thumbnail

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Trường Thi (có đáp án)

Đề thi thử THPT môn Lịch sử năm 2024
Đề thi thử THPT môn Lịch sử năm 2024 (từ trường/sở)
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực
A.  
kinh tế.
B.  
kĩ thuật.
C.  
công nghệ.
D.  
khoa học.
Câu 2: 1 điểm
Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển là
A.  
Angiêri.
B.  
Mêhicô.
C.  
Mĩ.
D.  
Cuba
Câu 3: 1 điểm
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930?
A.  
Các tổ chức chính trị ra đời, chủ trương tuy khác nhau nhưng đều đòi quyền lợi cho công - nông.
B.  
Diễn ra sự lựa chọn khuynh hướng chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc
C.  
Hai khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản đồng thời xuất hiện, giành quyền lãnh đạo.
D.  
Những giai cấp mới đồng thời xuất hiện và đều tham gia tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ.
Câu 4: 1 điểm
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) với Luận cương chính trị (tháng 10-1930) là xác định đúng
A.  
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
B.  
giai cấp lãnh đạo cách mạng.
C.  
mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa.
D.  
khả năng cách mạng của các giai cấp.
Câu 5: 1 điểm
Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A.  
Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
B.  
Liên minh châu Âu (EU).
C.  
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
D.  
Cộng đồng châu Âu (EC).
Câu 6: 1 điểm
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam dưới thời thuộc Pháp là giữa
A.  
toàn thể dân tộc với Pháp và tay sai.
B.  
tư sản người Việt với tư sản người Pháp.
C.  
giai cấp công nhân với tư bản Pháp.
D.  
giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 7: 1 điểm
Thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cuộc chiến tranh nhân dân (1945- 1954) ở Việt Nam cho thấy lực lượng chính trị
A.  
đóng vai trò hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.
B.  
là cơ sở xây dựng và phát triển mọi mặt của cách mạng.
C.  
luôn là lực lượng quyết định trong cả khởi nghĩa và chiến tranh.
D.  
đóng vai trò xung kích, nòng cốt, hỗ trợ quần chúng nổi dậy.
Câu 8: 1 điểm
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia điều chỉnh chiến lược tập trung phát triển
A.  
kinh tế.
B.  
năng lượng.
C.  
giáo dục.
D.  
du lịch.
Câu 9: 1 điểm
Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít.
B.  
Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.
C.  
Uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.
D.  
Các nước thuộc địa đánh bại phát xít, giành độc lập.
Câu 10: 1 điểm
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào?
A.  
Việt Nam Quốc dân đảng.
B.  
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C.  
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D.  
Tân Việt cách mạng đảng.
Câu 11: 1 điểm
Điểm giống nhau của các tổ chức cách mạng ở Việt Nam trong những năm 20 thế kỉ XX là gì?
A.  
Xác định mục tiêu là giải phóng dân tộc.
B.  
Xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh.
C.  
Coi trọng tuyên truyền lí luận cách mạng.
D.  
Xác định mục tiêu là ruộng đất cho dân cày.
Câu 12: 1 điểm
Về chính trị, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã có chính sách nào sau đây?
A.  
Chia ruộng đất cho dân cày.
B.  
Mở lớp học Bình dân học vụ.
C.  
Tổ chức “Tuần lễ vàng”.
D.  
Thành lập các đội tự vệ đỏ.
Câu 13: 1 điểm
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương (1897- 1914) đã dẫn đến sự ra đời của lực lượng xã hội nào sau đây?
A.  
Đại địa chủ.
B.  
Công nhân.
C.  
Trung địa chủ.
D.  
Nông dân.
Câu 14: 1 điểm
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!” nhằm giải quyết
A.  
nạn đói.
B.  
nạn dốt.
C.  
nội phản.
D.  
ngoại xâm.
Câu 15: 1 điểm
Trong những năm 1978 - 1979, tập đoàn “Khơ me đỏ” tấn công vào địa bàn nào sau đây của Việt Nam?
A.  
Quần đảo Trường Sa.
B.  
Biên giới Tây Nam.
C.  
Quần đảo Hoàng Sa.
D.  
Biên giới phía Bắc.
Câu 16: 1 điểm
Thực tiễn cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 – 1945) và hai cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954) chứng minh đặc điểm nổi bật của khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng Việt Nam là gì?
A.  
Dùng sức mạnh quân sự và chiến tranh nhân dân để quyết định thắng lợi.
B.  
Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều và lấy tinh thần thắng vũ khí hiện đại.
C.  
Có mục tiêu chính nghĩa vì độc lập tự do, khát vọng hòa bình và thống nhất.
D.  
Mang tính chất là cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 17: 1 điểm
Để đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch
A.  
Việt Bắc.
B.  
Biên giới.
C.  
Tây Nguyên.
D.  
Điện Biên Phủ.
Câu 18: 1 điểm
Quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A.  
Thái Lan.
B.  
Liên Xô.
C.  
Hàn Quốc.
D.  
Trung Quốc.
Câu 19: 1 điểm
Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A.  
Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu.
B.  
Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động.
C.  
Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga.
D.  
Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 20: 1 điểm
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai mở đầu bằng cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính
A.  
Ấn Độ.
B.  
Irắc.
C.  
Ai Cập.
D.  
Mianma.
Câu 21: 1 điểm
Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949 và kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 là
A.  
biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
B.  
quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương.
C.  
đàn áp phong trào công nhân quốc tế.
D.  
nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 22: 1 điểm
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam không có hoạt động nào?
A.  
Thu thập dân nguyện.
B.  
Đấu tranh đòi quyền tự do.
C.  
Khởi nghĩa từng phần.
D.  
Đưa yêu sách về dân sinh.
Câu 23: 1 điểm
Thủ đoạn mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) là
A.  
mở rông chiến tranh xâm lược Lào.
B.  
tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
C.  
hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô.
D.  
hành quân “tìm diệt và bình định”.
Câu 24: 1 điểm
Thực tiễn xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam để lại cho Đảng ta một trong những bài học kinh nghiệm là
A.  
xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
B.  
dựa chủ yếu vào sự viện trợ từ các nước bên ngoài.
C.  
xây dựng nền văn hóa đại chúng xã hội chủ nghĩa.
D.  
phát huy sức mạnh toàn dân trong kháng chiến, kiến quốc.
Câu 25: 1 điểm
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của
A.  
chính quyền Diệm.
B.  
quân viễn chinh Mĩ.
C.  
Quân đội Sài Gòn.
D.  
thực dân Pháp.
Câu 26: 1 điểm
Năm 1968, thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A.  
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
B.  
Chiến dịch Việt Bắc.
C.  
Chiến dịch Thượng Lào.
D.  
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Câu 27: 1 điểm
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai đã
A.  
dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập.
B.  
trực tiếp làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
C.  
góp phần làm sụp đổ trật tự thế giới đơn cực.
D.  
dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng kĩ thuật.
Câu 28: 1 điểm
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội với các nước
A.  
Tây Á.
B.  
Châu Phi.
C.  
Mĩ Latinh.
D.  
Đông Nam Á.
Câu 29: 1 điểm
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 20 của thể kỉ XX phản ánh đặc điểm nào sau đây?
A.  
Khuynh hướng cách mạng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.
B.  
Mục tiêu đấu tranh là chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế.
C.  
Sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng dân tộc.
D.  
Sự thỏa hiệp của các giai cấp mới với đế quốc và tay sai.
Câu 30: 1 điểm
Lãnh đạo phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là lực lượng nào sau đây?
A.  
Quý tộc tư sản hóa.
B.  
Sĩ phu tư sản hóa.
C.  
Liên minh công - nông.
D.  
Sĩ phu, văn thân yêu nước.
Câu 31: 1 điểm
“…Gọng kìm mà gãy thì cái ô cụp xuống sẽ thành cái ô rách, cuộc tấn công của địch sẽ thất bại”. Nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở để quân và dân ta giành thắng lợi trong
A.  
Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952.
B.  
B. Chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950.
C.  
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
D.  
Chiến dịch Việt Bắc Thu - đông 1947.
Câu 32: 1 điểm
Năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng có hoạt động nào sau đây?
A.  
Thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”.
B.  
Xuất bản báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận.
C.  
Tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
D.  
Mở các lớp đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 33: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không thể hiện tính dân tộc của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam ?
A.  
Nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
B.  
Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là toàn dân tộc.
C.  
Nhà nước ra đời sau cách mạng là nhà nước của toàn dân.
D.  
Xóa bỏ triệt để mọi cơ sở kinh tế- xã hội của chế độ phong kiến.
Câu 34: 1 điểm
Trong chiến đấu chống Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ?
A.  
Điện Biên Phủ.
B.  
Việt Bắc.
C.  
Bình Giã.
D.  
Vạn Tường.
Câu 35: 1 điểm
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào giúp quân đội Việt Nam giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A.  
Phước Long.
B.  
Biên giới.
C.  
Tây Nguyên.
D.  
Tây Bắc.
Câu 36: 1 điểm

Dựa vào thông tin cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi: “Ở Đông Dương, Nhật nghi kị và ghen ăn với Pháp; Pháp căm tức Nhật và chán cảnh làm đầy tớ cho Nhật. Nhật sửa soạn truất quyền Pháp và cho bọn Việt gian phản quốc lập Chính phủ bù nhìn. Một phần đông người Pháp chỉ đợi quân Tàu vào Đông Dương đánh Nhật là quay lại bắn Nhật. Hai kẻ thù Nhật, Pháp ngày càng xung đột nhau dữ dội và tự làm cho nhau yếu sức…” (Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa - Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội)

Sự mâu thuẫn của Nhật - Pháp ở Đông Dương đã khiến cho

A.  
Mâu thuẫn Pháp - Nhật không thể điều hòa ngay từ khi Nhật vào Đông Dương.
B.  
Thời cơ cách mạng ở Việt Nam luôn gắn liền với những nguy cơ từ bên ngoài đưa đến.
C.  
Mâu thuẫn Nhật - Pháp bắt nguồn từ sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa hai đế quốc.
D.  
Tình thế Đông Dương ngày một có lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Câu 37: 1 điểm
Trong những năm 1959 - 1960, quân dân miền Nam Việt Nam đã
A.  
tiến công quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
B.  
tham gia phong trào “Đồng khởi”.
C.  
tiến công quân Pháp ở Việt Bắc.
D.  
tiến công quân Pháp ở Thượng Lào
Câu 38: 1 điểm
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Nhật Bản do quân đội nước nào chiếm đóng?
A.  
Mĩ.
B.  
Thái Lan.
C.  
Đức.
D.  
Bồ Đào Nha.
Câu 39: 1 điểm
Trong giai đoạn 1939- 1945, căn cứ địa cách mạng nào được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam?
A.  
Mĩ Tho - Hậu Giang.
B.  
Nghệ An - Hà Tĩnh.
C.  
Bắc Sơn - Võ Nhai.
D.  
Huế - Đà Nẵng.
Câu 40: 1 điểm
Năm 1957, quốc gia nào trở thành nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo?
A.  
Nhật Bản.
B.  
Ấn Độ.
C.  
Liên Xô.
D.  
Ba Lan.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn LỊCH SỬ - Năm 2024 - THPT Lương Thế Vinh - Quảng Nam - lần 1THPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi thử THPT Sử năm 2024 theo các trường, sở

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

7,820 lượt xem 4,193 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn LỊCH SỬ - Năm 2024 - THPT Tiên Du - Bắc Ninh - lần 1THPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi thử THPT Sử năm 2024 theo các trường, sở

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

7,913 lượt xem 4,221 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2024 - Đề định kì. (Có lời giải chi tiết)THPT Quốc giaTiếng Anh
/Môn Tiếng Anh/Đề thi thử Tiếng Anh 2024 các trường, sở

50 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

7,925 lượt xem 4,242 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2024 tỉnh Bắc KạnTHPT Quốc gia
EDQ #99606

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

15,734 lượt xem 8,470 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2024 tỉnh Phú ThọTHPT Quốc gia
EDQ #99253

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

76,730 lượt xem 41,314 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2024 tỉnh Bắc GiangTHPT Quốc gia
EDQ #99276

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

33,296 lượt xem 17,927 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2024 Tỉnh Nam ĐịnhTHPT Quốc gia
EDQ #99262

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

33,350 lượt xem 17,955 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2024 thành phố Hải PhòngTHPT Quốc gia
EDQ #99615

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

31,566 lượt xem 16,996 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2024 thành phố Cần ThơTHPT Quốc gia
EDQ #99671

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

37,208 lượt xem 20,034 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2024 tỉnh Bắc Giang (lần 2)THPT Quốc gia
EDQ #99635

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

74,273 lượt xem 39,991 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!