thumbnail

(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 12)

Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Năm 2023 Luyện thi Tổng hợp kiến thức Hướng dẫn chi tiết

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã xác định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam vai trò như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A.  
Quyết định phần nào.
B.  
Quyết định nhất.
C.  
Quyết định trực tiếp.
D.  
Quyết định gián tiếp.
Câu 2: 1 điểm

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (tháng 12-1944) theo chỉ của

A.  
Hồ Chí Minh.
B.  
Võ Nguyên Giáp.
C.  
Phạm Văn Đồng.
D.  
Văn Tiến Dũng.
Câu 3: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là yếu tố khách quan tác động đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới (từ tháng 12 - 1986)?

A.  
Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.
B.  
B. Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu kéo dài nghiêm trọng.
C.  
Công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc đã tiến hành thành công.
D.  
Việt Nam có bất lợi trong quan hệ quốc tế, cần điều chỉnh chính sách đối ngoại.
Câu 4: 1 điểm
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm xẻ áo” nhằm giải quyết khó khăn nào sau đây?
A.  
Tài chính.
B.  
Ngoại xâm.
C.  
Nạn dốt.
D.  
Nạn đói.
Câu 5: 1 điểm
Thời kì 1945 – 1973, quốc gia nào sau đây trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?
A.  
A. Mĩ.
B.  
B. Liên Xô.
C.  
C. Nhật Bản.
D.  
D. Anh.
Câu 6: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX)?
A.  
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B.  
Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
C.  
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
D.  
Chiến tranh Nga – Ucraina, Anh rút khỏi Liên minh châu Âu.
Câu 7: 1 điểm

Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là chống

A.  
chế độ phản động thuộc địa.
B.  
Phát xít Nhật và tay sai.
C.  
đế quốc và phong kiến.
D.  
đế quốc phát xít Nhật - Pháp.
Câu 8: 1 điểm
Thời kì 1959 – 1960 với cách mạng miền Nam Việt Nam, Bến Tre là quê hương của phong trào
A.  
tìm Mĩ mà đánh.
B.  
Hai tốt.
C.  
Đồng khởi.
D.  
chống “bình định”.
Câu 9: 1 điểm
Căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) là
A.  
Đà Nẵng.
B.  
Huế.
C.  
Sài Gòn.
D.  
Tây Nguyên.
Câu 10: 1 điểm
Trong thời kì 1954 – 1975, cuộc hành quân mang tên “Gianxơn Xiti” được tiến hành trong chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A.  
Chiến tranh đơn phương.
B.  
Chiến tranh cục bộ.
C.  
Việt Nam hóa chiến tranh.
D.  
Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 11: 1 điểm

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, cuộc khởi nghĩa nào sau đây có lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là nông dân?

A.  
Yên Thế.
B.  
Bãi Sậy.
C.  
Hùng Lĩnh.
D.  
Ba Đình.
Câu 12: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là
A.  
chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
B.  
lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
C.  
sử dụng vũ trang bạo động, giành độc lập dân tộc.
D.  
chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
Câu 13: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929)?
A.  
Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
B.  
Đầu tư mạnh vào khoa học – kĩ thuật.
C.  
Đẩy mạnh trồng các cây đậu, lạc, thầu dầu.
D.  
Đầu tư mạnh vào khai thác dầu mỏ.
Câu 14: 1 điểm
Thời kì 1950 -1973, kinh tế Tây Âu đang trong giai đoạn
A.  
tăng trưởng luôn âm.
B.  
phát triển xen kẽ suy thoái.
C.  
khủng hoảng, suy thoái.
D.  
phát triển nhanh chóng.
Câu 15: 1 điểm
Trong những năm 1945 – 1954, thắng lợi nào sau đây đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?
A.  
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
B.  
Hiệp định Giơnevơ (1954).
C.  
Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947).
D.  
Chiến thắng Biên giới thu – đông (1950).
Câu 16: 1 điểm
Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của Nhật Bản là nội dung của phong trào
A.  
Đông Du.
B.  
Hòa bình.
C.  
Duy Tân.
D.  
D. Văn hóa.
Câu 17: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây đánh dấu xác lập cục diện hai cực, hai phe trong quan hệ quốc tế?
A.  
Sự ra đời của NATO và SEV.
B.  
Sự ra đời của NATO và UN.
C.  
Sự ra đời của NATO và EU.
D.  
Sự ra đời của NATO và Vácsava.
Câu 18: 1 điểm
Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người là
A.  
Nhật.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Liên Xô.
D.  
Mĩ.
Câu 19: 1 điểm
Trong giai đoạn 1925 – 1930, tổ chức nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A.  
Mặt trận Việt Minh.
B.  
Việt Nam Giải phóng quân.
C.  
Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
Nha Bình dân học vụ.
Câu 20: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh đã khiến khu vực này được mệnh danh là

A.  
“Lục địa mới trỗi dậy”.
B.  
“Lục địa bùng cháy”.
C.  
C. “Lục địa thức tỉnh”.
D.  
“Lục địa bão táp”.
Câu 21: 1 điểm

Cuộc chiến đấu của quân dân các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam đã phá tan âm mưu nào sau đây của thực dân Pháp?

A.  
Đánh nhanh thắng nhanh.
B.  
Mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C.  
C. Đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
D.  
Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Câu 22: 1 điểm

Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), khu vực Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A.  
A. các nước phương Tây.
B.  
Mĩ, Anh và Liên Xô.
C.  
các nước Đông Âu.
D.  
Liên Xô, Anh và Pháp.
Câu 23: 1 điểm

Một trong những chính sách trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương là đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì

A.  
tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B.  
muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
C.  
tạo điều kiện cho ngoại thương Đông Dương phát triển.
D.  
chỉ cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào Đông Dương.
Câu 24: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai sự kiện nào sau đây của khu vực Đông Bắc Á đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa – chính trị thế giới?
A.  
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B.  
Nền kinh tế của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới.
C.  
Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.
D.  
Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
Câu 25: 1 điểm

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam vì đã

A.  
buộc quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh phải rút về nước.
B.  
chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn tổng khởi nghĩa và nổi dậy.
C.  
chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm.
D.  
buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 26: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là lí do dẫn đến Liên Xô chưa công nhận sự thành lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-1945)?
A.  
Liên Xô phải tuân thủ nội dung của Hội nghị Pốtxđam.
B.  
Liên Xô theo đuổi chính sách phân hóa Pháp - Mĩ.
C.  
Liên Xô phải tuân thủ nội dung của Hội nghị Ianta.
D.  
Việt Nam là một nước nhỏ ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 27: 1 điểm
“Chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản” (Lịch sử 12, 2019) là nền tảng của
A.  
A. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
B.  
B. Hiệp định Hòa bình XanPhranxixcô.
C.  
C. Học thuyết Phucưđa và Kaiphu.
D.  
D. Hiệp định Bàn Môn Điếm.
Câu 28: 1 điểm
Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A.  
cải cách xã hội.
B.  
dân chủ tư sản kiểu mới.
C.  
C. dân chủ tư sản kiểu cũ.
D.  
cách mạng vô sản.
Câu 29: 1 điểm
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) được đánh giá là cuộc chiến tranh có qui mô
A.  
chống lại toàn bộ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B.  
của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.
C.  
khá lớn, gây thiệt hại nhiều về người và của.
D.  
lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Câu 30: 1 điểm

Những nhiệm vụ mà nhân dân Việt Nam chưa thực hiện trong giai đoạn 1936-1939 là

A.  
A. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.
B.  
đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
C.  
chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.
D.  
giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
Câu 31: 1 điểm

Điểm tương đồng về đóng góp cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất của các sĩ phu yêu nước và Nguyễn Ái Quốc là

A.  
hình thức, phương pháp đấu tranh vũ trang.
B.  
đoạn tuyệt hoàn toàn với tư tưởng phong kiến.
C.  
kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
D.  
tìm tòi, trải nghiệm khuynh hướng cứu nước mới.
Câu 32: 1 điểm
Điểm chung của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp giữa
A.  
mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
B.  
lực lượng vũ trang ba thứ quân.
C.  
lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị.
D.  
chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
Câu 33: 1 điểm

Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị (tháng 10 -1930), trong thời kì 1939 – 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương

A.  
giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất công.
B.  
tạm gác khẩu hiệu đánh đuổi Pháp – Nhật.
C.  
lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
D.  
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 34: 1 điểm

Vừa ra đời Đảng đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc vì

A.  
A. cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường lối lãnh đạo.
B.  
phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước.
C.  
Đảng đã tiếp thu nội dung cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
D.  
Cương lĩnh chính trị đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.
Câu 35: 1 điểm
So với các cuộc cách mạng vô sản ở phương tây, lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) có điểm gì khác biệt?
A.  
Bộ phận giai cấp bóc lột là lực lượng của cách mạng.
B.  
Giai cấp công nhân, nông dân là động lực của cách mạng.
C.  
Giai cấp công nhân nắm vai trò lãnh đạo cách mạng.
D.  
Bộ phận giai cấp bóc lột là đối tượng của cách mạng.
Câu 36: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930?
A.  
Khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản.
B.  
Hai khuynh hướng tư sản và vô sản cùng tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng.
C.  
Sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
D.  
Cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều dùng bạo lực để loại trừ lẫn nhau.
Câu 37: 1 điểm
Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đề ra trong Cương lĩnh chính trị (1930) được Đảng Cộng sản Đông Dương thực hiện trong thời kì 1946 – 1954 như thế nào?
A.  
Thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
B.  
Thực hiện hai nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
C.  
Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền Nam – Bắc.
D.  
Thực hiện cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
Câu 38: 1 điểm
Phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939 và cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 - 1945) ở Việt Nam thực tế đều cho thấy sự phát triển của quá trình
A.  
tập dượt chuẩn bị cho cách mạng.
B.  
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C.  
luôn giành và giữ chính quyền.
D.  
lực lượng vũ trang đóng vai trò then chốt.
Câu 39: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết của cách mạng Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công?
A.  
Đón Đồng minh vào Việt Nam.
B.  
Giải giáp vũ khí quân đội Nhật.
C.  
Chống thực dân Pháp xâm lược.
D.  
Giành độc lập tự do cho dân tộc.
Câu 40: 1 điểm
Thực tiễn tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945), sau Hiệp định Giơnevơ (1954) và sau Hiệp định Pari (1973) cho thấy
A.  
giành chính quyền đã khó giữ chính quyền còn khó hơn.
B.  
kẻ thù luôn sẵn sàng cấu kết để chống phá cách mạng.
C.  
đấu tranh ngoại giao luôn quyết định thắng lợi trên chiến trường.
D.  
chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 10)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Phù hợp cho việc luyện tập và ôn thi tốt nghiệp THPT hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

345,627 lượt xem 186,095 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 1)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ học sinh ôn thi hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

345,949 lượt xem 186,270 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 11)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

343,346 lượt xem 184,870 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 16)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ học sinh luyện tập và ôn thi hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

351,421 lượt xem 189,217 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 2)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

361,787 lượt xem 194,796 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 13)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

358,910 lượt xem 193,249 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 3)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ học sinh ôn luyện và làm bài thi hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

358,013 lượt xem 192,766 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 15)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 với đáp án chi tiết. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

283,354 lượt xem 152,565 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 8)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2023 kèm đáp án chi tiết. Tài liệu phù hợp để ôn tập và nâng cao kỹ năng làm bài.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

287,784 lượt xem 154,952 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!