thumbnail

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Ninh lần 1 (Có đáp án)

Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi trường THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Ninh (Lần 1). Bao gồm đáp án chi tiết, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Năm 2024 Luyện thi Học tập nâng cao Phân tích chi tiết

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A.  
do bóc lột hệ thống thuộc địa.
B.  
nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
C.  
do giảm chi phí cho quốc phòng.
D.  
nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.
Câu 2: 1 điểm

Yếu tố nào dưới đây đã làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị thế giới” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
B.  
Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C.  
Trật tự hai cực Ianta được xác lập trên thế giới.
D.  
Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
Câu 3: 1 điểm

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quốc gia nào sau đây cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ?

A.  
Triều Tiên.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Mông Cổ.
D.  
Nhật Bản.
Câu 4: 1 điểm

Mục tiêu Nhật Bản muốn vươn lên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là gì?

A.  
Là một cường quốc về công nghệ.
B.  
Là một cường quốc về kinh tế.
C.  
Là một cường quốc về quân sự.
D.  
Là cường quốc về chính trị.
Câu 5: 1 điểm

Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia tiến hành

A.  
kháng chiến chống Pháp.
B.  
chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ.
C.  
kháng chiến chống Mĩ.
D.  
kháng chiến chống Nhật.
Câu 6: 1 điểm

Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A.  
sản xuất ứng dụng dân dụng.
B.  
chinh phục vũ trụ.
C.  
công nghệ phần mềm.
D.  
công cụ sản xuất mới.
Câu 7: 1 điểm
Đâu là nguyên nhân chủ quan buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh?
A.  
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
B.  
Cuộc chạy đua vũ trang làm cho hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” trên nhiều mặt.
C.  

Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ của Mĩ.

D.  
Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước công nghiệp mới
Câu 8: 1 điểm
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất của một cuộc cách mạng
A.  
xã hội chủ nghĩa.
B.  
dân chủ tư sản kiểu mới.
C.  
dân chủ nhân dân.
D.  
dân tộc dân chủ.
Câu 9: 1 điểm

Điểm khác biệt trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A.  
quá trình kết nạp thành viên diễn ra lâu dài và gặp nhiều trở ngại.
B.  
quá trình ra đời là sự đổi tên không ngừng và mở rộng lĩnh vực hợp tác.
C.  
ra đời để cạnh tranh với các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản, ...
D.  
đẩy mạnh hợp tác với các nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chung.
Câu 10: 1 điểm

Cho các dữ kiện sau: Sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra ở khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

2. Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa đất nước.

3. Hai miền Triều Tiên kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điểm.

4. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.

A.  
1, 2, 3, 4.
B.  
2, 3, 4, 1.
C.  
4, 1, 2, 3.
D.  
4, 1, 3, 2.
Câu 11: 1 điểm

Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

A.  
Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính, chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
B.  
Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa hợp tác.
C.  
Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.
D.  
Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh đến quan hệ.
Câu 12: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (6-1947)?
A.  
Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
B.  
Đối phó với sự vươn lên của Nhật Bản.
C.  
Đối phó với Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
D.  
Biến các nước Tây Âu thành thuộc địa của Mĩ.
Câu 13: 1 điểm

Quốc gia nào đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân?

A.  
Mĩ.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Liên Xô.
D.  
Nhật Bản.
Câu 14: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những tác động của việc chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A.  
Mở ra thời kì nền hòa bình thế giới hoàn toàn được củng cố.
B.  
Mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột.
C.  
Chấm dứt mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia.
D.  
Trực tiếp làm sụp đổ trật tự hai cực, hình thành trật tự mới.
Câu 15: 1 điểm
Sự kiện khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
A.  
quân đội Đức tấn công Ba Lan.
B.  
Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
C.  
Đức tấn công Anh, Pháp.
D.  
Đức tấn công Liên Xô.
Câu 16: 1 điểm
Từ đầu những năm 70 trở đi, quốc gia nào trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?
A.  
Nhật Bản.
B.  
Xingapo.
C.  
Trung Quốc
D.  
Hàn Quốc.
Câu 17: 1 điểm

Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mĩ không dễ dàng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”?

A.  
Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
B.  
Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ bị sụp đổ.
C.  
Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.
D.  
Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.
Câu 18: 1 điểm
Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ latinh” sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Cuba.
B.  
Achentina.
C.  
Braxin.
D.  
Mêhicô.
Câu 19: 1 điểm

Ngày 23-2-1917 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga?

A.  
Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập.
B.  
Các Xô viết đại biểu công-nông-binh được thành lập.
C.  
Cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
D.  
Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị.
Câu 20: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy” vì lí do nào sau đây?

A.  
Chính phủ Cuba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.
B.  
Chế độ độc tài thân Mĩ Batixta ở Cuba bị lật đổ.
C.  
Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra mạnh mẽ.
D.  
Phong trào đấu tranh vũ trang phát triển mạnh.
Câu 21: 1 điểm
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
A.  
điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
B.  
lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.
C.  
điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
D.  
tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.
Câu 22: 1 điểm
Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi đánh dấu sự kiện gì?
A.  
Sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi.
B.  
Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi.
C.  
Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.
D.  
Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 23: 1 điểm
Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong mười năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành “bước đột phá” làm thay đổi bản đồ địa- chính trị thế giới?
A.  
Nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B.  
Hàn Quốc, Hồng Kông và Ma Cao trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á.
C.  
Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn thứ hai thế giới.
D.  
Trung Quốc thu hồi được chủ quyền ở Hồng Kông và Ma Cao.
Câu 24: 1 điểm

Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?

A.  
Inđônêxia.
B.  
Mã Lai
C.  
Miến Điện.
D.  
Thái Lan.
Câu 25: 1 điểm
Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A.  
Chủ nghĩa thực dân cũ.
B.  
Chế độ độc tài thân Mĩ.
C.  
Chủ nghĩa thực dân mới
D.  
Chủ nghĩa phát xít
Câu 26: 1 điểm

Các quốc gia nào sau đây được gọi là các “Con rồng” kinh tế Châu Á?

A.  
Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Xingapo.
B.  
Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Hàn Quốc.
C.  
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
D.  
Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công và Xingapo4
Câu 27: 1 điểm
Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô?
A.  
Sự ra đời của khối NATO (1949).
B.  
Sự ra đời của học thuyết “Truman” (3-1947).
C.  
Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D.  
Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945).
Câu 28: 1 điểm

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

A.  
châu Á.
B.  
châu Mĩ.
C.  
châu Phi.
D.  
châu Âu.
Câu 29: 1 điểm

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?

A.  
Tất cả các phát minh kĩ thuật luôn đi trước và mở đường cho khoa học.
B.  
Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
C.  
Tất cả phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ nước Mĩ.
D.  
Cách mạng khoa học gắn liền với cách mạng kĩ thuật.
Câu 30: 1 điểm

Một trong những “di chứng” Chiến tranh lạnh là

A.  
bùng nổ các cuộc xung đột do tranh chấp lãnh thổ.
B.  
cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
C.  
khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D.  
tình trạng gia tăng xu thế li khai ở nhiều nơi.
Câu 31: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Clinton?
A.  
Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B.  
Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
C.  
Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
D.  
Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Câu 32: 1 điểm
Phe “Trục” được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX thực chất là
A.  
liên minh của các nước thực dân.
B.  
liên minh của các nước tư bản dân chủ.
C.  
liên minh của các nước phát xít.
D.  
liên minh của các nước thuộc địa.
Câu 33: 1 điểm
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ thành một trong những cường quốc
A.  
sản xuất đồ điện dân dụng lớn nhất thế giới.
B.  
sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
C.  
sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới.
D.  
đứng đầu thế giới về công nghiệp vũ trụ.
Câu 34: 1 điểm

Chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm giống nhau cơ bản là đều

A.  
thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
B.  
mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C.  
mở rộng quan hệ với các nước Đông Âu.
D.  
liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 35: 1 điểm

Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-1999) nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

A.  
Ổn định và phát triển mạnh.
B.  
Không ổn định và bị chững lại.
C.  
Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
D.  
Bị cạnh tranh gay gắt.
Câu 36: 1 điểm

Sự kiện nào dưới đây là tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?

A.  
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
B.  
Góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.
C.  
Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
D.  
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
Câu 37: 1 điểm
Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta là
A.  
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B.  
Đảm bảo sự nhất trí của 5 nước lớn (Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ).
C.  
Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật Bản.
D.  
Tôn trọng độc lập chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 38: 1 điểm

Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

A.  
Mĩ.
B.  
Nhật Bản.
C.  
Trung Quốc.
D.  
Liên Xô.
Câu 39: 1 điểm

Nội dung nào dưới đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

A.  
Các quốc gia điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế.
B.  
Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại không ổn định.
C.  
Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng đa cực.
D.  
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
Câu 40: 1 điểm

Sự kiện nào đánh dấu tổ chức ASEAN có sự chuyển biến từ một liên minh chính trị thành một liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á?

A.  
Kí hết Hiệp ước Bali (2/1976).
B.  
Trật tự “hai cực” Ianta sụp đổ (1991).
C.  
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989).
D.  
Hiệp định hoà binh về Campuchia (1991).

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Quan Sơn (có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi trường THPT Quan Sơn. Bao gồm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh ôn tập tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

323,907 lượt xem 174,398 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Ngọc Lạc - Quảng Nam lần 1 (Có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi trường THPT Ngọc Lạc - Quảng Nam (Lần 1). Bao gồm đáp án chi tiết, phù hợp ôn thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

326,702 lượt xem 175,903 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Điện Biên - trường THPT Hàn Thuyên lần 1 (có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi Sở GD&ĐT Điện Biên và trường THPT Hàn Thuyên (Lần 1). Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

327,957 lượt xem 176,582 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Hải Dương lần 1 (có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi Sở GD&ĐT Hải Dương (Lần 1). Bao gồm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh luyện thi hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

338,746 lượt xem 182,392 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Hậu Lộc 3 (có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi trường THPT Hậu Lộc 3. Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

345,755 lượt xem 186,165 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Lương Thế Vinh - Quảng Nam lần 1 (Có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Nam (Lần 1). Đề thi có đáp án, hỗ trợ ôn tập hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

338,823 lượt xem 182,434 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Hàm Rồng - Mã đề 621 (có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi trường THPT Hàm Rồng. Đề thi mã đề 621 có đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

340,437 lượt xem 183,302 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Nghệ An - trường THPT Liên Trường lần 1 (có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi Sở GD&ĐT Nghệ An và trường THPT Liên Trường (Lần 1). Đề thi có đáp án, phù hợp ôn luyện hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

349,533 lượt xem 188,202 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Trường Thi (có đáp án)THPT Quốc giaLịch sử
Đề thi thử môn Lịch sử năm 2024, tổ chức bởi trường THPT Trường Thi. Đề thi có đáp án, phù hợp cho việc luyện thi tốt nghiệp THPT hiệu quả.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

356,115 lượt xem 191,744 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!