thumbnail

Phần 4 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docx

/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

Từ khoá: Vật lý, ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM

Thời gian làm bài: 40 phút


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 1 điểm

Một vôn kế nhiệt được mắc vào hai đầu một đoạn mạch để đo điện áp xoay chiều có biểu thức u=2502cos(100πtπ3)(V)u = 250 \sqrt{2} c o s \left( 100 \pi t - \dfrac{\pi}{3} \right) \left( V \right). Tại thời điểm t=1100(s)t = \dfrac{1}{100} \left( s \right), số chỉ của vôn kế là:

A.  

1252125 \sqrt{2}V.

B.  

250V.

C.  

2502250 \sqrt{2}V.

D.  

125V.

Câu 2: 1 điểm

Trong 10 s, một người quan sát thấy có 5 ngọn sóng biển đi qua trước mặt mình. Chu kì dao động của các phần tử nước là:

A.  

T = 2,5 s.

B.  

T = 0,5 s.

C.  

T = 5 s.

D.  

T = 2 s.

Câu 3: 1 điểm

Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?

A.  

Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng, gia tốc và vận tốc đổi chiều.

B.  

Khi chất điểm đến vị trí cân bằng nó có tốc độ cực đại, gia tốc bằng 0.

C.  

Khi chất điểm qua vị trí biên, nó đổi chiều chuyển động nhưng gia tốc không đổi chiều.

D.  

Khi chất điểm đến vị trí biên, nó có tốc độ bằng 0 và độ lớn gia tốc cực đại.

Câu 4: 1 điểm

Tại thời điểm đầu tiên t = 0, đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với tần số 8 Hz. Gọi P, Q là hai điểm cùng nằm trên sợi dây cách O lần lượt 2 cm và 4 cm. Biết tốc độ
truyền sóng trên dây là 24 (cm/s), coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Biết vào thời điểm t=316st = \dfrac{3}{16} s , ba điểm O, P, Q tạo thành một tam giác vuông tại P. Độ lớn của biên độ sóng gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau đây?

A.  

2 cm.

B.  

3,5 cm.

C.  

3 cm.

D.  

2,5 cm.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Trước năm 1911, nguyên tử được cho là có cấu trúc tuân theo mô hình mứt mận của J. J. Thomson, gồm các hạt tích điện dương đan xen với các electron, tạo thành một hỗn hợp tương tự như thành phần của mứt mận (Plum pudding model).
Năm 1909, theo sự chỉ đạo của Rutherford, Hans Geiger và Ernest Marsden tiến hành thí nghiệm, mà sau này gọi là thí nghiệm Rutherford, tại Đại học Manchester. Họ chiếu dòng hạt alpha vào các lá vàng mỏng và đo số hạt alpha bị phản xạ, truyền qua và tán xạ. Họ khám phá ra một phần nhỏ các hạt alpha đã phản hồi lại.
Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi xảy ra rất yếu, do nguyên tử là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của điện tử) và điện tích dương (của proton), trung hòa điện tích và gần như không có lực tĩnh điện giữa nguyên tử và các hạt alpha.
Năm 1911, Rutherford giải thích kết quả thí nghiệm, với giả thiết rằng nguyên tử chứa một hạt nhân mang điện tích dương nhỏ bé trong lõi, với những điện tử mang điện tích âm khác chuyển động xung quanh nó trên những quỹ đạo khác nhau, ở giữa là những khoảng không. Khi đó, hạt alpha khi nằm bên ngoài nguyên tử không chịu lực Coulomb, nhưng khi đến gần hạt nhân mang điện dương trong lõi thì bị đẩy do hạt nhân và hạt alpha đều tích điện dương. Do lực Coulomb tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên hạt nhân cần có kích thước nhỏ để đạt lực đẩy lớn tại các khoảng cách nhỏ giữa hạt alpha và hạt nhân.
Tuy nhiên, mô hình Rutherford có cách nhìn cổ điển về các hạt electron bay trên quỹ đạo như các hành tinh bay quanh Mặt Trời; không thể giải thích được cấu trúc quỹ đạo của electron liên quan đến các quá trình hóa học; đặc biệt không giải thích được tại sao nguyên tử tồn tại cân bằng bền và electron không bị rơi vào trong hạt nhân. Mô hình này sau đó được thay thế bằng mô hình bán cổ điển của Niels Bohr vào năm 1913 và mô hình lượng tử về nguyên tử.

Câu 5: 1 điểm

Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây?

A.  

Hình dạng quỹ đạo của các êlectron.

B.  

Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.

C.  

Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng ổn định.

D.  

Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

Câu 6: 1 điểm

Vận dụng mẫu nguyên tử Rutherford cho nguyên tử Hidro. Cho hằng số điện k=9.(10)9 Nm2/C2k = 9 . \left(10\right)^{9} \textrm{ } N m^{2} / C^{2} , hằng số điện tích nguyên tốe=1,6.(10)19Ce = 1 , 6 . \left(10\right)^{- 19} C, và khối lượng của electronme=9,1.(10)31kgm_{e} = 9 , 1 . \left(10\right)^{- 31} k g. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính r = 2,12 Å thì tốc độ chuyển động của electron xấp xỉ bằng

A.  

1,1.106 m/s.

B.  

1,4.106m/s .

C.  

2,2.105m/s .

D.  

3,3.106 m/s .

Câu 7: 1 điểm

Electron trong nguyên tử Hydro có năng lượng được xác định bằng En=13,6n2(eV)(n=1;2;3...)E_{n} = - \dfrac{13 , 6}{n^{2}} \left( e V \right) \left( n = 1 ; 2 ; 3 . . . \right).Từ trạng thái cơ bản, nguyên tử Hydro hấp thụ photon có năng lượng 13,056 eV. Sau đó, trong quá trình trở về trạng thái cơ bản nguyên tử này có thể phát ra mấy bức xạ trong vùng hồng ngoại; bước sóng ngắn nhất thuộc vùng hồng ngoại là

A.  

2 bức xạ; 1284 nm.

B.  

3 bức xạ; 1879 nm.

C.  

3 bức xạ; 1284 nm.

D.  

10 bức xạ; 95 nm.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Khái niệm sóng đối với chúng ta dường như quá hiển nhiên và theo trực giác chúng ta thường gắn nó với một chuyển động nào đó. Ném một hòn đá xuống nước – trên mặt nước sẽ có một sóng chạy. Và nếu như khi đó trên mặt nước có một cái phao nhỏ thì chúng ta thấy rằng nó không dịch chuyển theo hướng truyền sóng, mà nó chỉ dao động lên xuống tại chỗ. Vậy thì cái gì chuyển động khi có sóng truyền qua? Ta hãy xét một ví dụ.
Người ta kể rằng nữ hoàng Elizabeth, con gái của Nga hoàng Piot đệ nhất, muốn rằng thời điểm trang trọng của lễ đăng quang phải được chào đón bằng tràng đại bác bắn từ pháo đài Petropavlovski ở thủ đô mới là Saint Peterburg. Mà theo luật lệ, lễ đăng quang của Nga hoàng phải diễn ra tại nhà thờ Uspenski ở Moskva. Ở thời đại chúng ta sự truyền bất cứ thông tin gì cũng thật dễ dàng, chỉ cần gửi một tín hiệu vô tuyến, là việc bắn đại bác diễn ra sẽ kịp thời ngay. Nhưng vào thời điểm đó, chuyện ấy không phải đơn giản, người ta phải nghĩ ra cách báo tin kịp thời thời điểm giáo chủ đội vương miện cho nữ hoàng.
Và thế là trên suốt quãng đường từ nhà thờ ở Moskva đến pháo đài ở Saint Peterburg (khoảng 650 km), người ta cho lính xếp hàng cách nhau một khoảng còn nhìn rõ nhau (cỡ 100 m). Để đếm dễ dàng người ta dùng tới 6500 lính, mỗi người cầm trong tay một lá cờ nhỏ. Tại thời điểm đăng quang, người lính đầu tiên phất cờ, người tiếp sau cũng làm như thế cho đến người cuối cùng. Thời gian phản ứng của mỗi người cỡ phần mười giây, và do đó sau khoảng 10 – 20 phút thì tin về sự đăng quang đến được pháo đài Petropavlovski.
Vậy cái gì đã dịch chuyển từ Moskva đến Peterburg? Mỗi người lính đều đứng yên tại chỗ. Việc duy nhất mà mỗi người lính này làm là phất cờ. Theo ngôn ngữ khoa học, có thể nói rằng khi nâng và hạ tay cầm cờ xuống, người lính đã làm thay đổi trạng thái của mình trong khoảng thời gian nào đó. Và chính sự thay đổi trạng thái đó đã dịch chuyển dọc theo hàng những người lính. Sự dịch chuyển trong không gian của sự thay đổi trạng thái đó được gọi là sóng.

Câu 8: 1 điểm

Sóng cơ

A.  

Là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

B.  

Là dao động của mọi điểm trong môi trường.

C.  

Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

D.  

Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.

Câu 9: 1 điểm

Một người thả hòn đá rơi tự do từ miệng giếng sau 3 s nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Tính độ sâu của giếng biết tốc độ truyền âm trong không khí là 300m/s;g=9,8m/s2300 m / s ; g = 9 , 8 m / s^{2}.

A.  

43 m.

B.  

45 m.

C.  

39 m.

D.  

41 m.

Câu 10: 1 điểm

Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 16 lần trong 30 giây và khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp nhau bằng 24 m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là

A.  

4,5 m/s.

B.  

12 m/s.

C.  

3 m/s.

D.  

2,25 m/s.

Tổng điểm

10

Danh sách câu hỏi

12345678910

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Phần 2 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,794 lượt xem 5,250 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 20 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,552 lượt xem 5,124 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 14 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,608 lượt xem 5,166 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 12 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,634 lượt xem 5,180 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 17 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,599 lượt xem 5,145 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 21 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,522 lượt xem 5,117 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 22 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM .docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,506 lượt xem 5,110 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 6 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,718 lượt xem 5,222 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 8 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM.docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

1 mã đề 10 câu hỏi 40 phút

9,687 lượt xem 5,208 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!