thumbnail

Đột biến gen

Sinh học
Cơ chế di truyền và biến dị
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Đột biến gen là gì?

A.  
Tạo ra những alen mới;
B.  
Sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen;
C.  
Sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen;
D.  
Tạo nên những kiểu hình mới;
Câu 2: 1 điểm

Các loại đột biến gen bao gồm:

A.  
Thêm một hoặc vài cặp bazơ
B.  
Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;
C.  
Bớt một hoặc vài cặp bazơ;
D.  
Cả A, B, C
Câu 3: 1 điểm

Căn cứ vào trình tự của các nuclêôtit trước và sau đột biến của đoạn gen sau, hãy cho biết dạng đột biến:

Trước đột biến:   A T T G X X T X X A A G A X T

                            T A A X G G A G G T T X T G A

Sau đột biến    :   A T T G X X T A X A A G A X T

                           T A A X G G A T G T T X T G A

A.  
Mất một cặp nuclêôtít
B.  
Thêm một cặp nuclêôtít
C.  
Thay một cặp nuclêôtít
D.  
Đảo vị trí một cặp nuclêôtít
Câu 4: 1 điểm

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?

A.  
Thay một cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T.
B.  
Thêm một cặp nuclêôtit.
C.  
Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
D.  
Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A.
Câu 5: 1 điểm

Dạng đột biến nào sau đây là đột biến đồng nghĩa?

A.  
Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi pôlipeptit.
B.  
Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi 1 axit amin ở chuỗi polipeptit.
C.  
Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc
D.  
Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi nhiều axit amin ở chuỗi polipeptit.
Câu 6: 1 điểm

Những đột biến nào là đột biến dịch khung

A.  
Mất và thêm nuclêôtit
B.  
Thêm và thay thế nuclêôtit
C.  
Mất và đảo nuclêôtit
D.  
Chuyển đổi vị trí 1 cặp nuclêôtit
Câu 7: 1 điểm
Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, có bao nhiêu dạng là đột biến gen?

1. Chuyển đoạn tương hỗ NST

2. Mất cặp nuclêôtit.

3. Thay cặp nucleotít,

4. Đảo đoạn NST.

5. Lặp đoạn NST.

6. Chuyển đoạn không tương hỗ NST.

A.  
1
B.  
2
C.  
4
D.  
3
Câu 8: 1 điểm
Khi nói về nguyên nhân gây ra đột biến gen, có bao nhiêu tác nhân sau đây là đúng?

(1). Tia phóng xạ.

(2). Virut viêm gan B.

(3). 5 – Brôm Uraxin.

(4). Sốc nhiệt.

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 9: 1 điểm
Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào không thuộc đột biến điểm?
A.  
Thêm một cặp nuclêôtit.
B.  
Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
C.  
Mất 1 đoạn làm giảm số gen.
D.  
Mất một cặp nuclêôtit.
Câu 10: 1 điểm

Các tác nhân đột biến có thể gây ra đột biến gen qua cách nào sau đây:

A.  
Kết cặp không đúng với các bazơ nitơ dạng hiếm trong tái bản ADN.
B.  
Kết cặp nhầm với 5- brôm uraxin.
C.  
Acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp
D.  
Cả A, B và C
Câu 11: 1 điểm

Đột biến tiền phôi là loại đột biến :

A.  
Xảy ra trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử
B.  
Xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử
C.  
Xảy ra trong các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (giai đoạn 2-8 tế bào).
D.  
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 12: 1 điểm

Những loại đột biến gen nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho sinh vật?

A.  
Thay thế và mất 1 cặp nuclêôtit
B.  
Chuyển đổi vị trí và mất 1 cặp nuclêôtit
C.  
Thay thế và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêôtit
D.  
Thay thế và thêm 1 cặp nuclêôtit
Câu 13: 1 điểm

Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?

A.  
Đột biến giao tử
B.  
Đột biến tiền phôi
C.  
Đột biến ở hợp tử
D.  
Đột biến xôma
Câu 14: 1 điểm

Cho một đoạn mạch gốc ADN có trình tự các bộ ba tương ứng với thứ tự từ 6 đến 11 như sau:

3’ ……………AGG-TAX-GXX-AGX-GXA-XXX………..5’

Một đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 9 trên gen trên làm mất cặp nuclêôtit AT sẽ làm cho trình tự của các nuclêôtit trên mARN như sau:

A.  
3’...UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG…5’
B.  
5’…AGG-TAX-GXX-GXG-XAX-XX…3’
C.  
5’...UXX-AUG-XGG-XXG-XGU-GGG…3’
D.  
5’... UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG …3’
Câu 15: 1 điểm
Trong quá trình nhân đôi ADN, guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nuclêôtit bình thường nào dưới đây có thể tạo nên đột biến gen?
A.  
Adenin
B.  
5-BU
C.  
Timin
D.  
Xitôzin
Câu 16: 1 điểm
Khi sử dụng chất 5BU (chất đồng đẳng của Timin) có thể gây đột biến theo hướng chủ yếu là:
A.  
thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
B.  
thay thế cặp G-X bằng cặp X-G
C.  
thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
D.  
thay thế cặp A-T bằng cặp T-A

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đột biến số lượng nhiễm sắc thểĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sinh học
Cơ chế di truyền và biến dị
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

16 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

171,629 lượt xem 92,414 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thểĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sinh học
Cơ chế di truyền và biến dị
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

17 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,977 lượt xem 95,830 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi Vật Lý Sở Phú Thọ đợt 2.docxVật lý
/Môn Lý/Đề thi Vật Lý các trường, sở 2023

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

1,184 lượt xem 616 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2020] Sở GD&ĐT Đà Nẵng đợt 2 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

208,331 lượt xem 112,175 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!