thumbnail

(2023) Đề thi thử Lịch sử Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình (Lần 1) có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Lịch sử từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình. Đề thi được thiết kế bám sát cấu trúc thi tốt nghiệp THPT, tập trung vào các chủ đề trọng tâm như lịch sử Việt Nam hiện đại, các cuộc cách mạng thế giới, và lịch sử văn hóa. Đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và củng cố kiến thức.

Từ khoá: Lịch sử Lịch sử Việt Nam Cách mạng thế giới Lịch sử văn hóa ôn thi tốt nghiệp Sở GD&ĐT Thái Bình đề thi thử năm 2023 đề thi có đáp án

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã nhất trí

A.  
thành lập các Hội Cứu quốc.
B.  
thống nhất các tổ chức cộng sản
C.  
thành lập Vệ quốc đoàn.
D.  
thống nhất các hình thức mặt trận
Câu 2: 1 điểm

Theo Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, quốc gia châu Âu nào là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an?

A.  
Trung Quốc.
B.  
Ai Cập.
C.  
Mỹ.
D.  
Pháp.
Câu 3: 1 điểm

Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)?

A.  
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B.  
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C.  
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.
D.  
Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.
Câu 4: 1 điểm

“Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là đường lối đối ngoại của quốc gia nào sau đây?

A.  
Mỹ.
B.  
Ấn Độ.
C.  
Liên Xô.
D.  
Campuchia.
Câu 5: 1 điểm

Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919-1923 là:

A.  
mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng.
B.  
là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ.
C.  
dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản.
D.  
soạn thảo Chính cương của Đảng cộng sản Đông Dương.
Câu 6: 1 điểm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), bên cạnh nông nghiệp là ngành được đầu tư vốn nhiều nhất, thực dân Pháp còn coi trọng đến ngành

A.  
công nghiệp.
B.  
khai mỏ.
C.  
chế tạo vũ khí.
D.  
giao thông vận tải.
Câu 7: 1 điểm

Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta?

A.  
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
B.  
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
C.  
Phong trào Đồng khởi thắng lợi năm 1960.
D.  
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc năm 1975.
Câu 8: 1 điểm

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, quốc gia nào được xem là “lò lửa chiến tranh” ở châu Á?

A.  
Đức
B.  
Trung Quốc.
C.  
Nhật Bản.
D.  
Italia.
Câu 9: 1 điểm

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế

A.  
nhất thể hóa.
B.  
da dạng hóa.
C.  
toàn cầu hóa.
D.  
hợp tác và đấu tranh.
Câu 10: 1 điểm

Quốc gia nào sau đây không phải là thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A.  
Việt Nam.
B.  
Philippin.
C.  
Singapo.
D.  
Thái Lan.
Câu 11: 1 điểm

Một trong những lực lượng tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1919-1930 là

A.  
địa chủ thân Pháp.
B.  
địa chủ thân Nhật.
C.  
giai cấp nông dân.
D.  
tầng lớp tư sản mại bản.
Câu 12: 1 điểm

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX kết thúc sau khi thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

A.  
Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B.  
Khởi nghĩa Yên Thế.
C.  
Khởi nghĩa Ba Đình.
D.  
Khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 13: 1 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế, khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Cơ cấu vùng kinh tế, ngành kinh tế thiếu cân đối.
B.  
Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.
C.  
Luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ, Trung Quốc...
D.  
Chi phí cho quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).
Câu 14: 1 điểm

Hoạt động nào dưới đây không gắn liền với nhà yêu nước Phan Châu Trinh?

A.  
Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
B.  
Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
C.  
Tham gia mở trường học theo lối mới.
D.  
Mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Câu 15: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa

A.  
toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
B.  
giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
C.  
giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.
D.  
giai cấp tư sản với giai cấp nông dân.
Câu 16: 1 điểm

Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài là

A.  
Ucraina.
B.  
Bungari.
C.  
Liên bang Nga.
D.  
Ba Lan
Câu 17: 1 điểm

Ở Nam Phi, bản Hiến pháp tháng 11/1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ

A.  
phát xít.
B.  
chiếm hữu nô lệ.
C.  
phân biệt chủng tộc.
D.  
thực dân kiểu cũ
Câu 18: 1 điểm

Khi thực hiện “Kế hoạch Mac-san” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ còn có mục đích

A.  
thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế, quân sự ở khu vực Tây Âu.
B.  
xoa dịu mâu thuẫn giữa các nước Tây Âu và Liên Xô.
C.  
thúc đẩy tiến trình hình thành Liên minh châu Âu.3
D.  
lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
Câu 19: 1 điểm

Từ khi thành lập đến nay, Liên minh châu Âu (EU) có hoạt động nào sau đây?

A.  
Thông qua Hiệp ước Bali
B.  
Phát hành đồng tiền chung châu Âu.’’
C.  
Thực hiện chính sách “Cam kết và mở rộng”
D.  
Thành lập Cộng đồng than thép châu Âu.
Câu 20: 1 điểm

Năm 1921, chính sách Kinh tế mới (NEP) đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của nước nào sau đây?

A.  
Mỹ.
B.  
Anh.
C.  
Nga Xô viết.
D.  
Pêru.
Câu 21: 1 điểm

Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là

A.  
chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin.
B.  
tập trung phát triển lực lượng cách mạng.
C.  
tăng cường tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang.
D.  
thường xuyên tiến hành các vụ ám sát cá nhân.
Câu 22: 1 điểm

Hình thức đấu tranh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào cách mạng 1939-1945 là

A.  
đấu tranh công khai.
B.  
bạo lực cách mạng.
C.  
đấu tranh hợp pháp.
D.  
đấu tranh hòa bình.
Câu 23: 1 điểm

Đảng cộng sản Đông Dương tổ chức quần chúng “đón rước” phái viên Chính phủ Pháp G. Gôđa là sự kiện diễn ra trong phong trào nào sau đây?

A.  
Phong trào cách mang 1930-1931.
B.  
Phong trào cách mạng 1936-1939.
C.  
Phong trào cách mang 1939-1945.
D.  
Phong trào cách mạng 1945-1954.
Câu 24: 1 điểm

Nhận định nào dưới đây không đúng về mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh trong giai đoạn 1941-1945?

A.  
Là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B.  
Gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
C.  
Tổ chức mặt trận tiêu biểu nhất, đánh dấu sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất.
D.  

Góp phần xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa

tháng Tám
Câu 25: 1 điểm

Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử?

A.  
Phát triển cơ sở Đảng tại một số địa phương ở Bắc Kỳ
B.  
Đề cao công tác binh vận, vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
C.  
Thực hiện ám sát cá nhân, ohats động khởi nghĩa Yên Bái.
D.  
Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
Câu 26: 1 điểm

Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) được đánh giá là “hồi chuông báo tử của thực dân Pháp trên khắp quả địa cầu”, là “ánh đèn pha chiếu sáng con đường đi của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”.4

A.  
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B.  
Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950
C.  
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968
D.  
Thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
Câu 27: 1 điểm

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi

A.  
Đảng Lao động Việt Nam.
B.  
Đảng cộng sản Việt Nam.
C.  
Đảng cộng sản Đông Dương.
D.  
Đảng Dân chủ Việt Nam.
Câu 28: 1 điểm

Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Đảng đã tổ chức cuộc vận động nào trong lĩnh vực kinh tế?

A.  
Cải cách ruộng đất.
B.  
Thi đua yêu nước.
C.  
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D.  
Sản xuất và tiết kiệm.
Câu 29: 1 điểm

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

A.  
kinh tế.
B.  
giáo dục.
C.  
văn hóa.
D.  
chính trị.
Câu 30: 1 điểm

Trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, quân dân ta đã có chiến thắng nào?

A.  
Núi Thành.
B.  
Đồng khởi.
C.  
Điện Biên Phủ.
D.  
Bình Giã
Câu 31: 1 điểm

Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2/1/1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18/8/1965 của quân dân miền Nam đều chứng tỏ

A.  
quân dân miền Nam đánh bại hoàn toàn các chiến lược chiến tranh của Mỹ.
B.  
sự phát triển vượt bậc của lực lượng cách mạng Việt Nam.
C.  
khả năng đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.
D.  
sự chi viện to lớn của miền Bắc là nhân tố quan trọng dẫn tới thắng lợi.
Câu 32: 1 điểm

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI năm 1976 quyết định

A.  
đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B.  
xác nhận thành tích của Chính phủ Lâm thời.
C.  
thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới.
D.  
đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 33: 1 điểm

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?

A.  
Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ, thực dân Pháp.
B.  
Phát xít Nhật, thực dân Pháp.
C.  
Phát xít Nhật, đế quốc Anh, thực dân Pháp.
D.  
Trung Hoa Dân quốc, thực dân Pháp.
Câu 34: 1 điểm

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?

A.  
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B.  
Chiến dịch Tây Nguyên.
C.  
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D.  
Chiến dịch An Lão.
Câu 35: 1 điểm

Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A.  
Chiến dịch Đường số 14-Phước Long (1974-1975).
B.  
Thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
C.  
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
D.  
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 36: 1 điểm

Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 15 (1/1959) và lần thứ 21 (7/1973) là

A.  
quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam chống Mỹ và tay sai.
B.  
quyết định phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
C.  
nhận định kẻ thù chính của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
D.  
quyết sử dụng hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chống Mỹ - Diệm.
Câu 37: 1 điểm

Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản tri thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?

A.  
Là lực lượng đông đảo, hăng hái nhất của cách mạng.
B.  
Góp phần định hướng về mục tiêu đấu tranh cho quần chúng.
C.  
Là lực lượng châm ngòi cho các cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.
D.  
Là lực lượng sớm vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 38: 1 điểm

Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A.  
Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn.
B.  
Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D.  
Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 39: 1 điểm

Trong giai đoạn 1969-1973, đế quốc Mỹ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?

A.  
Tiến hành ném bom bắn phá Hà Nội, Hải Phòng.
B.  
Thực hiện Kế hoạch Rove.
C.  
Tấn công căn cứ địa Việt Bắc.
D.  
Tăng cường viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn.
Câu 40: 1 điểm

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1950)?

A.  
Chủ động tiến công.
B.  
Chủ động phản công.
C.  
Phòng ngự, đối phó bị động.
D.  
Chủ động phòng ngự tích cực.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Sở Cà Mau Lần 1 có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi Sở GD&ĐT Cà Mau (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

282,356 lượt xem 152,033 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Sở Nghệ An có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi Sở GD&ĐT Nghệ An. Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

308,707 lượt xem 166,222 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Sở Nghệ An Lần 1 có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi Sở GD&ĐT Nghệ An (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

266,793 lượt xem 143,654 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Cù Huy Cận (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Cù Huy Cận (Lần 1). Bao gồm đáp án chi tiết, phù hợp để học sinh luyện tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

327,859 lượt xem 176,533 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

322,878 lượt xem 173,852 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

338,791 lượt xem 182,420 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

348,162 lượt xem 187,467 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa có đáp án (lần 2)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa (Lần 2). Đề thi có đáp án, phù hợp ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

344,534 lượt xem 185,514 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Lương Đắc Bằng, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Lương Đắc Bằng, Thanh Hóa (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

344,224 lượt xem 185,346 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!