Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình khác nhau. Trong tổng số các cây F1, số cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 21%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng về phép lai trên:

(1) F1 có 10 loại kiểu gen.

(2) F1 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

(3) Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P chiếm tỉ lệ 18%.

(4) P xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

A.  
1
B.  
4
C.  
2
D.  
3

Đáp án đúng là: D

Đáp án D

Quy ước: A: Thân cao, a: Thân thấp

B: hoa đỏ, b: hoa trắng

Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình khác nhau. Trong tổng số các cây F1, số cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 21%.

→ Cây thân thấp, hoa trắng = 25% - 21% = 45

hay aabb = 4% = 20%ab . 20%ab

ab = 20% < 25% → Đây là giao tử sinh ra do hoán vị → P: Ab/aB

f hoán vị = 2.20% = 40%

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) Đúng.

(2) Đúng. Các kiểu gen quy định thân cao, hoa đỏ là: AB/AB, AB/Ab, AB/aB, AB/ab, Ab/aB

(3) Đúng. Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P là: Ab/aB = 2.30%.30% = 18%

(4) Sai. Tần số hoán vị gen = 40%


 

Câu hỏi tương tự:


Đề thi chứa câu hỏi này:

Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018THPT Quốc giaSinh học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

117,508 lượt xem 63,252 lượt làm bài