(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Phú Thọ có đáp án
Đề thi thử THPT môn Văn năm 2024 (từ trường/sở)
Tốt nghiệp THPT;Văn
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Môn Ngữ Văn Ôn Luyện THPT Quốc Gia Các Tỉnh (2023-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết ✍️
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:
“Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.
Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống” khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại” mà thôi.’
(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)
Tác giả bài viết định nghĩa như thế nào về cuộc sống?
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác”.
Anh/Chị có đồng tình với quan niệm về “sống” và “tồn tại” của tác giả hay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý kiến: Đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về việc vận dụng chất liệu dân gian trong đoạn thơ của tác giả.
Xem thêm đề thi tương tự
50 câu hỏi 1 mã đề 40 phút
7,925 lượt xem 4,242 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
7,820 lượt xem 4,193 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
7,913 lượt xem 4,221 lượt làm bài
33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
15,733 lượt xem 8,470 lượt làm bài
33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
76,729 lượt xem 41,314 lượt làm bài
33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
33,295 lượt xem 17,927 lượt làm bài
33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
33,349 lượt xem 17,955 lượt làm bài
33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
31,565 lượt xem 16,996 lượt làm bài
33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
37,207 lượt xem 20,034 lượt làm bài
33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
74,272 lượt xem 39,991 lượt làm bài