thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018

Thi THPTQG, GDCD

Từ khoá: THPT Quốc gia

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 0.25 điểm

Pháp luật mang đặc trưng nào dưới đây?

A.  
Tính quy phạm phổ biến.
B.  
Tính cơ bản.
C.  
Tính hình thức.
D.  
Tính xã hội.
Câu 2: 0.25 điểm

Cơ quan, tổ chức duy nhất nào có quyền ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật?

A.  
Các cơ quan nhà nước
B.  
Quốc hội
C.  
Chính phủ
D.  
Nhà nước
Câu 3: 0.25 điểm

Luật nào là luật cơ bản của Nhà nước?

A.  
Luật kinh tế
B.  
Luật chính trị
C.  
Hiến pháp
D.  
Luật đối ngoại
Câu 4: 0.25 điểm

Tại sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?

A.  
Vì pháp luật là của một giai cấp xây dựng nên
B.  
Vì pháp luật đại diện cho toàn bộ các giai cấp trong xã hội
C.  
Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội
D.  
Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện
Câu 5: 0.25 điểm

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

A.  
Từ con người
B.  
Từ thực tiễn đời sống xã hội
C.  
Từ các mối quan hệ xã hội
D.  
Từ chuẩn mực xã hội
Câu 6: 0.25 điểm

Không có pháp luật, xã hội sẽ không?

A.  
Dân chủ và hạnh phúc
B.  
Trật tự và ổn định
C.  
Hòa bình và dân chủ
D.  
Sức mạnh và quyền lực
Câu 7: 0.25 điểm

Xã hội Việt Nam đã trải qua các chế độ xã hội nào dưới đây?

A.  
Chủ nô, phong kiến, tư hữu, xã hội chủ nghĩa
B.  
Phong kiến, chủ nô, tư sản, xã hội chủ nghĩa
C.  
Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa
D.  
Chiếm hữu nô lệ, chủ nô, tư bản, xã hội chủ nghĩa
Câu 8: 0.25 điểm

Văn bản nào dưới đây không mang tính pháp luật?

A.  
Hiến pháp
B.  
Nội quy
C.  
Nghị quyết
D.  
Pháp lệnh
Câu 9: 0.25 điểm

Trong các quy tắc dưới đây, quy tắc nào là quy phạm pháp luật?

A.  
Anh chị em trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau.
B.  
Giúp đỡ người già khi qua đường.
C.  
Gặp đèn đỏ khi qua đường phải dừng lại.
D.  
Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
Câu 10: 0.25 điểm

Người nào tuy có điểu kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:

A.  
Vi phạm pháp luật hành chính.
B.  
Vi phạm pháp luật hình sự.
C.  
Vi phạm pháp luật dân sự.
D.  
Vi phạm quy tắc đạo đức.
Câu 11: 0.25 điểm

Em hãy cho biết, Hiến pháp nước ta được sửa đổi mới nhất vào năm nào?

A.  
1992
B.  
2000
C.  
2013
D.  
2015
Câu 12: 0.25 điểm

Trong các hành vi sau thì hành vi nào là không vi phạm pháp luật?

A.  
Hai người chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn và công nhận của Nhà nước.
B.  
Cưỡng đoạt tài sản
C.  
Đánh nhau gây thương tích
D.  
Đánh bài không ăn tiền hay trao đổi hiện vật
Câu 13: 0.25 điểm

Trong các điều luật sau, điều luật nào không thể hiện quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong đó?

A.  
Con cái có bổn phận yêu quý kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ
B.  
Nghiêm cấm chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước
C.  
Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
D.  
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phẩn đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
Câu 14: 0.25 điểm

Chị H và anh N yêu nhau được 3 năm và hai người tính chuyện kết hôn. Nhưng bố chị H lại có xích mích với gia đình nhà anh N từ lâu nên rất ghét và không muốn gả con cái cho anh N mà lại muốn gả cho anh B. Không những thế, bố chị N còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị H không nghe lời bố. Như vậy bố chị N đã vi phạm quyền gì?

A.  
Quyền yêu đương tự do cá nhân
B.  
Quyền cá nhân
C.  
Quyền hôn nhân tự nguyện của công dân
D.  
Quyền quyết định cá nhân
Câu 15: 0.25 điểm

Thế giới lựa chọn ngày nào là ngày “phòng chống HIV/AIDS?

A.  
Ngày 1/10
B.  
Ngày 1/11
C.  
Ngày 1/12
D.  
Ngày 1/01
Câu 16: 0.25 điểm

Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây?

A.  
Quan hệ hôn nhân - gia đình.
B.  
Quan hệ chính trị.
C.  
Quan hệ kinh tế.
D.  
Quan hệ về tình yêu nam nữ.
Câu 17: 0.25 điểm

Vi phạm hình sự là:

A.  
Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B.  
Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C.  
Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D.  
Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 18: 0.25 điểm

Bà An có đi chùa thắp hương và mang theo rất nhiều vàng mã. Sau khi thắp hương xong bà mang vàng mã đi đốt. Do chỗ đốt vàng mã đang rất đông người và chờ thì rất lâu mà bà lại đang vội. Bà mang ra góc sân chùa và đốt. Bà An làm như vậy là vi phạm:

A.  
Không vi phạm gì cả.
B.  
Vi phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội.
C.  
Vi phạm nội quy nhà chùa
D.  
Vi phạm pháp luật.
Câu 19: 0.25 điểm

Pháp lệnh do cơ quan nào ban hành?

A.  
Ủy ban thường vụ quốc hội.
B.  
Chính phủ.
C.  
Quốc hội.
D.  
Thủ tướng Chính phủ.
Câu 20: 0.25 điểm

Điều 34, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định: “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:

A.  
Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
B.  
Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thẩn của con người.
C.  
Nguyện vọng của mọi công dân.
D.  
Nét đẹp văn hóa và truyền thống của người Việt Nam.
Câu 21: 0.25 điểm

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bản chất của ai?

A.  
Giai cấp công nhân.
B.  
Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C.  
Giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động.
D.  
Giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức.
Câu 22: 0.25 điểm

Anh Nam vô tình giết người rồi sợ hãi và bỏ trốn. Khi bỏ trốn được 14 giờ anh đã suy nghĩ kỹ và ra tự thú. Nhờ hành vi tự thú của mình mà anh đã được giảm án tù giam. Điều này thể hiện:

A.  
Sự nghiêm minh của pháp luật.
B.  
Sự khoan hồng của pháp luật.
C.  
Sự khắt khe của pháp luật.
D.  
Sự chặt chẽ của pháp luật.
Câu 23: 0.25 điểm

“Đầu thú” và “Tự thú” là hai hành vi?

A.  
Khác nhau.
B.  
Tương tự nhau.
C.  
Trái ngược nhau.
D.  
Giống nhau hoàn toàn.
Câu 24: 0.25 điểm

Luật Đất đai quy định về việc cưỡng chế đất dành cho những hộ gia đình không chịu giao đất cho Nhà nước để thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Quy định này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?

A.  
Tính quy phạm, phổ biến.
B.  
Tính quyền lực, bắt buộc chung
C.  
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D.  
Tính nghiêm minh.
Câu 25: 0.25 điểm

Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn: “nam đủ từ 20 tuổi trở lên và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên” thì mới được kết hôn. Vì quy định này mà anh Tơ Nú dân tộc H mong đã phải chờ đến khi đủ 20 tuổi mới dám cưới vợ. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?

A.  
Tính quy phạm, phổ biến.
B.  
Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C.  
Tính xác định chặt chẽ vể mặt hình thức.
D.  
Tính nghiêm minh.
Câu 26: 0.25 điểm

Khi pháp luật có nội dung lạc hậu, không phản ánh đúng các quan hệ kinh tế hiện hành thì nó sẽ tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội; điểu này thể hiện:

A.  
Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế.
B.  
Sự tác động ngược trở lại của pháp luật đối với kinh tế.
C.  
Sự hỗ trợ lẫn nhau của pháp luật và kinh tế.
D.  
Sự đồng nhất của pháp luật và kinh tế.
Câu 27: 0.25 điểm

Anh H là quan chức cấp cao trong Nhà nước, anh đã vi phạm tội danh cố ý giết người để bịt đẩu mối. Đứng trước pháp luật anh đã không khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, khi nhân chứng, vật chứng đầy đủ Tòa án đã không khoan nhượng và xử anh rất nặng. Anh đã đưa ra lý do bản thân là một quan chức cấp cao và có nhiều đóng góp để nghị Tòa án giảm tội, nhưng không được Tòa chấp thuận. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A.  
Tính quy phạm, phổ biến.
B.  
Tính quyền lực, bắt buộc chung
C.  
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D.  
Tính nghiêm minh.
Câu 28: 0.25 điểm

Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A.  
Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B.  
Quy định các hành vi không được làm.
C.  
Quy định các bổn phận của công dân.
D.  
Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Câu 29: 0.25 điểm

Trong lớp học, An là một học sinh hiền lành và chăm chỉ. Tuy thành tích học tập chưa cao nhưng bạn luôn cố gắng và hết mình vì bạn bè. Trong một lần xảy ra sự cố, Công an vào Trường và lục túi của An đã phát hiện có ma túy. Lúc này, An biết mình bị vu oan và thực sự sợ hãi. Nhưng An vẫn rất bình tĩnh, hợp tác với các chú Công an và tố cáo hành vi buôn bán của một nhóm học sinh trong trường giúp các chú Công an triệt phá được cả đường giây. Thông qua điều này, An đã vận dụng vai trò nào của pháp luật?

A.  
Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B.  
Pháp luật là phương tiện để học sinh bảo vệ quyền lợi của chính mình và tố cáo hành vi sai trái trong học đường.
C.  
Pháp luật luôn bảo vệ lẽ phải.
D.  
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 30: 0.25 điểm

Ông Việt tổ chức buôn bán ma túy, theo em ông sẽ chịu hình thức pháp luật nào sau đây?

A.  
Vi phạm luật Hành chính.
B.  
Vi phạm luật Dân sự.
C.  
Vi phạm luật Kinh tế.
D.  
Vi phạm luật Hình sự.
Câu 31: 0.25 điểm

Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:

A.  
Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.
B.  
Pháp luật có tính quyền lực.
C.  
Pháp luật có tính bắt buộc chung.
D.  
Pháp luật có tính quy phạm.
Câu 32: 0.25 điểm

Ngày pháp luật Việt Nam là ngày nào?

A.  
Ngày 9 tháng 8 hàng năm.
B.  
Ngày 9 tháng 9 hàng năm.
C.  
Ngày 9 tháng 10 hàng năm.
D.  
Ngày 9 tháng 11 hàng năm.
Câu 33: 0.25 điểm

Hiến pháp đẩu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời vào năm nào?

A.  
Năm 1945
B.  
Năm 1946
C.  
Năm 1975
D.  
Năm 1979
Câu 34: 0.25 điểm

Tính đến thời điểm này, pháp luật Việt Nam đã công nhận hôn nhân đồng giới hay chưa?

A.  
Nhà nước đã thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới và bảo vệ họ trước pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.
B.  
Những người đồng giới có thể chung sống với nhau nhưng Pháp luật sẽ không xử lý khi có tranh chấp xảy ra giữa họ.
C.  
Nghiêm cấm kết hôn đồng giới.
D.  
Nghiêm cấm kết hôn đồng giới và kỳ thị những người đồng giới.
Câu 35: 0.25 điểm

Tại sao Nhà nước lại cần phải có pháp luật?

A.  
Để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
B.  
Để quản lý xã hội.
C.  
Để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ công dân.
D.  
Để bảo vệ và phát triển xã hội.
Câu 36: 0.25 điểm

Xác định mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:

A.  
Pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế và do các quan hệ kinh tế quy định.
B.  
Pháp luật tác động đến kinh tế theo 2 hướng tích cực và tiêu cực.
C.  
Pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế và tác động ngược trở lại đối với kinh tế.
D.  
Pháp luật là sự phản ánh các mối quan hệ kinh tế.
Câu 37: 0.25 điểm

Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em, trong trường hợp này chị B sẽ bị xử phạt như thế nào?

A.  
Cảnh cáo và buộc chị B phải bổi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
B.  
Cảnh cáo phạt tiền chị B.
C.  
Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp còn anh A là người đi xe máy.
D.  
Phạt tù chị B.
Câu 38: 0.25 điểm

Quy tắc đạo đức nào dưới đây được ghi nhận thành Quy phạm pháp luật?

A.  
Con cái phải kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ.
B.  
Kính trên nhường dưới.
C.  
Lá lành đùm lá rách.
D.  
Chị ngã, em nâng.
Câu 39: 0.25 điểm

Hai thanh niên có hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng và bị Cảnh sát giao thông bắt được, theo em hai thanh niên phải chịu hình thức pháp lý nào dưới đây?

A.  
Cảnh cáo, phạt tiền.
B.  
Cảnh cáo, phạt tiền và giữ xe.
C.  
Cảnh cáo, giữ xe.
D.  
Phạt tiễn, giữ xe.
Câu 40: 0.25 điểm

Pháp luật Việt Nam quy định người bao nhiêu tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?

A.  
Trên 15 tuổi.
B.  
Trên 16 tuổi.
C.  
Trên 17 tuổi.
D.  
Trên 18 tuổi.

Tổng điểm

10

Danh sách câu hỏi

12345678910111213141516171819202122232425262728293031323334353637383940

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

106,142 lượt xem 57,148 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

106,247 lượt xem 57,204 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

95,937 lượt xem 51,653 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

96,041 lượt xem 51,709 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

93,948 lượt xem 50,582 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

133,807 lượt xem 72,044 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

123,549 lượt xem 66,521 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

125,265 lượt xem 67,445 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018THPT Quốc gia
Thi THPTQG, GDCD

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

125,396 lượt xem 67,515 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!