thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019

Thi THPTQG, Hóa Học

Từ khoá: THPT Quốc gia, Hoá học

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 0.25 điểm

Công thức hóa học của canxi sunfat là

A.  
CaCO3.
B.  
CaCl2.
C.  
CaSO3.
D.  
CaSO4.
Câu 2: 0.25 điểm

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A.  
AlCl3.
B.  
Al2(SO4)3.
C.  
NaAlO2.
D.  
Al2O3.
Câu 3: 0.25 điểm

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng không tan trong axit clohiđric. Chất X là

A.  
Na2SO4.
B.  
Ca(HCO3)2.
C.  
KCl
D.  
Na2CO3
Câu 4: 0.25 điểm

Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất?

A.  
Hg.
B.  
Li.
C.  
Os.
D.  
Ag.
Câu 5: 0.25 điểm

Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất kim loại

A.  
Al.
B.  
Cu.
C.  
Mg.
D.  
Zn.
Câu 6: 0.25 điểm

Mật ong chứa 40%

A.  
Tinh bột.
B.  
Saccarozơ.
C.  
Glucozơ.
D.  
Fructozơ.
Câu 7: 0.25 điểm

Este nào sau đây có 2 liên kết C=C trong phân tử?

A.  
Metyl acrylat.
B.  
Vinyl acrylat.
C.  
Etyl fomat.
D.  
Vinyl axetat.
Câu 8: 0.25 điểm

Ở điều kiện thường, oxit nào sau đây không tác dụng với nước?

A.  
P2O5.
B.  
CO2.
C.  
BaO.
D.  
CO.
Câu 9: 0.25 điểm

Trong môi trường kiềm, Ala-Gly-Ala tác dụng với chất nào sau đây cho hợp chất màu tím?

A.  
Cu(OH)2.
B.  
NaOH.
C.  
KOH.
D.  
Mg(OH)2.
Câu 10: 0.25 điểm

Khí sinh ra trong quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A.  
Đốt nhiên liệu trong động cơ đốt trong.
B.  
Đốt nhiên liệu trong lò cao.
C.  
Quang hợp của cây xanh.
D.  
Đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
Câu 11: 0.25 điểm

Chất nào sau đây không tác dụng với HCl?

A.  
Cu(OH)2.
B.  
MgCO3.
C.  
Na2O.
D.  
Ag.
Câu 12: 0.25 điểm

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A.  
Poli(etilen terephtalat).
B.  
Polisaccarit.
C.  
Nilon-6,6.
D.  
Poli(vinyl clorua).
Câu 13: 0.25 điểm

Cho các tơ sau: tơ tằm, tơ capron, tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ nilon- 7. Số tơ thuộc loại tơ hóa học là

A.  
4
B.  
5
C.  
3
D.  
6
Câu 14: 0.25 điểm

Thủy phân 51,3 gam saccarozơ với hiệu suất 60%, thu được hỗn hợp cacbohiđrat X. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A.  
34,56.
B.  
16,44.
C.  
51,84.
D.  
38,88.
Câu 15: 0.25 điểm

Thủy phân este X (có công thức phân tử C5H10O2) thu được axit propionic và ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn ancol Y bằng CuO, đun nóng thu được anđehit Z. Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Z là anđehit không no, có 1 liên kết C=C trong phân tử.
B.  
Công thức cấu tạo của X là CH3CH2CH2COOCH3.
C.  
Công thức phân tử của Y là C3H8O.
D.  
Y và Z tan rất tốt trong nước.
Câu 16: 0.25 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho mẫu hợp kim Zn-Cu vào dung dịch KNO3.

(2) Đốt cháy dây Fe trong khí O2.

(3) Cho mẫu Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(4) Đốt bột Al trong khí Cl2.

Thí nghiệm xảy ra sự ăn mòn điện hóa là

A.  
(3)
B.  
(1)
C.  
(2)
D.  
(4)
Câu 17: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam hỗn hợp X gồm đimetylamin và etylamin thu được m gam N2. Giá trị của m là

A.  
10,08.
B.  
5,04.
C.  
7,56.
D.  
2,52.
Câu 18: 0.25 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2.
(2) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl.
(3) Sục khí Cl2 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Nung Al(OH)3 ngoài không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa là

A.  
3
B.  
2
C.  
1
D.  
4
Câu 19: 0.25 điểm

Thủy phân hoàn toàn triglixerit X bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, natri panmitat và natri stearat. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A.  
3
B.  
5
C.  
4
D.  
6
Câu 20: 0.25 điểm

Cho các dung dịch sau: (1) AgNO3, (2) FeSO4, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là:

A.  
4
B.  
5
C.  
3
D.  
2
Câu 21: 0.25 điểm

Cho các chất sau: CH3NHCH3, CH3COONH4, C6H5CH2NH2, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl ở điều kiện thích hợp là

A.  
4
B.  
3
C.  
2
D.  
1
Câu 22: 0.25 điểm

Cho 90 ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
59,58.
B.  
17,64.
C.  
41,94.
D.  
66,20.
Câu 23: 0.25 điểm

Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A.  
Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
B.  
Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
C.  
Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
D.  
Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
Câu 24: 0.25 điểm

Hòa tan m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít khí H2. Giá trị của m là

A.  
12,15.
B.  
8,10.
C.  
4,32.
D.  
16,20.
Câu 25: 0.25 điểm

X, Y, Z (MX < MY < MZ < 60) là ba hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Cho 12,48 gam hỗn hợp gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A.  
0,72.
B.  
0,81.
C.  
0,96.
D.  
1,08.
Câu 26: 0.25 điểm

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch X và 3,75 gam khí H2. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào X. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 vào số mol CO2 tham gia phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của x là

A.  
3,75.
B.  
3,00.
C.  
3,50.
D.  
3,25.
Câu 27: 0.25 điểm

Hòa tan 12 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và KHCO3 trong dung dịch HCl dư, hấp thụ toàn bộ khí sinh ra vào 100 ml dung dịch X chứa KOH 1,2M, Ba(OH)2 0,2M và BaCl2 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
5,91.
B.  
7,88.
C.  
3,94.
D.  
9,85.
Câu 28: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm axit oleic và triolein thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 0,84 mol. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với 0,6 mol Br2. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, kết thúc phản ứng thu được x gam glixerol. Giá trị của x là

A.  
16,56.
B.  
22,08.
C.  
11,04.
D.  
33,12.
Câu 29: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân HCOOCH3 bằng dung dịch NaOH thu được axit fomic và metanol.
(b) Số nguyên tử H trong phân tử amin là số lẻ.
(c) Dung dịch NaCl bão hòa có thể gây ra sự đông tụ một số protein.
(d) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
(e) Trùng ngưng NH2-(CH2)6-COOH thu được tơ nilon-6.
(g) Có thể rửa sạch các đồ dùng bám dầu mỡ động thực vật bằng nước.
Số phát biểu đúng là

A.  
2
B.  
5
C.  
3
D.  
4
Câu 30: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân nóng chảy NaCl thu được kim loại Na ở anot.
(b) Để bảo quản kim loại kiềm, cần ngâm chìm trong dung dịch etanol.
(c) Dùng Ca(OH)2 vừa đủ có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa trắng.
(e) Xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(g) Hỗn hợp BaSO3 và BaSO4 có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư.
Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 31: 0.25 điểm

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

X1 + 2NaOH → X2 + 2X3.

X2 + 2HCl → X4 + 2NaCl.

nX4 + nX5 → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O.

CH3COOH + X3 → metyl axetat + H2O

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.  
Giữa các phân tử X3 có liên kết hiđro.
B.  
Trong phân tử X1 có 10H.
C.  
1 mol X5 tác dụng với Na dư tạo thành 1 mol H2.
D.  
X4 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn X2.
Câu 32: 0.25 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH dư ở nhiệt độ thường.
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KH2PO4 vào dung dịch chứa 2a mol NaOH.
(g) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được hai muối là

A.  
6
B.  
3
C.  
4
D.  
5
Câu 33: 0.25 điểm

Điện phân (điện cực trơ, m{ng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl với cường độ dòng điện 5A đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở hai điện cực thì dừng lại (thời gian điện phân lúc này là 2316 giây), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 6,45 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 9 gam Fe(NO3)2 vào Y, sau phản ứng thu được dung dịch Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí và sự bay hơi của nước. Giá trị của m gần nhất với

A.  
14,75.
B.  
16,03.
C.  
15,19.
D.  
14,82.
Câu 34: 0.25 điểm

Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 1,0 mol KOH, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,44 lít hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A.  
76,1.
B.  
70,5.
C.  
81,7.
D.  
81,5.
Câu 35: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ và một kim loại kiềm. Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí H2. Dung dịch Z gồm a mol HCl, 2a mol H2SO4 và 3a mol HNO3. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:

A.  
14,490.
B.  
11,335.
C.  
15,470.
D.  
23,740.
Câu 36: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Cho 9,08 gam X tác dụng vừa đủ với 70 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y và 4,8 gam một ancol. Cô cạn Y rồi đốt cháy hoàn toàn lượng muối khan thu được 1,26 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este trong X là

A.  
56,34%.
B.  
79,30%.
C.  
87,38%.
D.  
68,32%.
Câu 37: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al(NO3)3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 41,6185% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn 24,912 gam X trong dung dịch chứa 0,576 mol H2SO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 67,536 gam và 5,376 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 16,008 gam kết tủa. Giá trị của x là

A.  
0,024.
B.  
0,096.
C.  
0,048.
D.  
0,072.
Câu 38: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng NH2-CnH2n-COOH và 0,02 mol (NH2)2C5H9COOH. Cho X vào dung dịch chứa 0,11 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,12 mol NaOH và 0,04 mol KOH, thu được dung dịch chứa 14,605 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn X thu được a mol CO2. Giá trị của a là

A.  
0,21.
B.  
0,24.
C.  
0,27.
D.  
0,18.
Câu 39: 0.25 điểm

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít Z, đun nóng thu được n1 mol khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V lít Z, thu được n2 mol khí không màu, hóa nâu ngoài không khí, là sản phẩm khử duy nhất.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V lít Z, thu được n1 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 6n2. Hai chất X, Y lần lượt là

A.  
(NH4)2SO4 và Fe(NO3)2.
B.  
NH4NO3 và FeCl3.
C.  
NH4NO3 và FeSO4.
D.  
NH4Cl và AlCl3.
Câu 40: 0.25 điểm

Cho 0,24 mol este X mạch hở vào 268,8 gam dung dịch KOH 10%, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 299,52 gam dung dịch Y. Cô cạn Y được 43,2 gam chất rắn khan. Bỏ qua sự bay hơi của nước. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên là

A.  
4
B.  
2
C.  
6
D.  
3

Tổng điểm

10

Danh sách câu hỏi

12345678910111213141516171819202122232425262728293031323334353637383940

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,721 lượt xem 59,073 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,278 lượt xem 58,835 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,603 lượt xem 59,010 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

108,563 lượt xem 58,450 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

108,459 lượt xem 58,394 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

107,991 lượt xem 58,142 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

99,981 lượt xem 53,830 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

100,098 lượt xem 53,893 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

137,565 lượt xem 74,067 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

98,525 lượt xem 53,046 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!