thumbnail

[2020] Trường THPT Chuyên Thái Bình - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc). Mặt khác, cho 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
42,7.
B.  
39,3.
C.  
40,9.
D.  
45,4.
Câu 2: 1 điểm

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A.  
Cu.
B.  
Cr.
C.  
W.
D.  
Fe.
Câu 3: 1 điểm

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A.  
Na.
B.  
Ca.
C.  
Al.
D.  
Fe.
Câu 4: 1 điểm

Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X

A.  
H2O.
B.  
O2.
C.  
N2.
D.  
CO2.
Câu 5: 1 điểm

Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A.  
HCOOC2H5.
B.  
C2H5COOC2H5.
C.  
C2H5COOCH3.
D.  
CH3COOCH3.
Câu 6: 1 điểm

Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu vàng. Chất X

A.  
NaCl.
B.  
NaF.
C.  
NaNO3.
D.  
Na3PO4.
Câu 7: 1 điểm

Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A.  
HCl.
B.  
KNO3.
C.  
NaCl.
D.  
NaNO3.
Câu 8: 1 điểm

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit tương ứng?

A.  
Na.
B.  
Al.
C.  
Cr.
D.  
Fe.
Câu 9: 1 điểm

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A.  
2Cr + 3H2SO4 (loãng) → Cr2(SO4)3 + 3H2.
B.  
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
C.  
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O.
D.  
Cr2O3 + 2NaOH (đặc) 2NaCrO2 + H2O.
Câu 10: 1 điểm

Cao su Buna–S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3- đien với

A.  
nitơ.
B.  
stiren.
C.  
vinyl xianua.
D.  
lưu huỳnh.
Câu 11: 1 điểm

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3

A.  
Al.
B.  
Ag.
C.  
Zn.
D.  
Mg.
Câu 12: 1 điểm

Cacbohirat nào sau đây không tan trong nước?

A.  
Fructozơ.
B.  
Saccarozơ.
C.  
Xenlulozơ.
D.  
Glucozơ.
Câu 13: 1 điểm

Kali nitrat là thành phần chính có trong thuốc nổ đen. Công thức của kali nitrat là

A.  
KNO2.
B.  
KNO3.
C.  
KCl.
D.  
KHCO3.
Câu 14: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là

A.  
MgO.
B.  
Fe2O3.
C.  
CuO.
D.  
Fe3O4.
Câu 15: 1 điểm

Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A.  
175.
B.  
350.
C.  
375.
D.  
150.
Câu 16: 1 điểm

Cho các chất sau: etylamin, glyxin, phenylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A.  
3
B.  
4
C.  
2
D.  
1
Câu 17: 1 điểm

Hỗn hợp M gồm glucozơ và saccarozơ. Đốt cháy hoàn toàn M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A.  
6,72
B.  
8,96.
C.  
5,60.
D.  
4,48.
Câu 18: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, hai chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,1 mol N2. Công thức phân tử của X

A.  
C2H7N.
B.  
C4H11N.
C.  
C2H8N2.
D.  
C4H12N2.
Câu 19: 1 điểm

Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ dưới đây) dùng để

Hình ảnh

A.  
tách hai chất rắn tan trong dung dịch.
B.  
tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.
C.  
tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
D.  
tách chất lỏng và chất rắn.
Câu 20: 1 điểm

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: Ba2+ + SO42– → BaSO4?

A.  
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH.
B.  
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O.
C.  
BaCl2 + Ag2SO4 → BaSO4 + 2AgCl.
D.  
Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O.
Câu 21: 1 điểm

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được chất Y. Tên gọi của X Y lần lượt là

A.  
xenlulozơ và fructozơ.
B.  
tinh bột và glucozơ.
C.  
xenlulozơ và glucozơ.
D.  
saccarozơ và fructozơ.
Câu 22: 1 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

A.  
2
B.  
3
C.  
4
D.  
1
Câu 23: 1 điểm

Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A.  
5
B.  
3
C.  
4
D.  
1
Câu 24: 1 điểm

Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr và FeCl3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 25: 1 điểm

Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Số polime có nguồn gốc xenlulozơ là

A.  
3
B.  
4
C.  
5
D.  
2
Câu 26: 1 điểm

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3 thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho từ từ vào120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc).

- Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa.

Tỉ lệ a : b tương ứng là

A.  
2 : 3.
B.  
2 : 1.
C.  
1 : 2.
D.  
2 : 5.
Câu 27: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo A, thu được b mol CO2 và c mol nước (biết b – c = 5a). Khi hiđro hóa hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 2,688 lít H2 (đktc) thu được 35,6 gam chất B. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là

A.  
35,36.
B.  
35,84.
C.  
36,48.
D.  
36,24.
Câu 28: 1 điểm

Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam và Z có khả năng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Z có số mol gấp 2 lần số mol của Y.
B.  
Đốt cháy 1 mol Z thu được 0,5 mol CO2.
C.  
X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D.  
X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
Câu 29: 1 điểm

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: XY(+HCl)Z(+T)XX \to Y( + HCl) \to Z( + T) \to X

Cho các chất: Fe(OH)2, Mg(OH)2, CaCO3, Fe(NO3)3. Số chất có thể thỏa mãn X trong sơ đồ trên là

A.  
3
B.  
4
C.  
1
D.  
2
Câu 30: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(1) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước…có công thức là KAl(SO4)2.24H2O.

(2) Dùng Ca(OH)2 với lượng dư để làm mất tính cứng tạm thời của nước.

(3) Khi nghiền clanhke, người ta trộn thêm 5-10% thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng.

(4) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…).

(5) Xesi được dùng làm tế bào quang điện.

Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
2
C.  
4
D.  
3
Câu 31: 1 điểm

Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hiđro, axetilen và etilen (trong đó số mol của 2 hiđrocacbon bằng nhau) đi qua Ni nung nóng (H = 100%), thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 6,6. Nếu cho V lít (đktc) hỗn hợp khí X đi qua bình đựng dung dịch brom dư thì khối lượng bình tăng?

A.  
6,6 gam.
B.  
5,4 gam.
C.  
4,4 gam.
D.  
2,7 gam.
Câu 32: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch X. Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) như sau:

Hình ảnh

Giá trị của a là

A.  
5,40.
B.  
8,10.
C.  
4,05.
D.  
6,75.
Câu 33: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Mỡ heo và dầu dừa đều có thành phần chính là chất béo.

(b) Tơ nilon-7 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

(c) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(d) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.

(e) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.

Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 34: 1 điểm

Hòa tan 31,76 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được 300 gam dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thì thu được 283,32 gam dung dịch Y (không còn màu xanh) và có V lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Cho Y tác dụng với Mg dư thấy giải phóng 1,344 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất phản ứng điện phân bằng 100% (bỏ qua sự hòa tan khí trong nước và sự bay hơi của nước). Giá trị của V là

A.  
2,464.
B.  
2,520.
C.  
3,136.
D.  
2,688.
Câu 35: 1 điểm

Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (chỉ chứa một loại nhóm chức, MX < MY < MZ < 260). Cho 52,7 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 620 ml dung dịch NaOH 1M được m gam một muối duy nhất và a gam hỗn hợp F gồm ba ancol. Đốt cháy hoàn toàn 9,61 gam hỗn hợp F, thu được 6,944 lít CO2 và 8,37 gam nước. Tổng số nguyên tử H có trong ba phân tử X, Y, Z

A.  
28.
B.  
32.
C.  
30.
D.  
26.
Câu 36: 1 điểm

Hoà tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Na, K, BaO và Al2O3 vào nước được dung dịch X và 4,48 lít H2. Cho X tác dụng với dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol H2SO4 và 0,5 mol HCl được dung dịch Y chứa 41,65 gam hỗn hợp chất tan và 38,9 gam kết tủa Z. Trong hỗn hợp ban đầu, chất nào có số mol lớn nhất?

A.  
K.
B.  
BaO.
C.  
Na.
D.  
Al2O3.
Câu 37: 1 điểm

Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dung dịch NaOH 10%.

Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2.

Bước 3: Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%, Lắc nhẹ ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

(a) Ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam khi nhỏ dung dịch glucozơ vào.

(b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị khử.

(c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4.

(d) Ống nghiệm chuyển sang màu đỏ gạch khi nhỏ dung dịch glucozơ vào.

(e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ Cu(C6H11O6)2.

Số phát biểu đúng là

A.  
2
B.  
4
C.  
1
D.  
3
Câu 38: 1 điểm

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V2 < V1 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là

A.  
CaCO3, NaHCO3.
B.  
CaCO3, NaHSO4.
C.  
FeCO3, NaHSO4.
D.  
FeCO3, NaHCO3.
Câu 39: 1 điểm

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối (có tỉ lệ mol 1 : 3) và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
35.
B.  
26.
C.  
25.
D.  
29.
Câu 40: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 4,545 gam KNO3 và a mol H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 63,325 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với metan bằng 38/17.Thêm dung dịch KOH 1M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Giá trị của m là

A.  
34,6.
B.  
28,4.
C.  
27,2.
D.  
32,8.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Tiếng Anh Năm 2020 - Trường THPT Chuyên Thái Nguyên (Có Đáp Án)THPT Quốc giaTiếng Anh

Ôn luyện với đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2020 từ Trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Đề thi được thiết kế theo chuẩn cấu trúc của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kỹ năng giao tiếp, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài. Đây là tài liệu hữu ích cho học sinh lớp 12 trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

50 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

113,018 lượt xem 60,837 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Hưng Yên - Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

216,926 lượt xem 116,788 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Đại học Vinh - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

220,144 lượt xem 118,517 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Đại học Vinh Lần 2 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

216,704 lượt xem 116,662 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Trần Phú Hải Phòng lần 2 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

200,911 lượt xem 108,171 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Biên Hòa - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

205,708 lượt xem 110,754 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

205,995 lượt xem 110,887 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Bến Tre - Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

208,105 lượt xem 112,042 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2020] Trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ lần 3 - Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

207,327 lượt xem 111,629 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!