thumbnail

(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 15)

Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Năm 2023 Luyện thi Kiến thức nâng cao Hướng dẫn chi tiết

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Về mặt hình thức, chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của đế quốc Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là loại hình
A.  
chiến tranh chính nghĩa giải phóng.
B.  
nội chiến giữa hai miền Nam – Bắc.
C.  
chiến tranh xâm lược thực dân mới.
D.  
chiến tranh xâm lược thực dân cũ.
Câu 2: 1 điểm
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) xác định
A.  
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B.  
đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu.
C.  
đặt nhiệm vụ chống chiến tranh lên hàng đầu.
D.  
đặt nhiệm vụ chống phong kiến lên hàng đầu.
Câu 3: 1 điểm
Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) của quân dân Việt Nam thể hiện tính
A.  
chính nghĩa.
B.  
dân chủ.
C.  
toàn diện.
D.  
lâu dài.
Câu 4: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là một trong những biện pháp về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945-1946?

A.  
Thành lập Nha Bình dân học vụ.
B.  
Quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.
C.  
Thực hiện cải cách ruộng đất.
D.  
Thành lập ban dự thảo Hiến pháp.
Câu 5: 1 điểm
Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của nhân loại là
A.  
Anh.
B.  
Pháp.
C.  
Mĩ.
D.  
Nhật.
Câu 6: 1 điểm

Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa (diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là

A.  
A. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến.
B.  
B. thúc đẩy xã hội hóa lực lượng sản xuất.
C.  
C. tăng cường sức cạnh tranh của các nền kinh tế.
D.  
D. sự phân hóa giàu – nghèo ngày càng sâu sắc.
Câu 7: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A.  
Phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
B.  
B. Xác định kẻ thù là thực dân Pháp.
C.  
C. Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo.
D.  
D. Lực lượng là quần chúng nhân dân.
Câu 8: 1 điểm
Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang
A.  
chuyển dần sang đấu tranh chính trị.
B.  
giữ vững và phát triển thế tiến công.
C.  
gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
D.  
chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.
Câu 9: 1 điểm
Với đại thắng mùa xuân 1975, Việt Nam đã hoàn thành
A.  
cuộc cách mạng vô sản trên cả nước.
B.  
cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước.
C.  
thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực.
D.  
thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 10: 1 điểm
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968), Mĩ đã mở hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng
A.  
đồng bằng – đô thị.
B.  
“đất thép” Củ Chi.
C.  
Bắc Trung bộ.
D.  
“đất thánh Việt cộng”.
Câu 11: 1 điểm
Cuộc khởi nghĩa vũ trang mang tính tự vệ của nông dân trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là khởi nghĩa
A.  
Hương Khê.
B.  
Ba Đình.
C.  
Bãi Sậy
D.  
Yên Thế.
Câu 12: 1 điểm
Năm 1945, tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, một trong những quốc gia ở Đông Nam Á đã giải phóng được nhiều vùng lãnh thổ là
A.  
Lào.
B.  
Inđônêxia
C.  
Việt Nam.
D.  
Philippin.
Câu 13: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp một trong những lực lượng xã hội nào sau đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A.  
Đại địa chủ.
B.  
B. Trung địa chủ.
C.  
Tiểu địa chủ.
D.  
Tư sản dân tộc.
Câu 14: 1 điểm
Đến năm 1950 các nước Tây Âu đã khắc phục được những hậu quả sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ở trong tình trạng
A.  
cơ bản ổn định và phục hồi chỉ về chính trị.
B.  
cơ bản ổn định và phục hồi chỉ về kinh tế.
C.  
phát triển nhanh chóng về mọi mặt.
D.  
cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt.
Câu 15: 1 điểm
Theo thủ tướng Pháp Lanien, kế hoạch quân sự nào sau đây “được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều” (SGK Lịch sử 12, trang 146)?
A.  
Bôlae.
B.  
Nava.
C.  
Đờ Lát đơ Tátxinhi.
D.  
Rơve.
Câu 16: 1 điểm
Đầu thế kỉ XX, theo Phan Châu Trinh, điều kiện tiên quyết để Việt Nam tiến tới độc lập là
A.  
đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.
B.  
đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.
C.  
bạo động vũ trang chống Pháp và tay sai.
D.  
kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ từ Nhật Bản.
Câu 17: 1 điểm
Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.  
A. ANZUS.
B.  
CENTO.
C.  
SEATO.
D.  
NATO.
Câu 18: 1 điểm
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia có nền kinh tế công nghiệp đứng thứ hai thế giới là
A.  
Nhật Bản.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Liên Xô.
D.  
Mĩ.
Câu 19: 1 điểm
Trong giai đoạn 1925 – 1930, tổ chức nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A.  
Mặt trận Việt Minh.
B.  
Việt Nam Giải phóng quân.
C.  
Việt Nam Quốc dân Đảng.
D.  
Mặt trận Liên Việt.
Câu 20: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nenxơn Manđêla?
A.  
Cách mạng Môdămbích và Ănggôla thắng lợi.
B.  
Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ.
C.  
C. Nước cộng hòa Nammibia và Dimbabuê ra đời.
D.  
Cách mạng thành công ở Libi và Ai Cập.
Câu 21: 1 điểm
Để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ quyết định
A.  
đẩy mạnh sản xuất và chấn chỉnh chế độ thuế khóa.
B.  
phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất.
C.  
đẩy mạnh cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm.
D.  
mở cuộc vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Câu 22: 1 điểm
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), việc thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật Bản tại phía Nam vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên được giao cho quân đội
A.  
Anh.
B.  
Mĩ.
C.  
Liên Xô.
D.  
Pháp
Câu 23: 1 điểm
Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi đầu tư phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam là nhằm
A.  
xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện đại.
B.  
phục vụ cho đàn áp những cuộc nổi dậy của người bản địa.
C.  
thúc đẩy giao lưu và buôn bán giữa các địa phương.
D.  
khôi phục lại nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh.
Câu 24: 1 điểm
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
A.  
đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
B.  
đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C.  
làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D.  
dẫn đến sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 25: 1 điểm
Chiến dịch tấn công vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 được giới chức Mĩ đánh giá
A.  
chỉ là cuộc thử nghiệm vũ khí tối tân mới.
B.  
chỉ để thử nghiệm máy bay B52 mới.
C.  
chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Tây.
D.  
chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông.
Câu 26: 1 điểm
Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947) chiến thuật nào sau đây được quân đội Việt Nam sử dụng?
A.  
Công kiên vận động chiến.
B.  
Đánh điểm, diệt viện, truy kích.
C.  
Chiến tranh du kích, ngắn ngày.
D.  
Điều địch để đánh địch.
Câu 27: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ chủ yếu nhằm để
A.  
hạn chế ảnh hưởng từ Tây Âu.
B.  
khẳng định vị thế cường quốc chính trị.
C.  
có được những lợi ích to lớn.
D.  
phát triển nhanh về an ninh – quốc phòng.
Câu 28: 1 điểm
Một trong những nhiệm vụ của Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 là
A.  
đưa giai cấp tư sản và vô sản lên cầm quyền.
B.  
lật đổ chính quyền phong kiến Nga hoàng.
C.  
chỉ đưa giai cấp công nhân lên cầm quyền.
D.  
tạo điều kiện để nước Nga đi lên xã hội chủ nghĩa.
Câu 29: 1 điểm
Sự kiện nào sau đây của Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến việc tháng 11-1939 Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam?
A.  
Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
B.  
Nhật tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng.
C.  
Phát xít Đức chiếm đóng Pháp.
D.  
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 30: 1 điểm
Hình thức đấu tranh nào sau đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A.  
Đấu tranh vũ trang.
B.  
B. Mít tinh, đưa “dân nguyện”.
C.  
Mít tinh, hội họp.
D.  
D. Biểu tình đòi quyền sống.
Câu 31: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn tới sự hình thành, phát triển và thắng lợi của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930?
A.  
Hoạt động và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
B.  
Sự xuất hiện và đấu tranh của ba tổ chức cộng sản.
C.  
Sự xuất hiện của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
D.  
Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 32: 1 điểm
Hình thức đấu tranh cao nhất của đấu tranh chính trị biểu hiện trong thực tiễn Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) ở Việt Nam là
A.  
đấu tranh công khai, hợp pháp hòa bình.
B.  
nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ.
C.  
đấu tranh bí mật kết hợp với bất hợp pháp.
D.  
hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.
Câu 33: 1 điểm
Nội dung nào sau đây giải thích không đúng về “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng giành chính quyền bằng bạo lực”?
A.  
Việc giành chính quyền có sự kết hợp của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B.  
Lực lượng vũ trang tuy mới hình thành, nhưng góp phần quan trọng làm nên thắng lợi.
C.  
Công tác chuẩn bị lực lượng của Đảng và quân chúng diễn ra lâu dài và hết sức chu đáo.
D.  
Lực lượng vũ trang có sự phối hợp với lực lượng Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật.
Câu 34: 1 điểm
Một trong những đóng góp to lớn của Nguyễn Ái Quốc cho cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là
A.  
đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B.  
phác thảo và hoàn thành hai ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội cho dân tộc.
C.  
lãnh đạo hoàn thành triệt để nhiệm vụ tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
D.  
lãnh đạo hoàn thành cơ bản nhiệm vụ tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
Câu 35: 1 điểm
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) với Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5- 1941) là về
A.  
xác định nhiệm vụ chiến lược.
B.  
hình thức chính quyền
C.  
khái niệm cách mạng ở thuộc địa.
D.  
hình thức tập hợp lực lượng.
Câu 36: 1 điểm
Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.  
Là mảnh đất màu mỡ cho hạt giống cộng sản gieo mầm.
B.  
Phong trào hoàn toàn chịu sự chi phối của xu hướng vô sản.
C.  
Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của công nhân và nông dân.
D.  
Là nhân tố cơ bản nhất để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 37: 1 điểm
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam phản ánh
A.  
vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh ngoại giao.
B.  
thực hiện duy nhất nhiệm vụ chiến tranh giải phóng.
C.  
cuộc đấu tranh chống chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc.
D.  
vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh chính trị.
Câu 38: 1 điểm
Từ thực tiễn các phong trào yêu nước, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo (1930 – 1945) cho thấy
A.  
lực lượng nòng cốt của cách mạng là công nhân và nông dân.
B.  
phong trào phát triển trở thành cao trào cách mạng ở các đô thị.
C.  
sử dụng lực lượng vũ trang là xung kích, đi đầu trên mọi mặt trận.
D.  
sử dụng lực lượng chính trị là hỗ trợ cho lực lượng vũ trang nổi dậy.
Câu 39: 1 điểm
Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam (từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946) là một thành công về
A.  
tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa.
B.  
thực hiện triệt để nguyên tắc không thỏa hiệp với mọi kẻ thù.
C.  
thực hiện sách lược nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù.
D.  
xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc của ba nước Đông Dương.
Câu 40: 1 điểm
Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) có điểm mới nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
A.  
Hoàn thành đồng thời nhiệm vụ kháng chiến và gây dựng cơ sở cho chế độ mới.
B.  
Thực hiện tư tưởng tiến công bằng sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
C.  
Đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận chính trị nhằm tố cáo tội ác của kẻ thù.
D.  
Tiến hành tuần tự hai cuộc cách mạng ở hai miền đất nước với mục tiêu thống nhất.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 10)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Phù hợp cho việc luyện tập và ôn thi tốt nghiệp THPT hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

345,627 lượt xem 186,095 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 1)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ học sinh ôn thi hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

345,950 lượt xem 186,270 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 11)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

343,347 lượt xem 184,870 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 16)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ học sinh luyện tập và ôn thi hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

351,422 lượt xem 189,217 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 12)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

356,379 lượt xem 191,884 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 2)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

361,788 lượt xem 194,796 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 13)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

358,911 lượt xem 193,249 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 3)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ học sinh ôn luyện và làm bài thi hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

358,014 lượt xem 192,766 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 8)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Tài liệu phù hợp để ôn tập và nâng cao kỹ năng làm bài.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

287,785 lượt xem 154,952 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!