thumbnail

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Hà Giang có đáp án

Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Hà Giang. Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp để ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Năm 2023 Luyện thi Kiến thức nâng cao Phân tích đề

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

EEC là viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức

A.  
Cộng đồng kinh tế Châu Âu.
B.  
Diễn đàn kinh tế Châu Âu.
C.  
Liên minh Châu Âu.
D.  
Nghị viện Châu Âu.
Câu 2: 1 điểm

Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là tổ chức nào?

A.  
Quan hải tùng thư.
B.  
Nam Đồng thư xã.
C.  
Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D.  
Cường học thư xã.
Câu 3: 1 điểm

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí

A.  
một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
B.  
trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
C.  
là trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới.
D.  
đứng thứ 2 thế giới.
Câu 4: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

A.  
Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
B.  
Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
C.  
Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D.  
Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
Câu 5: 1 điểm

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

A.  
đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.
B.  
lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
C.  
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
D.  
lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
Câu 6: 1 điểm

Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
B.  
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo.
C.  
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.
D.  
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Câu 7: 1 điểm

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) đã xác định tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là

A.  
thế lực phong kiến.
B.  
bọn phản động thuộc địa.
C.  
chủ nghĩa đế quốc.
D.  
chính phủ Pháp.
Câu 8: 1 điểm
Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A.  
Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.
B.  
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
C.  
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D.  
Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân.
Câu 9: 1 điểm

Tham dự Hội nghị Ianta là nguyên thủ ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít gồm

A.  
Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc.
B.  
Anh, Pháp, Mỹ.
C.  
Nga, Mỹ, Anh.
D.  
Liên Xô, Mỹ, Anh.
Câu 10: 1 điểm

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong hoàn cảnh

A.  
chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.
B.  
chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt.
C.  
chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề.
D.  
sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.
Câu 11: 1 điểm

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A.  
Tầng lớp tiểu tư sản.
B.  
Giai cấp tư sản dân tộc.
C.  
Giai cấp nông dân.
D.  
Giai cấp công nhân.
Câu 12: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu mà Mĩ đạt được trong lĩnh vực kinh tế là gì?

A.  
Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới.
B.  
Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
C.  
Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
D.  
Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới.
Câu 13: 1 điểm

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam - Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo

A.  
vĩ tuyến 18
B.  
vĩ tuyến 16.
C.  
vĩ tuyến 15.
D.  
vĩ tuyến 17.
Câu 14: 1 điểm
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là
A.  
kinh tế.
B.  
thù trong.
C.  
tài chính.
D.  
giặc ngoại xâm.
Câu 15: 1 điểm

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh nào?

A.  
thực dân kiểu mới.
B.  
ngoại giao.
C.  
kinh tế.
D.  
thực dân kiểu cũ.
Câu 16: 1 điểm

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?

A.  
Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
B.  
Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
C.  
Tiểu tư sản, tư sản.3
D.  
Nông dân, địa chủ phong kiến.
Câu 17: 1 điểm

Chiến thắng nào mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” khắp miền Nam?

A.  
Vạn Tường (18 - 8-1965).
B.  
Ấp Bắc (2 - 1-1963)
C.  
Mùa khô 1965-1966.
D.  
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
Câu 18: 1 điểm

Chiến thuật được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A.  
“trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
B.  
càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
C.  
“bình định” toàn bộ miền Nam.
D.  
dồn dân lập “ấp chiến lược”.
Câu 19: 1 điểm

“Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965?

A.  
“Đông Dương hóa chiến tranh”.
B.  
“Chiến tranh đặc biệt”.
C.  
“Việt Nam hóa chiến tranh”.
D.  
“Chiến tranh cục bộ”.
Câu 20: 1 điểm

Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A.  
tự chủ.
B.  
tự trị.
C.  
tự do.
D.  
độc lập.
Câu 21: 1 điểm

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A.  
chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.
B.  
chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.
C.  
chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.
D.  
chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 22: 1 điểm

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào?

A.  
Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.
B.  
Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.
C.  
Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D.  
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 23: 1 điểm

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A.  
Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập.
B.  
Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công.
C.  
Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản.
D.  
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Câu 24: 1 điểm

Mở đầu cuộc tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào đâu?

A.  
Nam Trung Bộ.
B.  
Quảng Trị.
C.  
Đông Nam Bộ.
D.  
Tây Nguyên.4
Câu 25: 1 điểm

Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)?

A.  
Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN.
B.  
Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.
C.  
Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại.
D.  
Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc.
Câu 26: 1 điểm

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là

A.  
chống bọn phản động thuộc địa, thực hiện dân sinh,dân chủ.
B.  
chống đế quốc để giải phóng dân tộc.
C.  
chống phát xít, góp phần giữ gìn an ninh thế giới
D.  
chống phong kiển để chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 27: 1 điểm

Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra

A.  
quá trình sáp nhập các công ty thành các tập đoàn lớn.
B.  
quá trình hình thành các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.
C.  
quá trình phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.
D.  
xu thế toàn cầu hóa.
Câu 28: 1 điểm

Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì?

A.  
Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.
B.  
Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C.  
Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng.
D.  
Đi lên xây dựng CNXH.
Câu 29: 1 điểm

Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?

A.  
Diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc vào Nam mang tính chất thống nhất cao.
B.  
Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
C.  
Đã thành lập được mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai.
D.  
Mang tính chất cách mạng triệt để nhằm vào hai kẻ thù đế quốc và tay sai.
Câu 30: 1 điểm

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?

A.  
Pháp.
B.  
Liên Xô.
C.  
Anh.
D.  
Đức.
Câu 31: 1 điểm

Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9 - 1945 đến trước 19 - 12 - 1946 được đánh giá là

A.  
cứng rắn về nguyên tắc và sách lược.
B.  
vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược
C.  
cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
D.  
cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
Câu 32: 1 điểm

Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng”

A.  
con đường bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của Mĩ- Diệm.
B.  
con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị Mĩ-Diệm.
C.  
con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm.
D.  
“phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân.
Câu 33: 1 điểm

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ Bộ (6 - 3 - 1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21 - 7 - 1954) là

A.  
không vi phạm chủ quyền quốc gia.
B.  
đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.
C.  
đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
D.  
phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Câu 34: 1 điểm

Điểm sáng tạo nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là

A.  
thành lập Cộng sản đoàn.
B.  
thành lập Tâm tâm xã.
C.  
thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
D.  
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 35: 1 điểm

Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là xác định đúng

A.  
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
B.  
khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
C.  
mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
D.  
giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 36: 1 điểm

Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ nhất về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-nevơ năm 1954 về Đông Dương?

A.  
Miền Nam được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
B.  
Miền Nam được giải phóng.
C.  
Miền Bắc được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
D.  
Miền Bắc được giải phóng.
Câu 37: 1 điểm

Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam tại

A.  
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2 - 1951)
B.  
Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (7 - 1976)
C.  
Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945).
D.  
Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945)
Câu 38: 1 điểm

Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1)....vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) ... của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam".

A.  
"(1) Thống nhất đất nước (2) quy luật khách quan".6
B.  
"(1) Giải phóng dân tộc (2) quy luật khách quan".
C.  
"(1) Thống nhất đất nước (2) yêu cầu".
D.  
"(1) Chủ nghĩa xã hội (2) yêu cầu".
Câu 39: 1 điểm

Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A.  
"Đồng khởi".
B.  
"Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt".
C.  
Phá "ấp chiến lược".
D.  
"Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công".
Câu 40: 1 điểm

Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954-1975?

A.  
Đất nước hoàn toàn được giải phóng.
B.  
Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
C.  
Thực hiện chủ trương của Đảng đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
D.  
Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Biên Hòa Lần 1 có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Biên Hòa (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

349,408 lượt xem 188,125 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

302,171 lượt xem 162,694 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Phan Bội Châu Lần 1 có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp để ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

314,864 lượt xem 169,526 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên đại học Vinh, Nghệ An ( lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

321,061 lượt xem 172,865 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp để ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

222,497 lượt xem 119,791 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Cù Huy Cận (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Cù Huy Cận (Lần 1). Bao gồm đáp án chi tiết, phù hợp để học sinh luyện tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

327,881 lượt xem 176,533 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

322,896 lượt xem 173,852 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

338,815 lượt xem 182,420 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

348,180 lượt xem 187,467 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!