thumbnail

[2020] Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Kon Tum - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Đun nóng hỗn hợp este etyl axetat và NaOH thu được ancol etylic và

A.  
natri etylat
B.  
etanoic
C.  
axit axetic
D.  
natri axetat
Câu 2: 1 điểm

Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

A.  
5,60
B.  
7,84
C.  
6,12
D.  
12,24
Câu 3: 1 điểm

Cho các polime sau: amilozơ; nilon-6,6; visco; poli(vinylclorua); caosu Buna; tơ lapsan; tơ olon. Số polime tổng hợp theo phương pháp trùng hợp là

A.  
3
B.  
5
C.  
4
D.  
2
Câu 4: 1 điểm

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A.  
Fe
B.  
Ag
C.  
Mg
D.  
Al
Câu 5: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.  
Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
B.  
Anilin là chất lỏng không màu, hóa đen khi để trong không khí.
C.  
Metylamin là có lực bazơ yếu hơn amoniac.
D.  
Etylamin làm nước quỳ tím hóa xanh.
Câu 6: 1 điểm

Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?

A.  
saccarôzơ
B.  
glucôzơ
C.  
fructôzơ
D.  
mantôzơ
Câu 7: 1 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Nhúng thanh sắt vào nước.

(c) Nhúng thanh bạc vào dung dịch H2SO4 loãng.

(d) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch KOH.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

A.  
1
B.  
4
C.  
3
D.  
2
Câu 8: 1 điểm

Thủy phân một triglixerit X thu được glixerol và axit panmitic. Công thức phân tử của X là

A.  
C51H98O6
B.  
C48H92O6.
C.  
C57H110O6.
D.  
C57H104O6.
Câu 9: 1 điểm

Hoà tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là

A.  
2,24
B.  
1,12
C.  
3,36
D.  
4,48
Câu 10: 1 điểm

Xenlulozơ và saccarozơ có đặc điểm chung

A.  
đều là hợp chất đisaccarit.
B.  
đều là hợp chất polisaccarit.
C.  
đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
D.  
đều tác dụng với H2O trong môi trường axit, đun nóng.
Câu 11: 1 điểm

Cho 1,44 gam bột Al vào dung dịch NaOH dư, kết thúc thí nghiệm thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A.  
1,792
B.  
2,688
C.  
2,016
D.  
4,032
Câu 12: 1 điểm

Phương trình ion thu gọn: Ca2+ + CO32– → CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

A.  
Ca(OH)2 + (NH4)2CO3.
B.  
Ca(OH)2 và CO2.
C.  
Ca(HCO3)2 + NaOH.
D.  
CaCl2 + Na2CO3.
Câu 13: 1 điểm

Thuốc thử dùng để phân biệt AlCl3 và NaCl là dung dịch

A.  
NaNO3
B.  
NaOH
C.  
HCl
D.  
H2SO4
Câu 14: 1 điểm

Hợp chất nào sau đây là hyđrocacbon?

A.  
CH3OH.
B.  
Na2CO3.
C.  
C6H6.
D.  
HCN.
Câu 15: 1 điểm

Nhiệt phân hiđroxit Fe(II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là

A.  
FeO
B.  
Fe
C.  
Fe2O3
D.  
Fe3O4
Câu 16: 1 điểm

Có các nhận xét sau về kim loại và hợp chất của nó:

(1) Nhôm vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH.

(2) Mạ niken lên vật bằng sắt là phương pháp bảo vệ bề mặt.

(3) CaSO4 được gọi là thạch cao khan.

(4) Na, Ba đều kim loại kiềm thổ.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A.  
2
B.  
3
C.  
4
D.  
1
Câu 17: 1 điểm

Poli(vinylclorua) được tổng hợp từ monome

A.  
CH2=CH2.
B.  
CH2=CHCN.
C.  
CH2=CHCl.
D.  
C6H5CH=CH2.
Câu 18: 1 điểm

Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa?

A.  
Đốt Fe trong bình chứa Cl2.
B.  
Cho thanh Fe vào dung dịch HNO3.
C.  
Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
D.  
Gang thép để trong không khí ẩm.
Câu 19: 1 điểm

Cho 5,4 gam bột Al vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO4. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A.  
15,5
B.  
12,3
C.  
9,6
D.  
12,8
Câu 20: 1 điểm

Ở nhiệt độ cao, khí hiđro khử được oxit nào sau đây?

A.  
Na2O
B.  
CuO
C.  
CaO
D.  
MgO
Câu 21: 1 điểm

Dung dịch nào sau đây không thể làm mềm nước cứng tạm thời?

A.  
Ca(OH)2.
B.  
Na3PO4.
C.  
HCl.
D.  
Na2CO3.
Câu 22: 1 điểm

Tiến hành thí nghiệm sau: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30% ; cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút. Thí nghiệm trên

A.  
chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
B.  
chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
C.  
chứng minh protein của lòng trắng trứng có hiện tượng đông tụ trong môi trường kiềm.
D.  
chứng minh protein của lòng trắng trứng chỉ chứa các α-amino axit trong phân tử.
Câu 23: 1 điểm

Sắt có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?

A.  
Fe2O3.
B.  
Fe2(SO4)3.
C.  
Fe(NO3)3.
D.  
FeCl2.
Câu 24: 1 điểm

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
40,5
B.  
54,0
C.  
30,4
D.  
64,0
Câu 25: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe.
B.  
Kim loại Na, K đều khử được H2O ở điều kiện thường.
C.  
Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.
D.  
Để bảo quản kim loại natri cần ngâm chìm trong dầu hỏa.
Câu 26: 1 điểm

Glyxin có công thức

A.  
H2N-COOH
B.  
H2N-CH(CH3)COOH
C.  
H2N-[CH2]4CH(NH2)COOH
D.  
H2N-CH2COOH
Câu 27: 1 điểm

Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?

A.  
etyl amoni clorua.
B.  
anilin.
C.  
Axit axetic.
D.  
Glyxin.
Câu 28: 1 điểm

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(a) Fe + X1 → FeSO4 + X2 + H2

(b) X1 + X3 → X2 + H2O

Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Chất X2 là

A.  
Na2SO4.
B.  
Na2SO3.
C.  
NaOH.
D.  
NaHSO4.
Câu 29: 1 điểm

Kim loại nào dưới đây không tác dụng với nước ở điều kiện thường?

A.  
Cu
B.  
Na
C.  
K
D.  
Ca
Câu 30: 1 điểm

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2NCH2COOH (glyxin) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A.  
43,5
B.  
48,3
C.  
61,5
D.  
51,9
Câu 31: 1 điểm

Cho 22,63 gam hỗn hợp (H) gồm hai chất hữu cơ X (C3H11N3O5) và Y (C4H9NO4, tạo bởi axit cacboxylic đa chức) đều mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 23,46 gam hỗn hợp muối Z; một ancol và một amin đều đơn chức. Mặt khác 0,3 mol (H) tác dụng với dung dịch KOH (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Biết cc phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A.  
61,56
B.  
64,44
C.  
58,68
D.  
69,48
Câu 32: 1 điểm

Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp gồm Na, NaO, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được lượng kết tủa là

A.  
27,58
B.  
31,52
C.  
29,55
D.  
35,46
Câu 33: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được ứng dụng trong sản xuất mì sợi, đồ hộp.

(b) Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể.

(c) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

(d) Các polime: thủy tinh hữu cơ plexiglas; polietilen; poli(vinyl clorua) được dùng làm chất dẻo.

Số phát biểu đúng là

A.  
2
B.  
4
C.  
3
D.  
1
Câu 34: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO2 và 18,72 gam H2O. Xà phòng hóa cũng lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3; 44,44 gam CO2 và 17,82 gam H2O. Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa đủ x mol Br2 trong dung dịch brom. Giá trị x là

A.  
0,025
B.  
0,060
C.  
0,020
D.  
0,040
Câu 35: 1 điểm

Thực hiện hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m1 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a gam Ag.

- Thí nghiệm 2: Thủy phân m2 gam saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch Xbằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag.

Biểu thức liên hệ giữa m1 và m2

A.  
19m1 = 15m2
B.  
38m1 = 20m2
C.  
19m1 = 20m2
D.  
38m1 = 15m2
Câu 36: 1 điểm

Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đơn chức là dẫn xuất của benzen có cùng công thức phân tử C7H6O2 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Vậy khi cho 9,15 gam X nói trên tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?

A.  
20,2 gam
B.  
19,8 gam
C.  
16,4 gam
D.  
20,8 gam
Câu 37: 1 điểm

X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức; không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 14,336 lít O2 (đktc) thu được 9,36 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn E trong môi trường axit thu được hỗn hợp chứa 2 axit cacboxylic A, B (MA < MB) và ancol Z duy nhất. Phần trăm khối lượng của oxi có trong B là

A.  
41,44%
B.  
37,21%
C.  
56,66%
D.  
68,72%
Câu 38: 1 điểm

Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và 0,10 mol NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A. Sau t (h), thì nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực và thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 1,92 gam Mg, sau phản ứng thu được 358,4 ml khí N2O (khí duy nhất thoát ra, ở đktc). Giá trị của t là

A.  
2,5h
B.  
1,5h
C.  
2,0h
D.  
3,0h
Câu 39: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức), cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 16 gam kết tủa trắng đồng thời khối lượng dung dịch giảm 7,16 gam. Đun nóng 34 gam X trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thấy tạo thành chất hữu cơ Y. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 41,6 gam chất rắn, trong đó có một muối natri của axit hữu cơ đơn chức. Chất Y phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Cho tỉ khối hơi của X so với khí H2 là 85 (ở cùng điều kiện). Các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn.

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A.  
X có thể tham gia phản ứng tráng gương
B.  
Trong Y, oxi chiếm 56,47% theo khối lượng
C.  
Muối tạo thành có thể dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm.
D.  
X cộng hợp brom theo tỉ lệ tối đa 1 : 2.
Câu 40: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít Z, đun nóng thu được n1 mol khí.

- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V lít Z, thu được n2 mol khí không màu, hóa nâu ngoài không khí, là sản phẩm khử duy nhất.

- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V lít Z, thu được n1 mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 6n2.

Hai chất X, Y lần lượt là

A.  
(NH4)2SO4 và Fe(NO3)2
B.  
NH4NO3 và FeCl3
C.  
NH4Cl và AlCl3
D.  
NH4NO3 và FeSO4

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia Môn Hóa Năm 2020 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Kon Tum (Có Đáp Án)THPT Quốc giaHoá học

Luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 với đề thi thử từ Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum. Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về hóa hữu cơ, hóa vô cơ và bài tập tính toán, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn luyện hiệu quả và đạt kết quả cao. Thi thử trực tuyến miễn phí và tiện lợi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

115,166 lượt xem 61,992 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh Quảng Bình - Lần 3 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

200,780 lượt xem 108,101 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Tiếng Anh Năm 2020 - Trường THPT Chuyên Thái Nguyên (Có Đáp Án)THPT Quốc giaTiếng Anh

Ôn luyện với đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2020 từ Trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Đề thi được thiết kế theo chuẩn cấu trúc của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kỹ năng giao tiếp, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài. Đây là tài liệu hữu ích cho học sinh lớp 12 trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

50 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

113,008 lượt xem 60,837 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Hưng Yên - Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

216,906 lượt xem 116,788 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Đại học Vinh - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

220,116 lượt xem 118,517 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Đại học Vinh Lần 2 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

216,678 lượt xem 116,662 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Trần Phú Hải Phòng lần 2 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

200,898 lượt xem 108,171 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Biên Hòa - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

205,690 lượt xem 110,754 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

205,956 lượt xem 110,887 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!