thumbnail

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch Sử là tài liệu ôn luyện quan trọng giúp học sinh chuẩn bị cho kỳ thi chính thức. Đề thi bao gồm các câu hỏi đa dạng, bao quát kiến thức lịch sử Việt Nam và thế giới, từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại. Đề thi được biên soạn kỹ lưỡng, bám sát chương trình học và định hướng ra đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sử dụng đề thi này, học sinh có thể kiểm tra kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài và nâng cao tự tin trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Trong những năm 1954 -1970, Campuchia đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?

A.  
Trung lập.
B.  
Hòa bình, trung lập.
C.  
Đối đầu với Mĩ.
D.  
Đối đầu với nhóm nước sáng lập ASEAN.
Câu 2: 0.25 điểm

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập do ai đứng đầu?

A.  
Xuphanuvông.
B.  
Xihanúc.
C.  
Xucácnô.
D.  
Xihamôni.
Câu 3: 0.25 điểm

Ai là người đã tiến hành vận động ngoại giao yêu cầu thực dân Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia (11/1953)?

A.  
Xihanúc.
B.  
Xuháctô.
C.  
Xucácnô.
D.  
Xihamôni.
Câu 4: 0.25 điểm

Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào vào 2/12/1975 là

A.  
Nhân dân Lào giành được chính quyền trong cả nước.
B.  
Chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân.
C.  
Mĩ kí hiệp đinh Viêng-chăn lặp lại hòa bình ở Lào.
D.  
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập.
Câu 5: 0.25 điểm

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?

A.  
Đảng cộng sản Đông Dương.
B.  
Đảng nhân dân cách mạng Lào.
C.  
Đảng cộng sản Lào.
D.  
Đảng Nhân dân Lào.
Câu 6: 0.25 điểm

Cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp - Mĩ từ năm 1945 - 1975, nhân dân Lào nhận được sự giúp đỡ của quốc gia nào?

A.  
Việt Nam.
B.  
Campuchia.
C.  
Inđônêxia.
D.  
Các lực lượng dân chủ trên thế giới.
Câu 7: 0.25 điểm

Sau khi giành được độc lập (8-1945), nhân dân Inđônêxia đã phải đấu tranh chống lại sự xâm lược của đế quốc nào?

A.  
Anh.
B.  
Hà Lan.
C.  
Pháp.
D.  
Mĩ.
Câu 8: 0.25 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là

A.  
Việt Nam.
B.  
Lào.
C.  
Campuchia.
D.  
Inđônêxia.
Câu 9: 0.25 điểm

Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là

A.  
Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
B.  
Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.
C.  
Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
D.  
Việt Nam, Lào, Philippin.
Câu 10: 0.25 điểm

Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A.  
Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).
B.  
Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.
C.  
Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
D.  
Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 11: 0.25 điểm

Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  
Xingapo.
B.  
Malaysia.
C.  
Thái Lan.
D.  
Inđônêxia.
Câu 12: 0.25 điểm

Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN ?

A.  
Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
B.  
Mối quan hệ giữa các nước hoà dịu.
C.  
ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới.
D.  
Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
Câu 13: 0.25 điểm

Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 – 1945, chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ?

A.  
Do các nước khác thời cơ chưa đến.
B.  
Do cách mạng các nước khác diễn ra còn yếu ớt..
C.  
Do ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị kĩ lưỡng.
D.  
Do đối tượng của cách mạng khác nhau.
Câu 14: 0.25 điểm

Hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam:

A.  
Diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.
B.  
Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
C.  
Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.
D.  
Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, cùng giành được những thắng lợi to lớn, diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.
Câu 15: 0.25 điểm

Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A.  
Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B.  
Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
C.  
Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
D.  
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
Câu 16: 0.25 điểm

Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á:

A.  
Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc.
B.  
Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa.
C.  
Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập dân tộc.
D.  
Tự tuyên bố là các quốc gia độc lập.
Câu 17: 0.25 điểm

Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A.  
Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
B.  
Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
C.  
Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
D.  
Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
Câu 18: 0.25 điểm

So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia có điểm gì đáng chú ý?

A.  
Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1970 là giai đoạn hòa bình, trung lập ở Campuchia.
B.  
Không phải đương đầu với thể lực tay sai thân Mĩ.
C.  
Kết thúc sớn hơn so với Việt Nam và Lào.
D.  
Nhận được sự giúp đỡ của quân tình nguyên Việt Nam.
Câu 19: 0.25 điểm

ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu?

A.  
Tăng cường đoàn kết nội khối.
B.  
Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.
C.  
Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.
D.  
Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 20: 0.25 điểm

Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản để ba nước Indonexia, Lào, Việt Nam giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á?

A.  
Có sự chuẩn bị lâu dài và biết chớp thời cơ.
B.  
Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ.
C.  
Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân ủng hộ cách mạng.
D.  
Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
Câu 21: 0.25 điểm

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

A.  
Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B.  
Giải quyết tranh chấp bẳng biện pháp hòa bình.
C.  
Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia.
D.  
Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 22: 0.25 điểm

Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

A.  
Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
B.  
Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
C.  
Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
D.  
Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới.
Câu 23: 0.25 điểm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967)?

A.  
Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực.
B.  
Nhu cầu hợp tác cùng phát triển.
C.  
Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực.
D.  
Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực.
Câu 24: 0.25 điểm

Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.  
Việt Nam nghĩa đoàn.
B.  
Đảng lập hiến.
C.  
Nhóm Nam Phong.
D.  
Nhóm Trung Bắc tân văn.
Câu 25: 0.25 điểm

Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là

A.  
Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa.
B.  
Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa.
C.  
Tin tức, Thời mới, Tiếng dân.
D.  
Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
Câu 26: 0.25 điểm

Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A.  
Nhân dân.
B.  
Hữu thanh.
C.  
Người cùng khổ.
D.  
Tiếng dội An Nam.
Câu 27: 0.25 điểm

Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?

A.  
Nông dân.
B.  
Địa chủ.
C.  
Tư sản.
D.  
Công nhân.
Câu 28: 0.25 điểm

Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A.  
Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.
B.  
Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
C.  
Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.
D.  
Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).
Câu 29: 0.25 điểm

Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?

A.  
Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.
B.  
Bùi Quang Chiêu, Phạm Tuấn Tài.
C.  
Nguyễn Khắc Nhu, Bùi Quang Chiêu.
D.  
Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.
Câu 30: 0.25 điểm

Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?

A.  
Nam Phong.
B.  
Trung Bắc tân văn.
C.  
Đảng Lập hiến.
D.  
Hội Phục Việt.
Câu 31: 0.25 điểm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi sau: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

A.  
Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B.  
Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C.  
Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D.  
Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
Câu 32: 0.25 điểm

Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là

A.  
Nông nghiệp, khai mỏ, công nghiệp nhẹ, thuế, giao thông vận tải.
B.  
Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, khai mỏ, thuế.
C.  
Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.
D.  
Nông nghiệp, khai mỏ, thuế, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải.
Câu 33: 0.25 điểm

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?

A.  
giai cấp công nhân và nông dân.
B.  
giai cấp địa chủ và nông dân.
C.  
giai cấp tư sản và địa chủ.
D.  
giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
Câu 34: 0.25 điểm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam

A.  
phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
B.  
có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.
C.  
có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.
D.  
có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.
Câu 35: 0.25 điểm

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam

A.  
Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.
B.  
Phát triển nhanh, cân đối.
C.  
Không phụ thuộc vào chính quốc.
D.  
Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 36: 0.25 điểm

Theo em, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

A.  
tạo sự phát triển đồng đều về kinh tế.
B.  
làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.
C.  
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
D.  
xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.
Câu 37: 0.25 điểm

Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A.  
Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).
B.  
Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).
C.  
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).
D.  
Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
Câu 38: 0.25 điểm

Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A.  
Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B.  
Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C.  
Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN.
D.  
Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ.
Câu 39: 0.25 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:

A.  
phát triển mạnh mẽ, mang tính độc lập, tự chủ.
B.  
phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
C.  
vừa phát triển mạnh mẽ, vừa bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D.  
phát triển mạnh và cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Pháp.
Câu 40: 0.25 điểm

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?

A.  
Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
B.  
Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C.  
Nông dân, địa chủ phong kiến.
D.  
Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,525 lượt xem 58,961 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

102,894 lượt xem 55,391 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,923 lượt xem 54,866 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

100,333 lượt xem 54,012 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,386 lượt xem 72,345 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

122,638 lượt xem 66,017 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

137,522 lượt xem 74,032 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,443 lượt xem 72,373 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,314 lượt xem 72,303 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch SửTHPT Quốc giaLịch sử
Thi THPTQG, Lịch Sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

133,597 lượt xem 71,918 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!