thumbnail

[2022] Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Tiến hành thí nghiệm sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.

Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí.

Cho các phát biểu sau:

(a) Thí nghiệm trên là thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan.

(b) Khí thu được cháy với ngọn lửa màu vàng.

(c) Nên lắp ống thí nghiệm chứa hỗn hợp rắn sao cho miệng ống nghiệm hơi chốc lên trên.

(d) Vai trò của CaO là chất xúc tác cho phản ứng.

(e) Muốn thu khí thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước.

(g) Nếu dẫn khí thu được qua dung dịch Br2 thì dung dịch Br2 bị mất màu.

Số phát biểu đúng là

A.  
5.
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 2: 1 điểm

Hỗn hợp E gồm một este hai chức và hai este đơn chức (đều mạch hở và được tạo bởi từ các ancol no). Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp X gồm hai este. Đun nóng toàn bộ X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 24,06 gam hỗn hợp Z gồm các muối của axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Phần trăm về khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong E là

A.  
49,01%.
B.  
48,21%.
C.  
41,58%.
D.  
40,91%.
Câu 3: 1 điểm

Hấp thụ hết một lượng khí CO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết X vào 200 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
105,70.
B.  
95,85.
C.  
66,30.
D.  
76,15.
Câu 4: 1 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NH4HSO4.

(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(c) Cho dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch FeCO3.

(d) Cho từ từ và khuấy đều dung dịch H2SO4 vào lượng dư dung dịch Na2CO3.

(e) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất khí là

A.  
2.
B.  
3
C.  
5
D.  
4
Câu 5: 1 điểm

Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,89 mol O2 thu được 2,04 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 12,8 gam brom trong CCl4. Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa hai muối. Khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là

A.  
18,72.
B.  
17,72.
C.  
17,78.
D.  
17,76.
Câu 6: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Axetilen được dùng trong đèn xì oxi-axtilen để hàn cắt kim loại.

(b) Ăn đồ chua như hành muối, dưa muối... giúp tiêu hóa chất béo dễ hơn.

(c) Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức và thuộc loại monosaccarit.

(d) Các aminoaxit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của sự sống.

(e) Các loại tơ poliamit khá bền trong môi trường axit hoặc bazơ.

Số phát biểu đúng là

A.  
2
B.  
3
C.  
5
D.  
4
Câu 7: 1 điểm

Theo quy ước, một đơn vị độ cứng ứng với 0,5 milimol Ca2+ hoặc Mg2+ trong 1,0 lít nước. Một loại nước cứng chứa đồng thời các ion Ca2+, HCO3-và Cl-. Để làm mềm 10 lít nước cứng đó cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và Na3PO4 0,2M, thu được nước mềm (không chứa Ca2+). Số đơn vị độ cứng có trong nước cứng đó là

A.  
12,0.
B.  
10,0.
C.  
8,0.
D.  
6,0.
Câu 8: 1 điểm

Nung 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và hiđro (tỉ lệ mol 2 : 1 : 3) trong bình đựng bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với X là 1,5. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 12 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào bình đựng dung dịch brom dư thì có m gam brom đã phản ứng. Giá trị của m là

A.  
24.
B.  
40.
C.  
16.
D.  
32.
Câu 9: 1 điểm

Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc). Hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không có sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2 được dung dịch Z và 11,65 gam kết tủa. Cô cạn Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí (có tỉ khối so với H2 bằng 19,5). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
3,0.
B.  
4,0
C.  
2,5.
D.  
3,5.
Câu 10: 1 điểm

Hỗn hợp E gồm 2 amin no, hai chức, mạch hở X, Y là đồng đẳng kế tiếp và 1 este no, đơn chức, mạch hở (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn E (số mol của Z bằng 1/6 lần số mol của E) cần dùng vừa đủ 0,22 mol O2, thu được N2 và 0,22 mol H2O. Khối lượng phân tử của Y là

A.  
60.
B.  
74.
C.  
102.
D.  
88.
Câu 11: 1 điểm

Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:

(a) Al và Na (1:2) vào nước dư.

(b) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) vào nước dư.

(c) Cu và Fe2O3 (2:1) vào dung dịch HCl dư.

(d) BaO và Na2SO4 (1:1) vào nước dư.

(e) Al4C3 và CaC2 (1:2) vào nước dư.

(f) BaCl2 và NaHCO3 (1:1) vào dung dịch NaOH dư.

Số hỗn hợp rắn tan hoàn toàn tạo thành dung dịch trong suốt là:

A.  
6
B.  
3
C.  
5
D.  
4
Câu 12: 1 điểm

Cho 0,1 mol Fe; 0,15 mol Fe(NO3)2 và m gam Al tan hết trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O có tỷ khổi so với H2 là 16, dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 0,82 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cho AgNO3 dư vào Y thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A.  
88,235.
B.  
98,335.
C.  
96,645.
D.  
92,145.
Câu 13: 1 điểm

Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là

A.  
Sắt tây.
B.  
Sắt.
C.  
Đồng.
D.  
Bạc.
Câu 14: 1 điểm

Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch bazơ?

A.  
K.
B.  
Fe.
C.  
Zn.
D.  
Al.
Câu 15: 1 điểm

Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A.  
CH3COONa và CH3OH.
B.  
CH3COONa và C2H5OH.
C.  
HCOONa và C2H5OH.
D.  
C2H5COONa và CH3OH.
Câu 16: 1 điểm

Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch fructozơ 10% với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất phản ứng 40% thì khối lượng bạc kim loại thu được là

A.  
2,16 gam.
B.  
2,592 gam.
C.  
1,728 gam.
D.  
4,32 gam.
Câu 17: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một amin no, mạch hở, đa chức X bằng oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 6,1 gam X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:

A.  
0,15.
B.  
0,3.
C.  
0,25.
D.  
0,5.
Câu 18: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B.  
Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C.  
Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.
D.  
Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen
Câu 19: 1 điểm

Hoà tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

A.  
7,23 gam.
B.  
7,33 gam.
C.  
4,83 gam.
D.  
5,83 gam.
Câu 20: 1 điểm

Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là

A.  
K.
B.  
Zn.
C.  
Al.
D.  
Cr.
Câu 21: 1 điểm

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?

A.  
Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.
B.  
Fe tác dụng với dung dịch FeCl3 dư.
C.  
Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
D.  
Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
Câu 22: 1 điểm

Phản ứng nào sau đây chứng minh hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa?

A.  
Fe2O3 + H2SO4.
B.  
Fe(OH)3 + HCl.
C.  
FeCl3 + Mg.
D.  
FeCl2 + Cl2.
Câu 23: 1 điểm

Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (MA<MB; tỉ lệ số mol tương ứng là 12:13). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam kali oleat, y gam kali linoleat và z gam kali panmitat, m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 198,4 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 616 lít CO2 và 454,68 gam H2O. Giá trị của x+z là:

A.  
323,68.
B.  
390,20.
C.  
320,268.
D.  
319,52.
Câu 24: 1 điểm

Tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng theo các bước sau đây:

Bước 1. Cho vào bát sứ nhỏ 1ml dầu ăn và 3ml dung dịch NaOH 40%

Bước 2. Đun sôi hỗn hợp nhẹ và liên tục khuất đều bằng đũa thủy tinh khoảng 8-10 phút. Tỉnh thoản thêm vài giọt nước để giữ thể tích hỗn hợp không đổi.

Bước 3. Rót them vào hỗn hợp 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, sau đó để nguội.

Phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Ở bước 1, có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật
B.  
Ở bước 2, nếu không liên tục khuất đều phản ứng sẽ xảy ra chậm vì dầu ăn không tan trong NaOH
C.  
Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm để độ tan của xà phòng giảm đi, đồng thời tăng tỷ trọng của hỗn hợp sản phẩm giúp xà phòng nổi lên trên mặt, dễ tách ra khói hỗn hợp.
D.  
Sau bước 3, khi để nguội ta thấy phần dung dịch bên trên có một lớp chất lòng màu trắng đục.
Câu 25: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và axetanđehit.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.

(d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit.

(e) Thủy phân hoàn toàn abumin, thu được các α-amino axit.

(g) Tripanmitin có tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to).

Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
3
C.  
4
D.  
2
Câu 26: 1 điểm

Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic, 1 ancol no Y và 1 este Z (X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở). Đun nóng 11,28 gam E với 100ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được 9,4 gam 1 muối và hỗn hợp 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy 11,28 gam E cần dùng 0,66 mol O2. Phần trăm số mol của Y có trong E là?

A.  
22,91%.
B.  
14,04%.
C.  
16,67%.
D.  
28,57%.
Câu 27: 1 điểm

Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A.  
128,05 gam.
B.  
147,75 gam.
C.  
108,35 gam.
D.  
118,20 gam.
Câu 28: 1 điểm

Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là

A.  
0,1 và 0,075.
B.  
0,05 và 0,1.
C.  
0,075 và 0,1.
D.  
0,1 và 0,05.
Câu 29: 1 điểm

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhiệt phân Fe(NO3)2.

(2) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH.

(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(4) Đốt cháy HgS bằng O2.

(5) Cho Mg dư tác dụng với dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A.  
4
B.  
2
C.  
5
D.  
3
Câu 30: 1 điểm

Cho 15,44 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,61 mol HCl và 0,01 mol HNO3, đun nóng sau khi kết thúc phản ứng phản ứng thu được 0,06 mol hỗn hợp khí gồm NO và H2 (tỷ lệ mol tương ứng 2:1) và dung dịch Y chỉ chứa m gam muối (không có muối Fe2+). Giá trị của m là

A.  
34,265.
B.  
32,235.
C.  
36,915.
D.  
31,145.
Câu 31: 1 điểm

Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là

A.  
Cs.
B.  
Os.
C.  
Ca.
D.  
Li.
Câu 32: 1 điểm

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau đây để khử độc thủy ngân?

A.  
Bột sắt.
B.  
Bột lưu huỳnh.
C.  
Bột than.
D.  
Nước.
Câu 33: 1 điểm

Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

A.  
101,68 gam.
B.  
88,20 gam.
C.  
101,48 gam.
D.  
97,80 gam.
Câu 34: 1 điểm

Để khử hoàn toàn 20 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là

A.  
3,50 gam.
B.  
10,125 gam.
C.  
3,375 gam.
D.  
6,75 gam
Câu 35: 1 điểm

Cho 360 glucozơ lên men tạo thành ancol etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là

A.  
200.
B.  
320.
C.  
400.
D.  
160.
Câu 36: 1 điểm

Cho 5,34 gam hỗn hợp X chứa ba amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 8,99 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thu được a mol khí N2. Giá trị của a là:

A.  
0,10.
B.  
0,05.
C.  
0,15.
D.  
0,20.
Câu 37: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  
Tơ visco là tơ tổng hợp.
B.  
Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C.  
Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D.  
Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
Câu 38: 1 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau

(a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl

(b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3

(d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím

(f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường

A.  
6
B.  
4
C.  
5
D.  
3
Câu 39: 1 điểm

Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic X, 1 ancol no Y và 1 este Z (X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở). Đun nóng 10,26 gam E với 700ml dung dịch NaOH 0,1M vừa đủ thu được 6,44 gam 1 muối và hỗn hợp 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy toàn bộ lượng ancol trên cần dùng 0,285 mol O2. Phần trăm số mol của Y có trong E là?

A.  
25,03%
B.  
46,78%
C.  
35,15%
D.  
40,50%
Câu 40: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 1,792 lít hỗn hợp X gồm etylmetylamin và 2 hiđrocacbon mạch hở đồng đẳng kế tiếp (có số liên kết π < 3) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 12,992 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình chứa dung dịch H2SO4 đặc dư thấy thể tích giảm 6,944 lít. Các khí đều đo đktc. % khối lượng của hiđrocacbon có khối lượng phân tử nhỏ là

A.  
13,40%.
B.  
30,14%.
C.  
40,19%.
D.  
35,17%.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2022] Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

210,090 lượt xem 113,120 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

195,271 lượt xem 105,140 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Ngô Gia Tự - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

212,003 lượt xem 114,149 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Đào Duy Từ - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

211,457 lượt xem 113,855 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Lý Thường Kiệt - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

203,723 lượt xem 109,690 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Lý Thái Tổ - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

197,834 lượt xem 106,519 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Lý Chính Thắng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

212,707 lượt xem 114,527 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Lý Nhân - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

204,420 lượt xem 110,068 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Lý Thường Kiệt - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

196,947 lượt xem 106,043 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!