thumbnail

Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2021

Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: ĐỊA 11


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Ngành xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là gì?

A.  
Dịch vụ.
B.  
Nông nghiệp.
C.  
Thương mại.
D.  
Công nghiệp.
Câu 2: 0.25 điểm

Những khó khăn về tự nhiên của Liên Bang Nga là gì?

A.  
Đồng bằng diện tích nhỏ, kém màu mỡ.
B.  
Thiếu tài nguyên cho phát triển công nghiệp.
C.  
Thiếu nước cho sản xuất.
D.  
Nhiều vùng có khí hậu băng giá hoặc khô hạn.
Câu 3: 0.25 điểm

Vấn đề dân cư mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm nhất hiện nay là gì?

A.  
nhiều dân tộc.
B.  
dân số giảm và già hóa dân số.
C.  
mật độ dân số thấp.
D.  
đô thị hóa tự phát.
Câu 4: 0.25 điểm

Bốn vùng kinh tế quan trọng của nước Liên Bang Nga không bao gồm những vùng nào?

A.  
Vùng Trung Ương.
B.  
Vùng Đông Âu.
C.  
Vùng trung tâm đất đen.
D.  
Vùng viễn Đông.
Câu 5: 0.25 điểm

Ngành mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga là gì?

A.  
Khai thác vàng, kim cương.
B.  
Sản xuất điện.
C.  
Dầu khí.
D.  
Nguyên tử.
Câu 6: 0.25 điểm

Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là gì?

A.  
giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
B.  
ưu tiên cho nuôi trồng và đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
C.  
đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm.
D.  
trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại.
Câu 7: 0.25 điểm

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là gì?

A.  
thị trường không ổn định.
B.  
cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
C.  
nhiều dịch bệnh.
D.  
công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
Câu 8: 0.25 điểm

Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do đâu?

A.  
mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.
B.  
tăng cường khai thác khoáng sản.
C.  
phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.
D.  
nâng cao trình độ người lao động.
Câu 9: 0.25 điểm

Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do đâu?

A.  
vùng biển nhiều ngư trường,ngư dân nhiều kinh nghiệm.
B.  
ngư dân có nhiều kinh nghiệm,thị trường tiêu thụ mở rộng.
C.  
tàu thuyền,cư ngụ hiện đại hơn,thị trường tiêu thụ mở rộng.
D.  
thị trường tiêu thụ mở rộng,tàu thuyền,ngư cụ nhiều hơn.
Câu 10: 0.25 điểm

Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là gì?

A.  
bán đảo Tiểu Á.
B.  
bán đảo Đông Dương.
C.  
bán đảo Trung - Ấn.
D.  
bán đảo Mã Lai.
Câu 11: 0.25 điểm

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.

A.  
Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
B.  
Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.
C.  
Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D.  
Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.
Câu 12: 0.25 điểm

Cho biết số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á là 97262 nghìn lượt người và chi tiêu của khách du lịch là 70578 triệu USD. Vậy mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là:

A.  
657,4 USD/người.
B.  
725,6 USD/người.
C.  
765,3 USD/người.
D.  
867,2 USD/người.
Câu 13: 0.25 điểm

Thách thức được xem là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là gì?

A.  
các tai biến thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
B.  
nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
C.  
quy mô dân số đông và phân bố không hợp lí.
D.  
chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
Câu 14: 0.25 điểm

Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do đâu?

A.  
có số dân đông, nhiều quốc gia.
B.  
nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C.  
vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D.  
là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Câu 15: 0.25 điểm

Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là gì?

A.  
Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B.  
Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C.  
Lao động không cần cù, trung thực.
D.  
Số lượng lao động ít.
Câu 16: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay?

A.  
Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài.
B.  
Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.
C.  
Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước.
D.  
Quan tâm đến nâng cao trình độ nhân lực.
Câu 17: 0.25 điểm

Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do đâu?

A.  
mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.
B.  
tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
C.  
liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.
D.  
nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.
Câu 18: 0.25 điểm

Năm 2005, Đông Nam Á có dân số: 556,2 triệu người, diện tích: 4,5 triệu km2, tính mật độ dân số:

A.  
12,36 người/km2
B.  
123,6 người/km2
C.  
1236 người/km2
D.  
12 360 người/km2
Câu 19: 0.25 điểm

Quốc gia naocó tỉ lệ dân thành thị cao nhất trong khu vực Đông Nam Á?

A.  
Việt Nam.
B.  
Philipin.
C.  
Indonexia.
D.  
Singapore.
Câu 20: 0.25 điểm

SEAGAMES là cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua yếu tố nào?

A.  
các dự án, chương trình phát triển.
B.  
các hoạt động văn hóa, thể thao.
C.  
việc kí kết các hiệp ước.
D.  
việc thông qua các diễn đàn.
Câu 21: 0.25 điểm

Hệ quả của việc tiến hành chính sách dân số triệt để và tư tưởng trọng nam là gì?

A.  
Gia tăng dân số tăng.
B.  
Dư thừa lao động trong tương lai.
C.  
Ảnh hưởng tiêu cực tới cơ cấu giới tính và các vấn đề xã hội.
D.  
Quy mô dân số bị giảm sút.
Câu 22: 0.25 điểm

Các thành phố lớn ở miền Đông Trung Quốc là gì?

A.  
Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán.
B.  
Bắc Kinh, Thượng Hải, Tân Cương, Vũ Hán.
C.  
Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Côn Minh.
D.  
Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Laxa.
Câu 23: 0.25 điểm

Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là gì?

A.  
chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
B.  
chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
C.  
chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D.  
chủ yếu là núi và cao nguyên.
Câu 24: 0.25 điểm

Những phát minh nổi bật của Trung Quốc thời cổ, trung đại là gì?

A.  
La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng.
B.  
La bàn, giấy, kĩ thuật in, bóng đèn.
C.  
La bàn, giấy, thuốc súng, máy hơi nước.
D.  
La bàn, giấy, tàu thủy, ô tô.
Câu 25: 0.25 điểm

Tại sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở ven biển?

A.  
Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài và xuất, nhập khẩu hàng hóa.
B.  
Có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C.  
Thuận lợi để giao lưu văn hóa – xã hội với các nước trên thế giới.
D.  
Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu 26: 0.25 điểm

Những ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp mới là gì?

A.  
Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực - thực phẩm.
B.  
Công nghiệp khai thác, luyện kim.
C.  
Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
D.  
Công nghiệp năng lượng, viễn thông.
Câu 27: 0.25 điểm

Chính sách dân số một con của Trung Quốc dẫn đến hậu quả gì?

A.  
quy mô dân số giảm.
B.  
thiếu lao động phát triển kinh tế.
C.  
mất ổn định về xã hội.
D.  
mất cân đối giới tính.
Câu 28: 0.25 điểm

Trong số các loại cây trồng, cây trồng chiếm ưu thế của Trung Quốc là gì?

A.  
Cây lương thực.
B.  
Cây ăn quả.
C.  
Đồng cỏ.
D.  
Cây công nghiệp.
Câu 29: 0.25 điểm

Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là gì?

A.  
đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân.
B.  
tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.
C.  
để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D.  
sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ.
Câu 30: 0.25 điểm

Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là gì?

A.  
Đông Bắc.
B.  
Hoa Bắc.
C.  
Hoa Trung.
D.  
Hoa Nam.
Câu 31: 0.25 điểm

Các hải cảng lớn ở Nhật Bản là gì?

A.  
Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
B.  
Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Men-bơn.
C.  
Hiu-xtơn, Cô-bê, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
D.  
Cô-bê, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Thượng Hải.
Câu 32: 0.25 điểm

Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ dẫn đến hệ quả là gì?

A.  
Thiếu lao động trong tương lai.
B.  
Tuổi thọ trung bình giảm.
C.  
Chất lượng cuộc sống giảm.
D.  
Chất lượng giáo dục giảm sút.
Câu 33: 0.25 điểm

Nhận xét nào sau đây đúng về kinh tế của Nhật Bản?

A.  
Dịch vụ phát triển mạnh nhưng tỉ trọng trong cơ cấu GDP thấp hơn công nghiệp.
B.  
Nhật Bản đứng đầu thế giới về thương mại.
C.  
Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế.
D.  
Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì.
Câu 34: 0.25 điểm

Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là gì?

A.  
Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
B.  
Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
C.  
Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D.  
Tăng trưởng chậm lại, có biến động.
Câu 35: 0.25 điểm

Tốc độ gia tăng dân số hằng năm thấp và đang giảm dần ở Nhật Bản gây nên hệ quả gì?

A.  
Thiếu lao động trong tương lai, gánh nặng phúc lợi cho người già lớn.
B.  
Gây sức ép lên vấn đề giáo dục.
C.  
Thiếu việc làm.
D.  
Gây sức ép lên tài nguyên và cơ sở hạ tầng.
Câu 36: 0.25 điểm

Tỉ lệ người già trong dân cư Nhật Bản ngày càng lớn đã gây khó khăn chủ yếu nào sau đây đối với quốc gia này?

A.  
Thiếu nguồn lao động, phân bố dân cư không hợp lí.
B.  
Thu hẹp thị trường tiêu thụ, gia tăng sức ép việc làm.
C.  
Thiếu nguồn lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn.
D.  
Thu hẹp thị trường tiêu thụ, mở rộng dịch vụ an sinh.
Câu 37: 0.25 điểm

Dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản chỉ còn 117,0 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số Nhật Bản ngày càng giảm sút là:

A.  
Do số người già trong xã hội nhiều nên tỉ suất tử quá lớn.
B.  
Do dân cư Nhật Bản sang các nước phương Tây sinh sống.
C.  
Do không còn các dòng nhập cư từ các nước vào Nhật Bản.
D.  
Do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm và đạt giá trị âm.
Câu 38: 0.25 điểm

Cho bảng số liệu sau

GDP và tốc độ tăng trưởng của GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2014

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

GDP (tỉ USD)

5495,4

5905,6

5954,5

4919,6

4601,5

Tốc độ tăng trưởng (%)

4,7

-0,5

1,8

1,6

-0,1

Từ số liệu ở nảng trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2010 – 2014?

A.  
thấp và không ổn định.
B.  
thấp và tăng đều.
C.  
cao và ổn định.
D.  
cao nhưng giảm đều.
Câu 39: 0.25 điểm

Gió mùa mùa đông từ lục địa Á - Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua địa điểm nào?

A.  
dòng biển Ôiasivô.
B.  
biển Nhật Bản.
C.  
biển Hoa Đông.
D.  
biển Ô-khốt.
Câu 40: 0.25 điểm

Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 đến 1973 có sự phát triển nhanh chóng?

A.  
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành ít cần đến khoáng sản.
B.  
Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn ,gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
C.  
Duy trì cơ cấu hai tầng,vừa phát triển các xí nghiệp lớn,vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
D.  
Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

114,500 lượt xem 61,649 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

107,959 lượt xem 58,128 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

119,814 lượt xem 64,512 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,481 lượt xem 60,543 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,199 lượt xem 72,240 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

137,340 lượt xem 73,934 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Giữa HK2 Môn Địa Lí 11 Năm 2021 - Trường THPT Gia Định (Có Đáp Án)Lớp 11

Luyện thi giữa học kỳ 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021 với đề thi từ Trường THPT Gia Định. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các chủ đề địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế và xã hội, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

125,246 lượt xem 67,396 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Giữa HK2 Môn Địa Lí 11 Năm 2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Có Đáp Án)Lớp 11Địa lý

Luyện thi giữa học kỳ 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021 với đề thi từ Trường THPT Ngô Gia Tự. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về địa lý tự nhiên, kinh tế và xã hội, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

122,298 lượt xem 65,807 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Giữa HK2 Môn Địa Lí 11 Năm 2021 - Trường THPT Lê Thành Phương (Có Đáp Án)

Luyện thi giữa học kỳ 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021 với đề thi từ Trường THPT Lê Thành Phương. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về địa lý tự nhiên, kinh tế, và xã hội, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,900 lượt xem 66,662 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!