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.
B.  
Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ.
C.  
cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (Pháp) thất bại.
D.  
Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
Câu 22: 0.25 điểm

Bộ phận đại địa chủ có thái độ chính trị như thế nào đối với thực dân Pháp?

A.  
Sẵn sàng thỏa thiệp với thực dân Pháp để hưởng quyền lợi.
B.  
Sẵn sàng thỏa thiệp với thực dân Pháp để chống lại tư sản dân tộc.
C.  
Sẵn sàng phối hợp với các giai cấp khác để chống thực dân Pháp.
D.  
Sẵn sàng chống thực dân Pháp khi bị ảnh hưởng quyền lợi kinh tế.
Câu 23: 0.25 điểm

Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A.  
Tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc.
B.  
Có tầm vóc như một đại hội thành lập Đảng.
C.  
Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức của cách mạng Việt Nam .
D.  
Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi sau này.
Câu 24: 0.25 điểm

Bài học của cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta vận dụng vào đấu tranh bảo vệ Biển đảo hiện nay là

A.  
kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao với kẻ thù.
B.  
tập hợp nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất để tăng sức mạnh đoàn kết.
C.  
kêu gọi sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế.
D.  
sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng để đấu tranh.
Câu 25: 0.25 điểm

Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?

A.  
Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.
B.  
Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
C.  
Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
D.  
Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Câu 26: 0.25 điểm

Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.  
tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
B.  
buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.
C.  
đánh bại hoàn tàn đạo quân tinh nhuệĐức ở Liên Xô.
D.  
làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hítle.
Câu 27: 0.25 điểm

Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp (1945-1954) ?

A.  
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B.  
Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C.  
Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D.  
Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
Câu 28: 0.25 điểm

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 là

A.  
bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.
B.  
làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va.
C.  
tạo điều kiện thuận lợi cho ta tại bàn ngoại giao.
D.  
buộc Pháp phải đàm phán với ta tại Giơ-ne-vơ.
Câu 29: 0.25 điểm

Sự kiện đánh dấu sự “khởi sắc” của tổ chức ASEAN là

A.  
Kí bản Hiến chương ASEAN năm 2007.
B.  
Thành lập tổ chức Liên minh vì sự tiến bộ năm 1961.
C.  
Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) tháng 2 năm 1976.
D.  
Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) năm 1967.
Câu 30: 0.25 điểm

“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” thể hiện nội dung nào của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

A.  
Nêu lí do vì sao ta phải đứng dậy kháng chiến.
B.  
Nêu quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta.
C.  
Khẳng định cuộc kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân.
D.  
Khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi.
Câu 31: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không có trong Luận cương chính trị tháng 10-1930?

A.  
Khẳng định Đảng của giai cấp cô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
B.  
Xác định lực lượng cách mạng là tất cả các giai cấp tầng lớp trong xã hội.
C.  
Khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
D.  
Chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 32: 0.25 điểm

Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ là

A.  
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B.  
khoa học đi trước thúc đẩy sản xuất phát triển.
C.  
khoa học và kỹ thuật gắn liền với nhau.
D.  
tập trung cho lĩnh vực công nghệ.
Câu 33: 0.25 điểm

Thắng lợi đó “ mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Nội dung trên thể hiện ý nghĩa:

A.  
Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
B.  
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
C.  
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
D.  
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Câu 34: 0.25 điểm

“Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt –Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc” là mục tiêu của

A.  
cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
B.  
chiến dịch Biên giới 1950.
C.  
chiến dịch Việt Bắc 1947.
D.  
chiến cuộc đông-xuân 1953-1954.
Câu 35: 0.25 điểm

Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong cách mạng tháng Tám năm 1945?

A.  
Là lực lượng cơ bản, giữ vai trò quyết định trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
B.  
Là lực lượng xung kích, nòng cốt, hỗ trợ quần chúng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
C.  
Cùng với lực lượng chính trị nổi dậy giành chính quyền.
D.  
Lực lượng đông đảo, tham gia tích cực trong đấu tranh.
Câu 36: 0.25 điểm

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960) giữ vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A.  
Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh.
B.  
Đoàn kết toàn dân chống đế quốc và tay sai.
C.  
Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam.
D.  
Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công.
Câu 37: 0.25 điểm

Đâu không phải là nguyên nhân làm thất bại cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta trong những năm 1858-1884?

A.  
triều đình nhà Nguyễn xa rời quần chúng nhân dân.
B.  
tương quan lực lượng giữa ta và Pháp quá chênh lệch.
C.  
triều đình nhà Nguyễn bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp.
D.  
nhân dân đấu tranh chống Pháp thiếu tích cực, sôi nổi.
Câu 38: 0.25 điểm

Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là

A.  
đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
B.  
tạo thời cơ thuận lợi để nhân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
C.  
phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
D.  
tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho ngụy nhào.
Câu 39: 0.25 điểm

Năm 1858, khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẳng, tinh thần kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?

A.  
Chỉ có nhân dân Đà Nẳng đứng lên kháng chiến.
B.  
Nhân dân tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”.
C.  
Quan quân triều đình cùng nhân dân kháng chiến.
D.  
Chỉ có quan quân triều đình tổ chức kháng chiến.
Câu 40: 0.25 điểm

Tham vọng thiết lập “Trật tự thế giới đơn cực” của Mĩ thời kì sau chiến tranh lạnh dựa trên cơ sở chủ yếu nào?

A.  
Mĩ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật.
B.  
Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đồng minh của Mĩ ủng hộ.
C.  
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.
D.  
Các nước thế giới thứ ba ủng hộ Mĩ, dựa vào Mĩ để phát triển.

Tổng điểm

10

Danh sách câu hỏi

12345678910111213141516171819202122232425262728293031323334353637383940

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

107,535 lượt xem 57,897 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

106,794 lượt xem 57,498 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

104,765 lượt xem 56,406 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

103,401 lượt xem 55,671 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

102,361 lượt xem 55,111 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

101,074 lượt xem 54,418 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

100,803 lượt xem 54,271 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

99,099 lượt xem 53,354 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

97,991 lượt xem 52,759 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020THPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

92,416 lượt xem 49,756 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!