Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 9)
Từ khoá: Ôn thi Ngữ Văn Đề 9 Tốt nghiệp Đáp án chi tiết Luyện thi Ôn tập Học sinh Đề ôn tập Kỹ năng làm bài
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Môn Ngữ Văn Ôn Luyện THPT Quốc Gia Các Tỉnh (2023-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết ✍️
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng rõ rằng “hi vọng” không chỉ làm vững lòng ta khi mọi thứ đang diễn ra tồi tệ, mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời và ban phát điều tốt lành như thành công về học tập ở nhà trường cũng như những công việc khó khăn khác. Về mặt lí thuyết, hi vọng chỉ là cách nhìn lạc quan theo đó mọi cái sẽ tốt đẹp hơn.
Theo nghĩa ấy, mọi thứ đều có thể có hi vọng. Một số người tin chắc, họ sẽ thoát khỏi tất cả trở ngại hoặc sẽ tìm thấy giải pháp cho mọi vấn đề của họ, trong khi những người khác cho rằng mình không thể có nghị lực, năng lực hay phương tiện cần thiết để đi tới đó. Snyder nhận xét những người tin vào tương lai của mình có một số nét chung họ biết tự thúc đẩy và tự thuyết phục khi gặp rủi ro, rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đáy và họ tin chắc rằng có nhiều phương tiện để đạt được mục tiêu của mình, họ cũng đủ thông minh để chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn.
Về mặt tri tuệ xúc cảm, “hi vọng” có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Thật vậy, những người tự tin nói chung ít lo lắng và ít bị rối nhiễu xúc cảm trong cuộc sống.
(Trích Trí tuệ xúc cảm - Daniel Goleman,
NXB Lao động - Xã hội, 2018, tr. 125-126)
*Snyder: Charles Richard “Rick” Snyder là một nhà tâm lí học người Mỹ chuyên về tâm lí học tích cực. Tác giả đã phỏng vấn C.R. Snyder trong The New York Times, ngày 24/12/1991.
Theo đoạn trích, về mặt trí tuệ xúc cảm, hi vọng có nghĩa là gì?
Nhận xét mọi thứ đều có thể hi vọng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Anh/chị có đồng tình với ý kiến chia nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn. Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ đoạn ngữ liệu ở phần Đọc - hiểu, anh/ chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm).
Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.118)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét quan niệm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn thơ.
Xem thêm đề thi tương tự
1 giờ
226,174 lượt xem 121,786 lượt làm bài
1 giờ
224,328 lượt xem 120,792 lượt làm bài
1 giờ
319,085 lượt xem 171,815 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
340,497 lượt xem 183,344 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
340,263 lượt xem 183,218 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
269,154 lượt xem 144,928 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
291,552 lượt xem 156,989 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
294,659 lượt xem 158,662 lượt làm bài
1 giờ
265,695 lượt xem 143,066 lượt làm bài