thumbnail

[2022] Trường THPT Nguyễn Lương Bằng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Vật Lý Các Tỉnh (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x=Acos(ωt+φ)x=A\cos \left( \omega t+\varphi \right) . Vận tốc của vật có biểu thức là

A.  
v=ωAcos(ωt+φ)v=\omega A\cos \left( \omega t+\varphi \right) .
B.  
v=ωAcos(ωt+φ)v=-\omega A\cos \left( \omega t+\varphi \right) .
C.  
v=Asin(ωt+φ)v=-A\sin \left( \omega t+\varphi \right) .
D.  
v=ωAsin(ωt+φ)v=\omega A\sin \left( \omega t+\varphi \right) .
Câu 2: 1 điểm

Đặt điện áp u=U0cos(ωt+φ)u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi \right) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch là

A.  
ωLR\frac{\omega L}{R} .
B.  
RR2+(ωL)2\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L \right)}^{2}}}} .
C.  
RωL\frac{R}{\omega L} .
D.  
R(R+ωL)2\frac{R}{\sqrt{{{\left( R+\omega L \right)}^{2}}}} .
Câu 3: 1 điểm

Chọn phát biểu sai?

A.  
Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
B.  
Quá trình truyền sóng cơ là quá trình lan truyền trạng thái dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian.
C.  
Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian.
D.  
Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian.
Câu 4: 1 điểm

Một sóng cơ truyền trong môi trường đồng chất dọc theo trục Ox có phương trình u=8cos(200πt20πx+π4)u=8\cos \left( 200\pi t-20\pi x+\frac{\pi }{4} \right) mm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s. Vào thời điểm t=0,0125t=0,0125 s, sóng truyền qua vị trí x=4,5x=4,5 cm với tốc độ v. Giá trị của v bằng

A.  
100 cm/s.
B.  
100 mm/s.
C.  
4,44 cm/s.
D.  
444 mm/s.
Câu 5: 1 điểm

Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0{{Q}_{0}} và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0{{I}_{0}} thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là

A.  
T=2πQ0/I0T=2\pi {{Q}_{0}}/{{I}_{0}} .
B.  
T=2πI0/Q0T=2\pi {{I}_{0}}/{{Q}_{0}} .
C.  
T=2πLCT=2\pi LC .
D.  
T=2πI0Q0T=2\pi {{I}_{0}}{{Q}_{0}} .
Câu 6: 1 điểm

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

A.  
các prôtôn.
B.  
các nơtrôn.
C.  
các nuclôn.
D.  
các electron.
Câu 7: 1 điểm

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được

A.  
2 vân sáng và 2 vân tối.
B.  
3 vân sáng và 2 vân tối.
C.  
2 vân sáng và 3 vân tối.
D.  
2 vân sáng và 1 vân tối.
Câu 8: 1 điểm

Trong nguyên tử Hiđrô, khi electron chuyển động trên quỹ đạo K với bán kính r0=5,3.1011{{r}_{0}}=5,{{3.10}^{-11}} m thì tốc độ của electron chuyển động trên quỹ đạo đó là

A.  
2,19.106m/s2,{{19.10}^{6}}m/s .
B.  
2,19.105m/s2,{{19.10}^{5}}m/s .
C.  
4,17.106m/s4,{{17.10}^{6}}m/s .
D.  
4,17.105m/s4,{{17.10}^{5}}m/s .
Câu 9: 1 điểm

Một điện trở R=4ΩR=4\Omega được mắc vào nguồn điện có suất điện động 1,5 V để tạo thành mạch kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là 0,36 W. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và điện trở trong của nguồn điện lần lượt là

A.  
1,2 V và 3 Ω\Omega .
B.  
1,2V và 1 Ω\Omega .
C.  
1,2V và 0,3 Ω\Omega .
D.  
0,3V và 1 Ω\Omega .
Câu 10: 1 điểm

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử Hiđrô, chuyển động của electron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo K. Khi nhảy lên quỹ đạo N, electron có tốc độ bằng

A.  
v/9.
B.  
4v.
C.  
v/2.
D.  
v/4.
Câu 11: 1 điểm

Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mac nối tiếp. Đoạn AM có điện trở thuần 50 (Ω)\left( \Omega \right) mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1π(H)\frac{1}{\pi }\left( H \right) , đoạn mạch MB chỉ có tụ điện với điện dung thay đổi được. Đặt điện áp u=U0cos(100πt)(V)u={{U}_{0}}\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right) vào hai đầu đoạn mạch AB. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1{{C}_{1}} sao cho điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha π2\frac{\pi }{2} so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM. Giá trị của C1{{C}_{1}} bằng

A.  
40π(μF)\frac{40}{\pi }\left( \mu F \right) .
B.  
80π(μF)\frac{80}{\pi }\left( \mu F \right) .
C.  
20π(μF)\frac{20}{\pi }\left( \mu F \right) .
D.  
10π(μF)\frac{10}{\pi }\left( \mu F \right) .
Câu 12: 1 điểm

Xét phản ứng hạt nhân: D+Li()n+XD+Li\xrightarrow({}){{}}n+X . Cho động năng của các hạt D, Li, n và X lần lượt là: 4 (MeV); 0; 12 (MeV) và 6 (MeV). Lựa chọn các phương án sau:

Câu 13: 1 điểm

Để duy trì hoạt động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó ta phải

A.  
tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không đổi theo thời gian.
B.  
tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C.  
làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
D.  
tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.
Câu 14: 1 điểm

Hai vạch quang phổ ứng với các dịch chuyển từ quỹ đạo L về K và từ M về L của nguyên tử Hiđrô có bước sóng lần lượt là λ1=1216.1010m{{\lambda }_{1}}={{1216.10}^{-10}}m , λ2=6563.1010m{{\lambda }_{2}}={{6563.10}^{-10}}m . Biết mức năng lượng của trạng thái kích thích thứ hai là –1,51 (eV). Cho eV=1,6.1019JeV=1,{{6.10}^{-19}}J , hằng số Plăng h=6,625.1034J.sh=6,{{625.10}^{-34}}J.s và tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/sc={{3.10}^{8}}m/s . Mức năng lượng ở trạng thái cơ bản là:

A.  
–13,6 eV.
B.  
–13,62 eV.
C.  
–13,64 eV.
D.  
–13,43 eV.
Câu 15: 1 điểm

Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 50 (mH) và tụ có điện dung 5 (μF)\left( \mu F \right) . Điện áp cực đại trên tụ 12 (V). Tính giá trị điện áp hai bản tụ khi độ lớn cường độ dòng điện là 0,0450,04\sqrt{5} (A).

A.  
4 (V).
B.  
8 (V).
C.  
434\sqrt{3} (V).
D.  
424\sqrt{2} (V).
Câu 16: 1 điểm

Đặt điện áp u=U0cos(100πt)(V)u={{U}_{0}}\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right) (t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 104π\frac{{{10}^{-4}}}{\pi } (F). Dung kháng của tụ điện là

A.  
150 Ω\Omega .
B.  
200 Ω\Omega .
C.  
50 Ω\Omega .
D.  
100 Ω\Omega .
Câu 17: 1 điểm

Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106Vm{{3.10}^{6}}\frac{V}{m} thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.

A.  
1,2 μC\mu C .
B.  
1,5 μC\mu C .
C.  
1,8 μC\mu C .
D.  
2,4 \mu C .
Câu 18: 1 điểm

Một con lắc đơn được treo vào trần của một xe ô tô đang chuyển động theo phương ngang. Tần số dao động của con lắc khi xe chuyển động thẳng đều là f0{{f}_{0}} , khi xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a là f1{{f}_{1}} và khi xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc a là f2{{f}_{2}} . Mối quan hệ giữa f0{{f}_{0}} ; f1{{f}_{1}}f2{{f}_{2}} .

A.  
f0=f1=f2{{f}_{0}}={{f}_{1}}={{f}_{2}} .
B.  
f0<f1<f2{{f}_{0}}<{{f}_{1}}<{{f}_{2}} .
C.  
f0<f1=f2{{f}_{0}}<{{f}_{1}}={{f}_{2}} .
D.  
f0>f1=f2{{f}_{0}}>{{f}_{1}}={{f}_{2}} .
Câu 19: 1 điểm

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Vật AB cách thấu kính

A.  
10 cm.
B.  
45 cm.
C.  
15 cm.
D.  
90 cm.
Câu 20: 1 điểm

Khi cho dòng điện cường độ 10 A chạy qua một vòng dây dẫn đặt trong không khí thì cảm ứng từ tại tâm của vòng dây dẫn có độ lớn là 2,1.104T2,{{1.10}^{-4}}T . Bán kính của vòng dây là

A.  
5,0 cm.
B.  
0,3 cm.
C.  
3,0 cm.
D.  
2,5 cm.
Câu 21: 1 điểm

Tia tử ngoại được ứng dụng để

A.  
tìm khuyết tật bên trong các vật đúc.
B.  
chụp điện, chẩn đoán gãy xương.
C.  
kiểm tra hành lí của khách đi máy bay.
D.  
tìm vết nứt trên bề mặt các vật.
Câu 22: 1 điểm

Một mạch điện xoay chiều gồm tụ điện C nối tiếp với cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u=U2cos(ωt)(V)u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\left( V \right) thì điện áp hai đầu tụ điện C là uC=U2cos(ωtπ3)(V){{u}_{C}}=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{3} \right)\left( V \right) . Tỉ số giữa dung kháng và cảm kháng bằng

A.  
1/3.
B.  
1/2.
C.  
1
D.  
2
Câu 23: 1 điểm

Một con lắc đơn có chiều dài 1 m dao động điều hòa tại nơi có g=9,8m/s2g=9,8m/{{s}^{2}} . Chu kì dao động con lắc là

A.  
2 s.
B.  
1 s.
C.  
0,5 s.
D.  
9,8 s.
Câu 24: 1 điểm

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa nút sóng và vị trí cân bằng của bụng sóng liên tiếp là

A.  
một phần tư bước sóng.
B.  
một nửa bước sóng.
C.  
một bước sóng.
D.  
hai lần bước sóng.
Câu 25: 1 điểm

Biểu thức của cường độ dòng điện là i=4cos(100πtπ4)(A)i=4\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right) . Tại thời điểm t=20,18st=20,18s , cường độ dòng điện có giá trị là

A.  
i=0i=0 .
B.  
i=22i=2\sqrt{2} A.
C.  
i=2i=2 A.
D.  
i=4i=4 A.
Câu 26: 1 điểm

Một con lắc đơn có độ dài l, trong khoảng thời gian Δt\Delta t nó thực hiện được 6 dao động điều hoà. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16 cm, cũng trong khoảng thời gian Δt\Delta t như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là

A.  
25 cm.
B.  
25 m.
C.  
9 m.
D.  
9 cm.
Câu 27: 1 điểm

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm R, C nối tiếp. Biết tần số dòng điện qua mạch bằng 50 Hz và các giá trị hiệu dụng UR=30V{{U}_{R}}=30\,V , UC=40V{{U}_{C}}=40\,V , I=0,5AI=0,5\,A . Kết luận nào không đúng?

A.  
Tổng trở Z=100ΩZ=100\,\Omega .
B.  
Điện dung của tụ C=125/π μFC=125/\pi \ \mu F .
C.  
uC{{u}_{C}} trễ pha 53° so với uR{{u}_{R}} .
D.  
Công suất tiêu thụ P=15WP=15\,W .
Câu 28: 1 điểm

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dao động điều hòa. Thời gian quả cầu đi từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là 0,15 s và tỉ số giữa độ lớn lực đàn hồi lò xo và trọng lượng quả cầu gắn ở đầu con lắc khi nó ở vị trí thấp nhất là 1,8. Lấy g=π2m/s2g={{\pi }^{2}}\,m/{{s}^{2}} . Biên độ dao động của con lắc là

A.  
1,25 cm.
B.  
2,8 cm.
C.  
1,8 cm.
D.  
2,25 cm.
Câu 29: 1 điểm

Chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đầu (t=0)\left( t=0 \right) , một mẫu chất phóng xạ X có số hạt là N0{{N}_{0}} . Sau khoảng thời gian t=2Tt=2T (kể từ t=0t=0 ), số hạt nhân X đã bị phân rã là

A.  
0,25N00,25{{N}_{0}} .
B.  
0,875N00,875{{N}_{0}} .
C.  
0,75N00,75{{N}_{0}} .
D.  
0,125N00,125{{N}_{0}} .
Câu 30: 1 điểm

Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng cơ có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó, điểm N đang chuyển động

Hình ảnh

A.  
đi xuống.
B.  
đứng yên.
C.  
chạy ngang.
D.  
đi lên.
Câu 31: 1 điểm

Cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thẳng song song với trục Ox có phương trình x1=A1cos(ωt+φ1){{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)x2=A2cos(ωt+φ2){{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right) . Biết rằng giá trị lớn nhất của tổng li độ dao động của hai vật bằng hai lần khoảng cách cực đại giữa hai vật theo phương Ox và độ lệch pha của dao động 1 so với dao động 2 nhỏ hơn 90°. Độ lệch pha cực đại giữa x1{{x}_{1}}x2{{x}_{2}}gần giá trị nào nhất sau đây?

A.  
36,87°.
B.  
53,14°.
C.  
87,32°.
D.  
44,15°.
Câu 32: 1 điểm

Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là 0,48 mm và i2{{i}_{2}} . Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 34,56 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 109 vạch sáng, trong đó có 19 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Khoảng vân i2{{i}_{2}} bằng

A.  
0,36 mm.
B.  
0,54 mm.
C.  
0,64 mm.
D.  
0,18 mm.
Câu 33: 1 điểm

Bắn hạt α\alpha vào hạt nhân nitơ 14N^{14}N đứng yên, xảy ra phản ứng tạo thành một hạt nhân oxi và một hạt prôtôn. Biết rằng hai hạt sinh ra có véctơ vận tốc như nhau, phản ứng thu năng lượng 1,21(MeV). Cho khối lượng của các hạt nhân thỏa mãn: m0mα=0,21(m0+mp)2{{m}_{0}}m\alpha =0,21{{\left( {{m}_{0}}+{{m}_{p}} \right)}^{2}}mpmα=0,012(m0+mp)2{{m}_{p}}{{m}_{\alpha }}=0,012{{\left( {{m}_{0}}+{{m}_{p}} \right)}^{2}} . Động năng hạt α\alpha

A.  
1,555 MeV.
B.  
1,656 MeV.
C.  
1,958 MeV.
D.  
2,559 MeV.
Câu 34: 1 điểm

Trong hiện tượng giao thoa sóng nước hai nguồn kết hợp A, B cách nhau một khoảng a=20a=20 cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha, cùng tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường trung trực của AB gần nhất một khoảng là bao nhiêu?

A.  
3,446 cm.
B.  
2,775 cm.
C.  
2,372 cm.
D.  
1,78 cm.
Câu 35: 1 điểm

Đặt điện áp u=U2cos(ωt)(V)u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\left( V \right) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp AB gồm hai đoạn mạch AM và MB. Đoạn AM gồm R1{{R}_{1}} mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Đoạn MB gồm R2{{R}_{2}} nối tiếp với tụ C, nếu nối tắt R2{{R}_{2}} thì UAM=UMB{{U}_{AM}}={{U}_{MB}} . Còn nếu nối tắt L thì u và i lệch pha nhau π/12\pi /12 . Nếu nối tắt R1{{R}_{1}} thì hệ số công suất toàn mạch là bao nhiêu?

A.  
0,339.
B.  
0,985.
C.  
0,465.
D.  
0,866.
Câu 36: 1 điểm

Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bàn tụ điện là 42(μC)4\sqrt{2}\left( \mu C \right) và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,5π20,5\pi \sqrt{2} A. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên một bản tụ giảm từ giá trị cực đại đến nửa giá trị cực đại là

A.  
4/3 μs\mu s .
B.  
16/3 μs\mu s .
C.  
2/3 μs\mu s .
D.  
8/3 μs\mu s .
Câu 37: 1 điểm

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 40Ω40\,\Omega và tụ điện mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha π3\frac{\pi }{3} so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Dung kháng của tụ điện bằng

A.  
403Ω40\sqrt{3}\,\Omega .
B.  
4033Ω\frac{40\sqrt{3}}{3}\,\Omega .
C.  
40Ω40\,\Omega .
D.  
203Ω20\sqrt{3}\,\Omega .
Câu 38: 1 điểm

Khi một vật dao động điều hòa thì

A.  
thế năng và gia tốc vuông pha.
B.  
li độ và vận tốc đồng pha.
C.  
li độ và gia tốc ngược pha.
D.  
gia tốc và vận tốc ngược pha.
Câu 39: 1 điểm

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R=10(Ω)R=10\left( \Omega \right) cuộn cảm thuần có L=0,1π(H)L=\frac{0,1}{\pi }\left( H \right) , tụ điện có điện dung C=0,5π(mF)C=\frac{0,5}{\pi }\left( mF \right) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là uL=202cos(100πt+π2)(V){{u}_{L}}=20\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\left( V \right) . Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

A.  
u=40cos(100πt+π4)(V)u=40\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\left( V \right) .
B.  
u=40cos(100πtπ4)(V)u=40\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( V \right) .
C.  
u=402cos(100πt+π4)(V)u=40\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\left( V \right) .
D.  
u=402cos(100πtπ4)(V)u=40\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( V \right) .
Câu 40: 1 điểm

Khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào khe của máy quang phổ lăng kính, chùm tia ló khỏi thấu kính của buồng ảnh gồm các chùm tia

A.  
hội tụ, có nhiều màu
B.  
song song màu trắng.
C.  
song song, mỗi chùm một màu.
D.  
phân kì, có nhiều màu.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Chí Thanh - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,479 lượt xem 116,004 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Thái Học - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

194,801 lượt xem 104,881 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

194,367 lượt xem 104,629 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Trãi - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,979 lượt xem 116,284 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

200,366 lượt xem 107,877 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Khuyến - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

208,642 lượt xem 112,336 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

208,585 lượt xem 112,294 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

211,770 lượt xem 114,016 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Thị Diệu - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2022 từ Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, miễn phí với đáp án chi tiết. Đề thi bao gồm các dạng bài cơ bản và nâng cao như logarit, tích phân, hình học không gian, và bài toán thực tế.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

211,178 lượt xem 113,680 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!