thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019

Thi THPTQG, Hóa Học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Giải pháp thực tế và ứng dụng nào sau đây không hợp lý?

A.  
Thực hiện phản ứng cộng hiđro để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B.  
Dùng nước muối ăn (NaCl) rửa vết thương do kiến cắn.
C.  
Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn.
D.  
Muối mononatri glutamat được dùng làm gia vị (gọi là mì chính hay bột ngọt).
Câu 2: 0.25 điểm

Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Mg vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 18,0 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là:

A.  
46,4%.
B.  
25,92%.
C.  
52,9%.
D.  
59,2%.
Câu 3: 0.25 điểm

Dung dịch có môi trường kiềm là:

A.  
K2SO4.
B.  
NaHCO3.
C.  
C2H5OH.
D.  
NaNO3.
Câu 4: 0.25 điểm

Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh (dư) oxi hóa được các kim loại nào sau đây về số oxi hóa +3?

A.  
Al, Fe.
B.  
Fe, Cr.
C.  
Al, Cr.
D.  
Al, Fe, Cr.
Câu 5: 0.25 điểm

Cho các chất đơn chức có công thức phân tử C3H6O2 lần lượt phản ứng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng có thể xảy ra là:

A.  
6
B.  
5
C.  
3
D.  
4
Câu 6: 0.25 điểm

Chia m gam hỗn hợp X gồm Zn, Al, Mg thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2 (đktc).
- Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,04 gam chất rắn.
Giá trị của m là:

A.  
2,08.
B.  
4,16.
C.  
2,56.
D.  
5,12.
Câu 7: 0.25 điểm

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A.  
KAl(SO4)2.12H2O.
B.  
Al2O3.
C.  
Ca(HCO3)2.
D.  
Al(OH)3.
Câu 8: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây là sai?

A.  
CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
B.  
Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C.  
Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
D.  
Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được crom (III) oxit.
Câu 9: 0.25 điểm

Căng da mặt bằng chỉ vàng 24K (Gold thread lift) là một phương pháp thẩm mỹ sử dụng những sợi chỉ vàng gần như tinh khiết 100% có độ dày siêu mảnh 0,1mm để cấy vào da mặt ở tầng sâu của biểu bì, tạo thành một mạng lưới khung đỡ vững chắc, có tác dụng nâng cơ mặt tức thì, giảm nhăn, ngăn ngừa da chảy xệ, giúp trông trẻ trung hơn. Ngoài ra, sự xuất hiện của các sợi lạ dưới da, tạo các “tổn thương giả tạo” giúp tăng sinh collagen và elastine làm cho vùng da trở nên săn chắc hơn. Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại giúp vàng có thể kéo thành những sợi chỉ có độ dày siêu mảnh để sử dụng trong phương pháp thẩm mỹ trên?

A.  
Tính ánh kim.
B.  
Tính dẫn điện.
C.  
Tính dẫn nhiệt.
D.  
Tính dẻo.
Câu 10: 0.25 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào H2O.
(b) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Cho Zn vào dung dịch HCl.
(d) Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
(e) Cho Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

A.  
3
B.  
2
C.  
1
D.  
4
Câu 11: 0.25 điểm

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
XDung dịch NaHCO3Có bọt khí
X, YDung dịch AgNO3/NH3Kết tủa Ag trắng sáng
ZDung dịch AgNO3/NH3Không hiện tượng
Y,ZCu(OH)2Dung dịch xanh lam
TCu(OH)2Dung dịch tím

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A.  
axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val.
B.  
fomanđehit, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.
C.  
axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.
D.  
axit axetic, fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala.
Câu 12: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.  
Phenol có tính axit nên làm quỳ tím hóa đỏ.
B.  
Glixerol hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch xanh lam.
C.  
Phenol và etanol đều tác dụng với Na giải phóng H2.
D.  
Phenol làm mất màu nước brom và tạo kết tủa trắng.
Câu 13: 0.25 điểm

Norađrenalin có vai trò quan trọng trong truyền dẫn xung thần kinh. Ađrenalin là hormon tuyến thượng thận có tác dụng làm tăng huyết áp.

Hình ảnh

Bậc của amin trong Norađrenalin và Ađrenalin lần lượt là:

A.  
3 và 2.
B.  
2 và 1.
C.  
2 và 3.
D.  
1 và 2.
Câu 14: 0.25 điểm

Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?

A.  
CuO + CO → Cu + CO2
B.  
CuSO4 + H2O → Cu +1/2O2 + H2SO4
C.  
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
D.  
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 15: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:
(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon và hiđro.
(b) Khi đun chất béo với dung dịch NaOH thị tạo ra sản phẩm hòa tan được Cu(OH)2.
(c) Mỡ bị ôi là do liên kết C=C của gốc axit béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
(d) Xenlulozơ chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh.
(e) Chất béo nhẹ hơn nước nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ
không cực.
(f) Cho glyxylalanin vào Cu(OH)2 thấy tạo phức màu tím đặc trưng.
Số phát biểu đúng là:

A.  
3
B.  
5
C.  
4
D.  
2
Câu 16: 0.25 điểm

Xét sơ đồ chuyển hóa: Glyxin + HCl → X; X + NaOH → Y. Y là chất nào sau đây?

A.  
ClH3NCH2COONa.
B.  
H2NCH2COONa.
C.  
ClH3NCH2COOH.
D.  
H2NCH2COOH.
Câu 17: 0.25 điểm

Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại t mol kim loại không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z, t là:

A.  
2x = y + z + t.
B.  
x = y + z – t.
C.  
x = 3y + z – 2t.
D.  
2x = y + z + 2t.
Câu 18: 0.25 điểm

Cho a gam dung dịch chứa chất X tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch chứa chất Y, thu được 2a gam dung dịch chứa một muối Z duy nhất. Cho dung dịch HNO3 loãng dư vào Z, thấy khí không màu thoát ra. Chất X và Y là:

A.  
Na2CO3 và Ba(HCO3)2.
B.  
NaHCO3 và KOH.
C.  
NaOH và NaHCO3.
D.  
Fe(NO3)2 và AgNO3.
Câu 19: 0.25 điểm

Công thức của polime nào sau đây là phù hợp nhất được sử dụng để sản xuất cái cốc ở hình bên?

Hình ảnh

A.  
(-CH(CH3)-CH2-)n.
B.  
(C6H10O5)n.
C.  
(-CH2-CHCl-)n.
D.  
(-CH2-CH2-)n.
Câu 20: 0.25 điểm

R là kim loại tác dụng được với dung dịch muối Fe(NO3)3, M là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai kim loại R và M theo thứ tự lần lượt là:

A.  
Ag, Mg.
B.  
Fe, Cu.
C.  
Cu, Fe.
D.  
Mg, Ag.
Câu 21: 0.25 điểm

Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch sau: Valin, axit glutamic, glyxin, alanin, lysin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 22: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  
Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.
B.  
Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
C.  
Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
D.  
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính oxi hóa và tính khử.
Câu 23: 0.25 điểm

Mưa axit tàn phá thảm thực vật, phá hủy các công trình được xây dựng bằng đá, thép. Một trong những khí chủ yếu gây mưa axit là:

A.  
SO2.
B.  
CH4.
C.  
CO.
D.  
CO2.
Câu 24: 0.25 điểm

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A.  
NaOH.
B.  
NaCl.
C.  
HCl.
D.  
CH3COOH.
Câu 25: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.

(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.

(c) Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

(d) Đa số polime đều tan trong các dung môi thông thường.

(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A.  
3
B.  
2
C.  
4
D.  
1
Câu 26: 0.25 điểm

Đốt cháy kim loại X trong oxi thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là

A.  
Fe
B.  
Mg
C.  
Al
D.  
Cr
Câu 27: 0.25 điểm

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A.  
Mạng tinh thể kim loại gồm có nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
B.  
Các nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn chỉ gồm các nguyên tố kim loại.
C.  
Nguyên tử kim loại thường có ít electron ở lớp ngoài cùng.
D.  
Trong cùng chu kỳ, kim loại có bán kính nguyên tử nhỏ hơn phi kim.
Câu 28: 0.25 điểm

Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?

A.  
phân lân.
B.  
Phân NPK.
C.  
phân đạm.
D.  
phân kali.
Câu 29: 0.25 điểm

Cho 0,1 mol axit α-amino propionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A.  
11,70.
B.  
18,75.
C.  
11,10.
D.  
16,95.
Câu 30: 0.25 điểm

Cho 2,24 lit axetilen (đktc) tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A.  
24.
B.  
21,6.
C.  
13,3.
D.  
32,4.
Câu 31: 0.25 điểm

Phát biểu không đúng là:

A.  
Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
B.  
Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).
C.  
Triglyxerit là hợp chất cacbohiđrat.
D.  
Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 32: 0.25 điểm

Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là:

A.  
Al.
B.  
Fe.
C.  
Ag.
D.  
Zn.
Câu 33: 0.25 điểm

Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.  
X có hai đồng phân cấu tạo.
B.  
E tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:2.
C.  
Z và T là hợp chất no, đơn chức.
D.  
Phân tử E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
Câu 34: 0.25 điểm

Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic (xúc tác: H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được 7,04 gam etyl axetat. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc). Giá trị của m là:

A.  
13,60.
B.  
10,60.
C.  
18,90.
D.  
14,52.
Câu 35: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa trimetylamin và hexametylenđiamin cần dùng 0,715 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác cho 24,54 gam X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A.  
39,87.
B.  
33,30.
C.  
31,84.
D.  
35,49.
Câu 36: 0.25 điểm

Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:

A.  
4,24.
B.  
3,18.
C.  
5,36.
D.  
8,04.
Câu 37: 0.25 điểm

Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây?

A.  
31,28.
B.  
10,8.
C.  
28,15.
D.  
25,51.
Câu 38: 0.25 điểm

Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl. Kết quả quá trình điện phân được biểu diễn trong đồ thị sau:

Hình ảnh

Biết các khí đều đo ở đktc. Giá trị m là:

A.  
35,82.
B.  
38,16.
C.  
37,74.
D.  
40,72.
Câu 39: 0.25 điểm

Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4. Nung A trong khí trơ, nhiêt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ B, trộn đều, chia 2 phần không bằng nhau:
Phần 1 (phần ít): Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2. Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít.
Phần 2 (phần nhiều): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí.
Giá trị của m và thành phần % khối lượng của một chất có trong hỗn hợp A gần giá trị nào nhất sau
đây? (các thể tích khí đo ở đktc).

A.  
23 và 64%.
B.  
22 và 63%.
C.  
23 và 37%.
D.  
22 và 36%.
Câu 40: 0.25 điểm

Nhỏ từ từ V (lít) dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5 M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đ}y biểu diễn sự phụ thuộc giữa lượng kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Hình ảnh

Giá trị của x và y tương ứng là:

A.  
0,1 và 0,05.
B.  
0,2 và 0,05.
C.  
0,4 và 0,05.
D.  
0,2 và 0,10.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,930 lượt xem 53,270 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,786 lượt xem 52,654 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,583 lượt xem 60,081 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,827 lượt xem 60,214 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,137 lượt xem 52,843 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,163 lượt xem 52,857 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,983 lượt xem 60,298 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,939 lượt xem 71,043 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,997 lượt xem 71,071 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,567 lượt xem 59,535 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!