thumbnail

(2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2) có đáp án

Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Năm 2023 Hướng dẫn chi tiết Luyện thi Tổng hợp kiến thức

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã

A.  
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B.  
thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
C.  
gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vécxai.
D.  
đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin.
Câu 2: 1 điểm

Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam?

A.  
Phương châm kháng chiến là đánh nhanh thắng nhanh, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
B.  
Chiến trường của cuộc kháng chiến được phân tuyến một cách rõ ràng giữa ta và địch.
C.  
Đấu tranh chính trị đóng vai trò quyết định ngay từ khởi đầu cho đến kết thúc chiến tranh.
D.  
Tiến công địch ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp mặt trận chính diện và vùng sau lưng địch.
Câu 3: 1 điểm

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

A.  
Khủng hoảng trầm trọng kéo dài.
B.  
Trải qua những đợt suy thoái ngắn.
C.  
Phát triển nhanh và liên tục.
D.  
Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Câu 4: 1 điểm

So với Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953- 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam có sự điều chỉnh phương hướng chiến lược thể hiện ở

A.  
chủ trương tấn công vào nơi địch mạnh nhất và có tầm quan trọng về chiến lược.
B.  
nghệ thuật vây hãm và đột phá đã được bộ đội ta kết hợp hiệu quả trong chiến dịch.
C.  
khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng và tập trung đến mức áp đảo.
D.  
thực hiện phương châm “tích cực, chủ động, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng”
Câu 5: 1 điểm

Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã

A.  
buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược.
B.  
làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
C.  
giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
D.  
làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 6: 1 điểm

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX chuyển biến từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản không xuất phát từ lí do

A.  
ảnh hưởng của những bài học của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B.  
một số nhà yêu nước Việt Nam truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin về trong nước.
C.  
giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
D.  
tiếp thu những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc.
Câu 7: 1 điểm

Cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945) ở Việt Nam đã phản ánh một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang là

A.  
giành chính quyền từ nông thôn bao vây thành thị.
B.  
dùng bạo lực để chấn áp mọi kẻ thù của dân tộc.
C.  
xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh Nhật.
D.  
khởi nghĩa toàn dân vì mục tiêu giành chính quyền.
Câu 8: 1 điểm

Yếu tố nào sau đây là một trong những nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển của ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Lãnh thổ rộng lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B.  
Có nguồn nhiên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.
C.  
Chi phí đầu tư cho quốc phòng giảm xuống mức thấp nhất.
D.  
Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Câu 9: 1 điểm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương(tháng 2/1951) đã quyết định xuất bản tờ báo nào làm cơ quan ngông luận của Trung ương Đảng?

A.  
Thanh niên.
B.  
Đại đoàn kết.
C.  
Tiền phong.
D.  
Nhân dân.
Câu 10: 1 điểm

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam được tiến hành khi đã

A.  
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1918 - 1923.
B.  
cơ bản hoàn thành quá trình bình định.
C.  
khôi phục được địa vị trong giới tư bản.
D.  
xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng.
Câu 11: 1 điểm

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.  
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực.
B.  
Công xã Quảng Châu – Trung Quốc nổ ra và giành thắng lợi.
C.  
Các nước thắng trận họp hội nghị quốc tế phân chia quyền lợi.
D.  
Trào lưu triết học ánh sáng Pháp và Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc.
Câu 12: 1 điểm

Năm 1950, Mĩ tăng cường giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1946-1954) đã chứng tỏ

A.  
cách mạng Việt Nam trở thành sự kiện có tầm vóc quốc tế và tính thời đại.
B.  
Đông Dương trở thành một mắt xích trong cuộc thập tự chinh của Mĩ.
C.  
một thành công của Mĩ trong chính sách ngăn chặn xã hội chủ nghĩa.
D.  
Mĩ chuẩn bị chuyển trọng tâm của chiến lược toàn cầu về Việt Nam.
Câu 13: 1 điểm

Trong năm đầu sau khi được thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với đế quốc nào quay trở lại xâm lược?

A.  
Trung Hoa dân quốc.
B.  
C.  
Pháp.
D.  
Nhật Bản.
Câu 14: 1 điểm

Nội dung nào sau đây phản ánh vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1930 - 1945)?

A.  
Đề ra đường lối chiến lược và sách lược cho Đảng Cộng sản Đông Dương.
B.  
Bổ sung và hoàn chỉnh lí luận về quan điểm tư sản dân quyền cách mạng.
C.  
Chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
D.  
Đã mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Câu 15: 1 điểm

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 – 1939) được triệu tập trong bối cảnh

A.  
phát xít Nhật tăng cường đàn áp nhân dân Đông Dương.
B.  
Nhật cấu kết Pháp đàn áp và bóc lột nhân dân Đông Dương.
C.  
thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
D.  
thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần hai.
Câu 16: 1 điểm

Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì?

A.  
Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.
B.  
Tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.
C.  
Các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
D.  
Tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).
Câu 17: 1 điểm

Từ năm 1991 đến năm 2000, kinh tế Nhật Bản

A.  
phát triển xen kẽ suy thoái.
B.  
diễn ra khủng hoảng chu kì.
C.  
phát triển thần kì.
D.  
lâm vào suy thoái.
Câu 18: 1 điểm

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam?

A.  
Tiến công địch bằng cả mũi giáp công quân sự chính trị binh vận.
B.  
Tiến công địch trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
C.  
Nổi dậy và tiến công ở cả rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
D.  
Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu 19: 1 điểm

Trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 đến 1925 ở Việt Nam, giai cấp tư sản có hoạt động đấu tranh nào sau đây?

A.  
Lập Hội Duy tân.
B.  
Tẩy chay tư sản Hoa kiều.
C.  
Xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ.
D.  
Thành lập Hội Phục Việt.
Câu 20: 1 điểm

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam quốc dân Đảng đều

A.  
là những tổ chức yêu nước và cách mạng.
B.  
nhằm mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân.
C.  
có chương trình hành động rõ ràng và khoa học.
D.  
chú trọng truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
Câu 21: 1 điểm

Thực tiễn mối quan hệ giữa điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải

A.  
xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
B.  
liên minh với các nước lớn để tìm kiếm sự viện trợ.
C.  
tiến hành trao đổi quốc tế để đào tạo nhân lực.
D.  
mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tận dụng cơ hội phát triển.
Câu 22: 1 điểm

Nhận xét nào dưới đây là không đúng về các Xô Viết được thành lập ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930- 1931 ở Việt Nam?

A.  
Là chính quyền cách mạng theo mô hình nhà nước công nông.
B.  
Hình thức chính quyền nhà nước kiểu mới của dân do dân và vì dân.
C.  
Đây là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam.
D.  
Giải quyết được vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng.
Câu 23: 1 điểm

Yếu tố nào dưới đây tác động đến việc các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực trong nửa sau thế kỷ XX?

A.  
Chủ nghĩa khủng bố, li khai xuất hiện.
B.  
Các nước lớn chi phối quan hệ quốc tế.
C.  
Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
D.  
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 24: 1 điểm

Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không có nội dung nào sau đây?

A.  
Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc.
B.  
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
C.  
Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
D.  
Lợi dụng hoặc trung lập trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.
Câu 25: 1 điểm

Từ liên minh chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, trước hết là do

A.  
cạnh tranh kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
B.  
thông điệp của Tổng thống Truman ngày 12-3-1947.
C.  
sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
D.  
sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1947.
Câu 26: 1 điểm

Quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân là

A.  
Nga.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Nhật Bản.
D.  
Liên Xô.
Câu 27: 1 điểm

Từ thu - đông 1953, để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở khu vực nào sau đây của Việt Nam?

A.  
Đông Nam Bộ.
B.  
Tây Nam Bộ.
C.  
Nam Trung Bộ.
D.  
Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 28: 1 điểm

Nội dung nào sau đây không phản ánh những chuyển biến của cách mạng miền Nam Việt Nam trong thời gian đầu sau Hiệp định Giơnevơ (1954)?

A.  
Tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B.  
So sánh tương quan lực lượng không có lợi cho cách mạng.
C.  
Thay đổi từ hình thức đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
D.  
Mĩ từ kẻ thù tiềm tàng trở thành kẻ thù chính của cách mạng.
Câu 29: 1 điểm

Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A.  
Đông Dương hóa chiến tranh.
B.  
Việt Nam hóa chiến tranh.
C.  
Chiến tranh đặc biệt.
D.  
Chiến tranh cục bộ.
Câu 30: 1 điểm

Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây?

A.  
Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B.  
Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C.  
Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
D.  
Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
Câu 31: 1 điểm

Nét độc đáo và sáng tạo về việc giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện ở việc

A.  
đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa kết hợp chiến tranh cách mạng.
B.  
tranh thủ thời cơ, từng bước đẩy lùi nguy cơ và đưa ra quyết định đúng thời điểm.
C.  
giành chính quyền bằng hòa bình nên giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.
D.  
tiến hành tổng khởi nghĩa đồng thời trên hai địa bàn nông thôn và thành thị.
Câu 32: 1 điểm

Trọng tâm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương 1897 - 1914 là lĩnh vực kinh tế nào?

A.  
Nông nghiệp.
B.  
Giao thông vận tải.
C.  
Công nghiệp.
D.  
Thương nghiệp.
Câu 33: 1 điểm

Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945), Mĩ chưa can thiệp trực tiếp vào Việt Nam vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

A.  
Tập trung giúp đỡ Nhật Bản cuộc cải cách dân chủ để lôi kéo đồng minh.
B.  
Đang phải tập trung chĩa mũi nhọn ngăn chặn chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
C.  
Tập trung giúp đỡ Tây Âu qua Kế hoạch Mác-san để lôi kéo đồng minh.
D.  
Đang phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu.
Câu 34: 1 điểm

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 -1954) của quân dân Việt Nam cho thấy, trong mối quan hệ với đấu tranh quân sự, đấu tranh ngoại giao

A.  
có tính độc lập tương đối, chủ động phối hợp với phong trào hòa bình thế giới.
B.  
tạo cơ sở thực lực cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi quyết định.
C.  
phụ thuộc hoàn toàn vào quân sự vì mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc.
D.  
không phản ánh thắng lợi trên chiến trường và xu thế của cuộc chiến tranh.
Câu 35: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở khu vực nào sau đây đấu tranh chống chế độ Apacthai?

A.  
Châu Á.
B.  
Châu Phi.
C.  
Châu Âu
D.  
Mĩ la tinh.
Câu 36: 1 điểm

Tổ chức nào sau đây đã đưa ra Chương trình hành động với nguyên tắc tư tưởng: “Tự do – Bình đẳng - Bác ái”?

A.  
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
Việt Nam Quốc dân đảng.
C.  
Tân Việt Cách mạng đảng.
D.  
Việt Nam nghĩa đoàn.
Câu 37: 1 điểm

Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

A.  
giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B.  
đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.
C.  
dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
D.  
giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
Câu 38: 1 điểm

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc chọn Quảng Châu – Trung Quốc là nơi dừng chân tiếp theo trong hoạt động cứu nước của mình vì nơi đây

A.  
đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết cho việc thành lập chính Đảng vô sản.
B.  
có tổ chức yêu nước của thanh niên Việt Nam chưa có cương lĩnh rõ ràng.
C.  
là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới những năm 20 của thế kỉ XX.
D.  
gần Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng lí luận giải phóng dân tộc.
Câu 39: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á phải đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới?

A.  
Thái Lan.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Cuba.
D.  
Lào.
Câu 40: 1 điểm

Thực tiễn phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã khẳng định

A.  
Tiến hành song song hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ngang bằng nhau.
B.  
Đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc.
C.  
Phải hạ thấp nhiệm vụ dân chủ để phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc.
D.  
Phải luôn giương cao ngọn cờ dân chủ trong đấu tranh giải phóng dân tộc.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp cho học sinh ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

278,640 lượt xem 150,031 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Cù Huy Cận (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Cù Huy Cận (Lần 1). Bao gồm đáp án chi tiết, phù hợp để học sinh luyện tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

327,866 lượt xem 176,533 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

338,798 lượt xem 182,420 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

348,167 lượt xem 187,467 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa có đáp án (lần 2)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa (Lần 2). Đề thi có đáp án, phù hợp ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

344,541 lượt xem 185,514 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Lương Đắc Bằng, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Lương Đắc Bằng, Thanh Hóa (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

344,229 lượt xem 185,346 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 1). Đề thi có đáp án, hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

352,982 lượt xem 190,057 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp cho việc ôn luyện tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

350,951 lượt xem 188,965 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Biên Hòa Lần 1 có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Biên Hòa (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

349,391 lượt xem 188,125 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!