thumbnail

450 Câu Trắc Nghiệm Quy Trình An Toàn Điện - Đề Thi Có Đáp Án - Đại Học Điện Lực

Ôn luyện với 450 câu trắc nghiệm “Quy trình An toàn điện” từ Đại học Điện lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quy trình vận hành và bảo trì an toàn hệ thống điện, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức về an toàn điện và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành điện lực trong quá trình học tập và thi cử. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

Từ khoá: quy trình an toàn điệntrắc nghiệm an toàn điện450 câu hỏi an toàn điệnĐại học Điện lựcôn thi an toàn điệnđề thi an toàn điệnkiểm tra an toàn điệnthi thử trực tuyến an toàn điệnđề thi có đáp án​

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, việc đặt rào chắn tại khu vực thí nghiệm có điện áp cao điều nào không đúng quy định?
A.  
Phải có rào chắn và người trông coi, người không có nhiệm vụ không được vào. Nếu các dây dẫn điện đi qua hành lang, cầu thang, sàn nhà,... thì phải cử người đứng gác tại các vị trí đặc TIệt.
B.  
Việc đặt rào chắn do người cho phép của ĐVQLVH thực hiện.
C.  
Nếu dùng dây căng thay rào chắn thì trên dây phải treo TIển cảnh báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”.
D.  
Việc đặt rào chắn do người tiến hành thí nghiệm chịu trách nhiệm.
Câu 2: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp được phê duyệt để xác định đúng đường cáp điện lực bao gồm:
A.  
Dựa trên bản đồ định tuyến đường cáp hoặc dựa trên nhãn định tuyến gắn trên đường cáp.
B.  
Theo dõi đường cáp bằng mắt trên toàn bộ chiều dài từ một điểm cách ly mà có thể được chứng minh là không có điện đến điểm mà công việc sẽ được thực hiện.
C.  
Sử dụng thiết bị phân biệt đường cáp điện lực (phát và thu tín hiệu tại hai đầu. Sử dụng thiết bị định vị điểm sự cố từ đó xác định được địa điểm nơi công việc sẽ được thực hiện.Thí nghiệm tại điểm sự cố của đường cáp điện lực bị hư hỏng theo phương pháp đã được phê duyệt.
D.  
Cá 3 nội dung 1, 2, 3 đều là biện pháp xác định đúng đường cáp.
Câu 3: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, những chức danh an toàn nào phải có Quyết định công nhận?
A.  
Người cấp PCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
B.  
Nhân viên ĐVCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
C.  
Người GSTT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
D.  
Người thao tác, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG
Câu 4: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi phát hiện các thiết bị quay bị cháy phải:
A.  
Kiểm tra thiết bị quay ngay. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
B.  
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
C.  
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Dùng cát và bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
D.  
Báo cáo lãnh đạo đợn vị ngay. Dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Câu 5: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 trong trường hợp công tác trên thiết bị của 1 ĐVQLVH nhưng có liên quan đến các ĐVQLVH khác thì việc cấp PCT như thế nào?
A.  
Các ĐVQLVH liên quan sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH có thiết bị, đường dây thực hiện các BPAT và bản giao cho NCP theo GBG.
B.  
ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH khác thực hiện các BPAT và bản giao cho NCHTT theo GPHCP.
C.  
ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH khác thực hiện các BPAT và bản giao cho NCP theo GBGPH.
D.  
ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, ĐVCT thực hiện các BPAT tại khu vực của các ĐVQLVH khác và bản giao cho NCP theo GBG.
Câu 6: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định về kiểm tra không còn điện đối với thiết bị điện tại nhà máy điện, trạm điện, GIS, tủ hợp bộ hoặc thiết bị kiểu kín như thế nào?
A.  
Cho phép kiểm tra không còn điện thông qua chỉ thị tại chỗ thiết bị đóng cắt (3 pha, tất cả các phía) và thông số điện áp (nếu có)
B.  
Không cho phép căn cứ vào tín hiệu , đèn, đồng hồ, rơ le...
C.  
Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
D.  
Cả 03 đáp án đều sai
Câu 7: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, việc khẳng định mạch kiểm tra trong công tác thí nghiệm điên, nội dung nào không đúng quy định?
A.  
Trước khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.
B.  
Chỉ được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm khi người CHTT cho phép.
C.  
Trước khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa điện áp ngược qua MBA.
D.  
Không được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm trong mọi trường hợp.
Câu 8: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP ký cho phép ĐVCT vào làm việc sau khi thực hiện hoặc kiểm tra những BPAT nào?
A.  
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVQLVH, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của ĐVCT đã thực hiện.
B.  
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của đơn vị mình, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của các ĐVQLVH khác có liên quan đến công việc (đã ký trong GBGPH).
C.  
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT do đơn vị mình thực hiện theo Phương án và PCT.
D.  
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVCT và các ĐVQLVH khác có liên quan đến công việc (đã ký trong GBG).
Câu 9: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì thời gian huấn luyện và kiểm tra QTATĐ cho các đối tượng phải huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật như thế nào?
A.  
Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 02 lần.
B.  
Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này hai năm 01 lần.
C.  
Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 01 lần.
D.  
Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi quý 01 lần.
Câu 10: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định trong trường hợp làm việc trên các đường cáp vặn xoắn nhưng không thực hiện được nối đất thì xử lý như thế nào?
A.  
Phải coi những công việc là công tác hotline (ĐVCT phải thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
B.  
Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì không thi công nữa.
C.  
ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việc.
D.  
Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 11: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định, khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì BPAT như thế nào?
A.  
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,50 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
B.  
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
C.  
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,70 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
D.  
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,30 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
Câu 12: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên cột có đường dây đang vận hành một người trong trường hợp nào?
A.  
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
B.  
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 4 an toàn điện trở lên.
C.  
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
D.  
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 13: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, việc cấp PCT khi làm việc được triển khai từ lúc viết phiếu như thế nào?
A.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người cho phép và Người CHTT mỗi người 1 bản mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
B.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người CHTT mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
C.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người GSATĐ mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
D.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người LĐCV mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
Câu 14: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, việc mở tiếp địa cố định (DTĐ) đường cáp điện lực để tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
A.  
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, phải được thông báo trước và được sự cho phép thực hiện của ĐVQLVH.
B.  
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải được thông báo trước và cho phép thực hiện.
C.  
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải ra lệnh cho ĐVCT thao tác.
D.  
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, ĐVCT phải được thông báo trước và xin phép Người chophép thực hiện thao tác cắt các DTĐ.
Câu 15: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định nhân viên ĐVCT không có chuyên môn về điện (không có Thẻ ATĐ) ghi vào PCT khi tham gia vào ĐVCT như thế nào?
A.  
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và không được phép làm các công việc có liên quan đến điện.
B.  
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và đưa vào danh sách trong PCT.
C.  
Không được vào công tác trong mọi trường hợp .
D.  
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và cấp LCT cho các đối tượng này.
Câu 16: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với các Điện lực, Đội QLVH LĐCT tự thực hiện sửa chữa đường dây, thiết bị được giao QLVH thực hiện đăng ký cắt điện để công tác như thế nào?
A.  
Trực tiếp gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
B.  
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
C.  
Gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
D.  
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCT về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Câu 17: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định cấp có thẩm quyền là:
A.  
Giám đốc, Phó giám đốc Công ty/Trung tâm, Chi nhánh/Khu vực có con dấu pháp nhân hoặc người được ủy quyền/giao nhiệm vụ (theo phân cấp quản lý vận hành hoặc phân công công việc).
B.  
Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty QLVH thiết bị.
C.  
Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị thao tác thiết bị.
D.  
Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị điều độ lưới điện.
Câu 18: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định nguyên tắc chung về an toàn là:
A.  
Mọi công việc có kế hoạch đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
B.  
Mọi công việc đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
C.  
Những công việc có nguy cơ xảy ra TNLĐ cao đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
D.  
Những công việc thực hiện theo PCT đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Câu 19: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 08 là Lưu đồ gì?
A.  
Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
B.  
Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
C.  
Trỉnh tự các bước thực hiện xử lý khắc phục hậu quả sự cố.
D.  
Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa lưới điện hạ áp đang mang điện.
Câu 20: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc treo thẻ khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
A.  
Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVLCV đăng ký cắt điện;
B.  
Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện;
C.  
Treo thẻ đánh dấu ĐVLCV trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện;
D.  
Treo thẻ đánh dấu ĐVQLVH trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVQLVH đăng ký cắt điện;
Câu 21: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định về tiết diện của dây nối đất lưu đông như thế nào?
A.  
Tiết diện không được nhỏ hơn 16 mm2 đối với lưới điện phân phối, 25 mm2 đối với lưới điện truyền tải.
B.  
Tiết diện không được nhỏ hơn 25 mm2 đối với lưới điện phân phối, 35 mm2 đối với lưới điện truyền tải.
C.  
Tiết diện không được nhỏ hơn 16 mm2 đối với lưới điện phân phối, 35 mm2 đối với lưới điện từ 110kV trở lên.
D.  
Tiết diện không được nhỏ hơn 10 mm2 đối với lưới điện phân phối, 16 mm2 đối với lưới điện truyền tải.
Câu 22: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc lập Phương án như thế nào?
A.  
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
B.  
ĐVQLVH là đơn vị lập Phương án. Những đối tượng sau đây sẽ là người lập PA: Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
C.  
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì lãnh đạo ĐVQLVH, Phòng KHKTAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập PA.
D.  
Bộ phận trực vận hành là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
Câu 23: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi hoàn thành công việc, NCHTT, NLĐCV (nếu có mặt tại hiện trường) của ĐVCT phải thực hiện tuần tự (trình tự) những việc gì để khóa PCT?
A.  
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc. NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
B.  
NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT), sau đó: Kiểm tra lại hiện trường - Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc,
C.  
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc - Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
D.  
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng, rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc, phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc vào 01 bản PCT (bản do NCHTT giữ).
Câu 24: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện khi kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải thực hiện như thế nào?
A.  
Mang găng cách điện và đi ủng cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
B.  
Đi ủng cách cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
C.  
Phải dùng sào cách điện để thực hiện công việc. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
D.  
Mang găng cách điện và cài chặt vào cổ tay. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
Câu 25: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi di chuyển, vận hành xe chuyên dùng trong khu vực trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào ?
A.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện không rào chắn.
B.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện có rào chắn.
C.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện theo quy định về hành lang lưới điện cao áp.
D.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn 02 mét.
Câu 26: 0.2 điểm
Theo Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định ghi số PCT như thế nào?
A.  
Ghi số thứ tự PCT theo năm / năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
B.  
Ghi số thứ tự PCT theo tháng / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
C.  
Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị/ năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
D.  
Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
Câu 27: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP phải thực hiện các BPAT gì?
A.  
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (được giao) với trình tự: Cắt điện - Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn - Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao.
B.  
NCP không được phép Cắt điện - Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn mà chỉ phải Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao.
C.  
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (theo phân nhiệm). Bao gồm: Cắt điện - Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn - Ký bàn giao việc Thử (chứng minh) hết điện giao cho ĐVCT.
D.  
NCP chỉ được phép Cắt điện - Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao. Việc Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn là trách nhiệm của ĐVCT.
Câu 28: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng khi không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH như thế nào?
A.  
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng trong mọi trường hợp.
B.  
Các ĐVQLVH trong EVNNPC được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH.
C.  
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng nếu không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong Quy chế phối hợp QLVH. Được phép cấp PCT khi thay thế công tơ tổng bán điện cho khách hàng
D.  
Các ĐVQLVH trong EVNNPC chỉ được cấp PCT cho các ĐVCT là người của ĐVQLVH làm việc trên lưới điện của khách hàng.
Câu 29: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về giàn giáo nhiều tầng như thế nào?
A.  
Khi giàn giáo cao hơn 8m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Không cho phép làm việc đồng thời trên 2 sàn.
B.  
Khi giàn giáo cao hơn 4m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn phải không trùng phuuwong thẳng đứng.
C.  
Khi giàn giáo cao hơn 10m phải làm ít nhất 3 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
D.  
Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
Câu 30: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, nếu trên cột có nhiều đường dây có điện áp khác nhau thì phải:
A.  
Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi cho phép làm việc.
B.  
Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào. Phải coi tất cả các đường dây còn lại đang có điện.
C.  
Phải có cờ báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
D.  
Phải kiểm tra bằng bút thử điện để xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
Câu 31: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV như thế nào?
A.  
Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm bảo an toàn mới tiến hành công việc.
B.  
Kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm bảo an toàn; Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.
C.  
Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.
D.  
Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm bảo an toàn (cách nhau ít nhất 4,0 mét) mới tiến hành công việc.
Câu 32: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, điều kiện sức khỏe của người làm việc trên cao như thế nào?
A.  
Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế có thẩm quyền; Tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động làm việc trên cao của EVN.
B.  
Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế cấp huyện; Tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động làm việc trên cao của nhà nước.
C.  
Tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động làm việc trên cao của EVN; Phải kiểm tra sức khỏa ngay trước khi làm việc.
D.  
Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế cấp tỉnh; Tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động làm việc trên cao của doanh nghiệp.
Câu 33: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi làm việc với máy cơ khí phải:
A.  
Kiểm tra điện trở nối đất khu vực đặt máy, kiểm tra rò điện qua vỏ máy.
B.  
Kiểm tra tình trạng kiểm định kỹ thuật an toàn của và chất lượng của máy vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt.
C.  
Kiểm tra tình trạng, kỹ thuật an toàn của máy như: các bộ phận che chắn bảo vệ, dây tiếp đất, các loại dao, đá cắt mài vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt.
D.  
Kiểm tra kỹ thuật an toàn của máy theo các quy trình vận hành cho chính máy cơ khí đó.
Câu 34: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, việc cắt điện để đảm bảo an toàn khi sửa chữa động cơ điện cao áp, quy định nào không bắt buộc phải áp dụng?
A.  
Cắt điện nguồn điều khiển từ xa bằng tay và điều khiển tự động các động cơ điện của van chặn, máy điều hướng.
B.  
Trên tay lái của chốt, tấm chắn, cánh quạt phải treo biển báo an toàn.
C.  
Trên khóa, các nút ấn điều khiển động cơ điện của van chặn thì treo “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
D.  
Đặt rào chắn, khoanh vùng công tác khi sửa chữa động cơ điện.
Câu 35: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc cấp các thẻ an toàn cho người lao động theo các QTAT được quy định như thế nào?
A.  
Cấp Thẻ kiểm tra viên Điện lực theo quy định pháp luật, Thẻ ATĐ theo QT959.
B.  
Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15 CV6829).
C.  
Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ chức danh theo quy định của EVN.
D.  
Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ ATĐ theo QT959.
Câu 36: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành các TBA cần thực hiện BPKTAT gì?
A.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.
B.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét được kiểm tra các trạm ngoài trời nhưng không được thao tác.
C.  
Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời. Chú ý quan sát kỹ phần mang điện cao áp.
D.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm trong nhà.
Câu 37: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở động cơ điện cao áp điều cấm nào đúng?
A.  
Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm thực hiện theo phương án được phê duyệt.
B.  
Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, kể cả công việc thí nghiệm thực hiện theo phương án được phê duyệt.
C.  
Được phép thí nghiệm mạch của động cơ đang quay nhưng phải thực hiện theo PCT.
D.  
Cấm thí nghiệm mạch của động cơ đang quay trong mọi trường hợp.
Câu 38: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, xe nâng chỉ được di chuyển khi nào?
A.  
Khung xe nghiêng hết về phía trước và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất bằng độ lớn của gầm xe với đường.
B.  
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất bằng độ lớn của thành xe với đường.
C.  
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất bằng độ lớn của gầm xe với đường.
D.  
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất 01 mét
Câu 39: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trong ngăn tủ phân phối như thế nào?
A.  
Phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
B.  
Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
C.  
Cho phép đặt nối đất ở đầu có nguồn cung cấp đến, đầu còn lại phải mở thiết bị đóng cắt.
D.  
Cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này đã được cắt điện.
Câu 40: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng theo quy định về kỹ thuật thử nghiệm dây đeo an toàn?
A.  
Phải được thử 03 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 250 kg, dây mới là 300 kg, thời gian thử 05 phút.
B.  
Sau khi thử dây đeo an toàn phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi thử dây an toàn.
C.  
Đánh dấu (dán tem) vào dây đã thử còn đạt tiêu chuẩn, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử dụng. Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được lập biên bản và hủy bỏ.
D.  
Phải được thử 06 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 225 kg, dây mới là 300 kg, thời gian thử 05 phút.
Câu 41: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm trong việc cách ly thiết bị để sửa chữa như thế nào?
A.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cắt nguồn lực, nguồn điều khiển đóng/mở van.
B.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí mà không cắt nguồn lực, nguồn điều khiển đóng/mở van.
C.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí.
D.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van khí mà không cắt nguồn lực, nguồn điều khiển thiết bị điện.
Câu 42: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP tại hiện trường là ai?
A.  
ĐĐV, TVH đương ca.
B.  
Nhân viên, công nhân ĐVQLVH trực tiếp (Đội, Tổ QLVH đường dây, TBA…) được cử làm NCP theo PCT.
C.  
Lãnh đạo ĐVQLVH có chúc danh NCP.
D.  
CBAT có chúc danh NCP.
Câu 43: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với các trạm điện, nhà máy điện có người trực theo ca kíp, việc kiêm nhiệm các chức danh an toàn và vận hành được quy định như thế nào?
A.  
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSATĐ
B.  
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSTT khi thao tác đảm bảo an toàn cho ĐVCT.
C.  
Nhân viên trực đương ca không được kiêm người thao tác khi thao tác đảm bảo an toàn cho ĐVCT.
D.  
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NCP
Câu 44: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thao tác thết bị GIS trong trường hợp vận hành bình thường như thế nào?
A.  
Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ thống giám sát điều khiển. Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
B.  
Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển tại chỗ khi GIS không có điện.
C.  
Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua trung tâm điều khiển. Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
D.  
Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ thống giám sát điều khiển.
Câu 45: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất khi thử nghiệm cáp ngầm (thử cao áp, đo cách điện, thử thông mạch,...) như thế nào?
A.  
Không cho phép tháo nối đất hai đầu trong quá trình thử nghiệm đầu cáp.
B.  
Cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải treo biển “Chú ý! Có điện nguy hiểm”.
C.  
Cho phép tháo nối đất một đầu nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
D.  
Cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
Câu 46: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, hằng ngày, nhân viên công tác trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách nào?
A.  
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
B.  
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở trên cao và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
C.  
Đeo vào dây đeo 1 tải trọng 110kg rồi buộc treo dây trên cao xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
D.  
Dùng máy thử dây đeo thử tĩnh theo tải trong 225kg trong vòng 5 phút xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
Câu 47: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, các công việc thí nghiệm của NPCETC, công việc sửa chữa, thí nghiệm…của NPSC thực hiện trên lưới điện của khách hàng không có GPHĐĐL thì trình tự duyệt PA như thế nào?
A.  
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và NPCETC phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
B.  
Phương án sẽ do khách hàng phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
C.  
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và NPCETC phê duyệt. Khách hàng phải làm thủ tục bàn giao BPAT với các ĐVQLVH.
D.  
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì ĐVQLVH (cấp Điện lực) phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
Câu 48: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, thủ tục bàn giao lưới điện thuộc quyền điều khiển của điều độ Công ty Điện lực cho các ĐVQLVH được quy định như thế nào?
A.  
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho lãnh đạo các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
B.  
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
C.  
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho Đội trưởng Đội QLVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc Đội QLVH LĐCT,...
D.  
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực...
Câu 49: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp đến 35kV như thế nào?
A.  
Cấm thực hiện công tác khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc có sương mù hoặc có giông sét hoặc có gió từ cấp 5 trở lên; khi trời tối, nơi làm việc không đủ ánh sáng.
B.  
Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
C.  
Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
D.  
Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, Người CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 50: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi sửa chữa động cơ điện cao áp, BPAT nào không đúng (không phải áp dụng)?
A.  
Cắt điện, khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển cảnh báo “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại MC và DCL cấp điện cho động cơ;
B.  
Không phải cắt điện động cơ để sửa chữa nếu khảo sát kỹ, thực hiện theo Phương án đã duyệt.
C.  
Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống;
D.  
Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo phương án được phê duyệt.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
78. Đề thi thử TN THPT VẬT LÝ 2024 - Lê Quý Đôn - Đống Đa - Hà Nội. (Có lời giải chi tiết)THPT Quốc giaVật lý
/Môn Lý/Đề thi Vật Lý các trường, sở 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

5,904 lượt xem 3,150 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!