thumbnail

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án

Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp cho học sinh ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Năm 2023 Luyện thi Học tập nâng cao Kiến thức tổng hợp

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là

A.  
tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B.  
bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
C.  
độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
D.  
tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
Câu 2: 1 điểm

Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?

A.  
Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.
B.  
Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.
C.  
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
D.  
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Câu 3: 1 điểm

Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7 – 1945), lực lượng Đồng minh nào có nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Việt Nam?

A.  
Quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân quốc.
B.  
Hồng quân Liên Xô và quân đội Trung Hoa Dân quốc.
C.  
Hồng quân Liên Xô và quân đội Mĩ.
D.  
Quân đội Trung Hoa Dân quốc và quân đội Pháp.
Câu 4: 1 điểm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2(1919-1929) ở Việt Nam thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A.  
Khai mỏ
B.  
Giao thông vận tải
C.  
Nông nghiệp
D.  
Công nghiệp nhẹ
Câu 5: 1 điểm

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930?

A.  
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới
B.  
Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
C.  
Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”
D.  
Cách mạng Đông Dương phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: 1 điểm

Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), Liên bang Nga

A.  
là quốc gia kế tục Liên Xô và trở thành trụ cột của phe xã hội chủ nghĩa.
B.  
là quốc gia duy nhất trong Liên bang Xô Viết tiếp tục duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa.
C.  
được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
D.  
tiếp tục thực hiện cải tổ nhằm cứu vãn sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 7: 1 điểm

Đặc điểm nổi bật nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là gì?

A.  
Là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động.
B.  
Là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa khuynh hướng tư sản và vô sản.
C.  
Là quá trình chuẩn bị mọi mặt cho sự thành lập chính đảng vô sản duy nhất ở Việt Nam.
D.  
Là cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
Câu 8: 1 điểm

Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng cách mạng vào điều kiện thực tiễn Việt Nam được thể hiện như thế nào trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A.  
Xác định được động lực của cách mạng giải phóng dân tộc là công nhân và nông dân.
B.  
Xác định kẻ thù của cách mạng giải phóng dân tộc là đế quốc xâm lược và các giai cấp bóc lột.
C.  
Đánh giá đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.
D.  
Đánh giá đúng vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Câu 9: 1 điểm

Nguyên nhân cơ bản dẫn đễn Chiến tranh thế giới hai (1939-1945) là do

A.  
chính sách không can thiệp những sự kiện bên ngoài nước Mĩ của Mĩ.
B.  
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
C.  
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, thị trường.
D.  
mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa xã hội.
Câu 10: 1 điểm

Hành động nào chứng tỏ triều đình Nguyễn đã bước đầu nhượng bộ và đầu hàng thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX?

A.  
Xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.
B.  
Nhờ Pháp đưa quân ra Bắc Kì giải quyết “vụ Đuy-puy” (1873).
C.  
Kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
D.  
Ra lệnh bãi binh, cử người đàm phán để chuộc đất.
Câu 11: 1 điểm

Trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Bin Clinton, Mĩ coi trọng việc tăng cường

A.  
khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
B.  
hợp tác về kĩ thuật với các nước đồng minh để phát triển kinh tế.
C.  
trợ giúp về vốn để các nước tư bản đồng minh phát triển kinh tế.
D.  
ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất vũ khí.
Câu 12: 1 điểm

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A.  
chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.
B.  
chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.
C.  
chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
D.  
chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.
Câu 13: 1 điểm

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới?

A.  
Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava
B.  
Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu
C.  
Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
D.  
Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman (3 - 1947)
Câu 14: 1 điểm

Một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây là

A.  
Mĩ, Canada và 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki.
B.  
Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm về kinh tế, địa vị quốc tế.
C.  
các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho các nước thuộc địa.
D.  
Liên Xô và Mĩ đều nhận thức được những khó khăn do chạy đua vũ trang.
Câu 15: 1 điểm

Việc gia nhập ASEAN đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn để thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, ngoại trừ việc

A.  
thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế.
B.  
mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với bên ngoài.
C.  
nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa có nguy cơ bị xói mòn.
D.  
hội nhập, học hỏi và tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật từ bên ngoài.
Câu 16: 1 điểm

Sự khác nhau cơ bản của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên so với tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là ở

A.  
địa bàn hoạt động.
B.  
thành phần tham gia.
C.  
phương pháp, hình thức đấu tranh.
D.  
khuynh hướng cách mạng.
Câu 17: 1 điểm

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 có ý nghĩa như thế nào?

A.  
Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở Việt Nam.
B.  
Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành để lãnh đạo cách mạng
C.  
Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
Chứng tỏ khuynh hướng vô sản đã thắng thế trong phong trào dân tộc.
Câu 18: 1 điểm

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp giữa

A.  
phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân.
B.  
chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.
C.  
phong trào công nhân với phong trào yêu nước.
D.  
chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 19: 1 điểm

Trong hành trình tìm đường cứu nước (1911 - 1920), Nguyễn Ái Quốc đã

A.  
đi từ chủ nghĩa dân tộc chuyển sang tinh thần quốc tế.
B.  
đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
C.  
chuyển trọng tâm hoạt động từ châu Âu về Việt Nam.
D.  
chuyển lập trường dân chủ tư sản sang lập trường vô sản.
Câu 20: 1 điểm

Giai cấp tư sản Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bị phân hóa thành

A.  
tư sản lớn và tư sản nhỏ.
B.  
tư sản công thương và tư sản đồn điền.
C.  
tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
D.  
tư sản mại bản và tư sản ngoại kiều.
Câu 21: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt của trật tự thế giới hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn?

A.  
Được quyết định bởi các nước thắng trận trong chiến tranh.
B.  
Hình thành khi cuộc chiến tranh thế giới sắp đi vào kết thúc.
C.  
Thành lập một tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự.
D.  
Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh của các nước lớn.
Câu 22: 1 điểm

Điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A.  
các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.
B.  
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thắng trận.
C.  
trật tự thế giới Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập.
D.  
sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
Câu 23: 1 điểm

Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919-1925?

A.  
Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.
B.  
Các nước thắng trận họp tại Vécsai và Oasinhtơn.
C.  
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D.  
Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917.
Câu 24: 1 điểm

Nét mới trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là

A.  
quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B.  
nhằm vào hai kẻ thù là đế quốc và phong kiến.
C.  
có sự tham gia của các lực lượng xã hội mới.
D.  
không còn sử dụng các hình thức đấu tranh truyền thống.
Câu 25: 1 điểm

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là

A.  
đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
B.  
đánh đỗ thực dân Pháp và bọn tay sai phản bội dân tộc.
C.  
đánh đổ phong kiến và đánh đổ thực dân Pháp.
D.  
đánh đổ thực dân Pháp, tư sản phản cách mạng.
Câu 26: 1 điểm

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) quyết định thành lập hình thức mặt trận dân tộc nào?

A.  
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B.  
Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
C.  
Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D.  
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 27: 1 điểm

Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành hai tổ chức cộng sản nào dưới đây?

A.  
Tân Việt Cách mạng đảng và Đông Dương Cộng sản đảng.
B.  
Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
C.  
Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng.
D.  
Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 28: 1 điểm

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, sang tháng 9-1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở

A.  
Nghệ An – Hà Tĩnh.
B.  
Hải Phòng − Quảng Ninh.
C.  
Sài Gòn – Chợ Lớn.
D.  
Hà Nội – Hải Phòng.
Câu 29: 1 điểm

Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thể hiện sự phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và góp phần làm cho khuynh hướng cách mạng vô sản thẳng thế vì

A.  
đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ cách mạng hoạt động trong và ngoài nước.
B.  
luôn chú trọng bạo lực cách mạng, ám sát những tên thực dân đầu sỏ.
C.  
có sự thay đổi mục tiêu và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với tình hình trong nước.
D.  
luôn chú trong cộng tác tuyên truyền, huấn luyện, giác ngộ quần chúng cách mạng.
Câu 30: 1 điểm

Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nước Đồng minh khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối là

A.  
Nhanh chóng đánh bại phát xít Đức
B.  
Nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật.
C.  
Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D.  
Thủ tiêu tận gốc chủ nghĩa phát xít.
Câu 31: 1 điểm

Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) đã xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng là kết hợp các hình thức đấu tranh

A.  
chính trị và đấu tranh ngoại giao.
B.  
chính trị và đấu tranh quân sự.
C.  
vũ trang bí mật và bất hợp pháp.
D.  
công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Câu 32: 1 điểm

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

A.  
bước đầu kết hợp giữa đấu tranh chính trị và vũ trang
B.  
bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang đông đảo.
C.  
khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị năm 1930.
D.  
xây dựng một lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng nhân dân.
Câu 33: 1 điểm

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) là

A.  
mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
B.  
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
C.  
mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
D.  
mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 34: 1 điểm

Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cuối năm 1928 có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân ngày càng đi vào đấu tranh tự giác?

A.  
Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”.
B.  
Xây dựng cơ sở cách mạng trong nước.
C.  
Ra báo Thanh niên.
D.  
Đào tạo cán bộ.
Câu 35: 1 điểm

Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Âu - Mĩ, các nước Đông Nam Á đều tập trung

A.  
ổn định tình hình chính trị và mở rộng quan hệ ngoại giao.
B.  
bắt tay vào phát triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn.
C.  
từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D.  
thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 36: 1 điểm

Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi

A.  
Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
B.  
Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản.
C.  
bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận.
D.  
Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari
Câu 37: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Mĩ Latinh đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là

A.  
Pêru.
B.  
Cuba.
C.  
Braxin.
D.  
Áchentina.
Câu 38: 1 điểm

Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế so với phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là gì?

A.  
Do các thủ lĩnh nông dân lãnh đạo.
B.  
Do phái chủ chiến của triều đình lãnh đạo.
C.  
Do các quan lại triều đình yêu nước lãnh đạo.
D.  
Do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
Câu 39: 1 điểm

Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong Chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.  
khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B.  
vươn lên thành cường quốc kinh tế, tài chính để chi phối thế giới.
C.  
ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
D.  
đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản quốc tế
Câu 40: 1 điểm

Sự kiện nào dưới đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?

A.  
Xô viết Nghệ - Tĩnh được thành lập.
B.  
Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy.
C.  
Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
D.  
Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

322,885 lượt xem 173,852 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Cù Huy Cận (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Cù Huy Cận (Lần 1). Bao gồm đáp án chi tiết, phù hợp để học sinh luyện tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

327,866 lượt xem 176,533 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2). Đề thi có đáp án, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

338,798 lượt xem 182,420 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

348,167 lượt xem 187,467 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa có đáp án (lần 2)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa (Lần 2). Đề thi có đáp án, phù hợp ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

344,541 lượt xem 185,514 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Lương Đắc Bằng, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Lương Đắc Bằng, Thanh Hóa (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

344,229 lượt xem 185,346 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 1). Đề thi có đáp án, hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

352,982 lượt xem 190,057 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1) có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp cho việc ôn luyện tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

350,951 lượt xem 188,965 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Biên Hòa Lần 1 có đáp ánTHPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023, tổ chức bởi trường THPT Chuyên Biên Hòa (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

349,391 lượt xem 188,125 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!