thumbnail

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học

Thi THPTQG, Hóa Học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Chất X có công thức phân tử C3H6O2là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức của X là

A.  
C2H5COOH.
B.  
CH3COOCH3.
C.  
HCOOC2H5.
D.  
HOC2H4CHO.
Câu 2: 0.25 điểm

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A.  
CH3COOCH2C6H5.
B.  
C15H31COOCH3.
C.  
(C17H33COO)2C2H4.
D.  
(C17H35COO)3C3H5.
Câu 3: 0.25 điểm

Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là

A.  
đường phèn.
B.  
mật mía.
C.  
mật ong.
D.  
đường kính.
Câu 4: 0.25 điểm

Dung dịch metylamin trong nước làm

A.  
quì tím không đổi màu.
B.  
quì tím hóa xanh.
C.  
phenolphtalein hoá xanh.
D.  
phenolphtalein không đổi màu.
Câu 5: 0.25 điểm

Số nguyên tử hidro có trong một phân tử lysin là

A.  
10
B.  
14
C.  
12
D.  
8
Câu 6: 0.25 điểm

Phân tử polime nào sau đây chứa nguyên tố clo?

A.  
Polietilen.
B.  
Poli(vinyl clorua).
C.  
Poli(metyl metacrylat).
D.  
Poliacrilonitrin.
Câu 7: 0.25 điểm

Kim loại X có nhiệt độ nóng chảy thấp được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A.  
W.
B.  
Cr.
C.  
Hg.
D.  
Pb.
Câu 8: 0.25 điểm

Trong các ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, ion có tính oxi hóa yếu nhất là

A.  
Zn2+.
B.  
Fe3+.
C.  
Fe2+.
D.  
Cu2+.
Câu 9: 0.25 điểm

Trong ăn mòn hóa học, loại phản ứng hóa học xảy ra là

A.  
thế.
B.  
oxi hóa khử
C.  
phân hủy.
D.  
hóa hợp.
Câu 10: 0.25 điểm

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với CO

A.  
Ca.
B.  
K.
C.  
Cu.
D.  
Ba.
Câu 11: 0.25 điểm

Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch là

A.  
NaCl loãng.
B.  
H2SO4 loãng.
C.  
HNO3 loãng.
D.  
NaOH loãng.
Câu 12: 0.25 điểm

Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong

A.  
nước.
B.  
ancol etylic.
C.  
dầu hỏa.
D.  
Giấm ăn.
Câu 13: 0.25 điểm

Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có

A.  
Fe2O3.
B.  
Al.
C.  
Al2O3.
D.  
Fe.
Câu 14: 0.25 điểm

Chất X tác dụng được với HCl, khi X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. X là

A.  
CaCO3.
B.  
Ca(HCO3)2.
C.  
Na2CO3.
D.  
BaCl2.
Câu 15: 0.25 điểm

Phèn chua có công thức hóa học là K2SO.M2(SO4)3.24H2O. Kim loại M là

A.  
Al.
B.  
Fe.
C.  
Cr.
D.  
Mg.
Câu 16: 0.25 điểm

Thành phần chính của quặng xiđerit là

A.  
FeCO3.
B.  
Fe3O4.
C.  
Al2O3.2H2O.
D.  
FeS2.
Câu 17: 0.25 điểm

Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?

A.  
NaCrO2.
B.  
Cr2O3.
C.  
K2Cr2O7.
D.  
CrSO4.
Câu 18: 0.25 điểm

Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là

A.  
đá vôi.
B.  
lưu huỳnh.
C.  
than hoạt tính.
D.  
thạch cao.
Câu 19: 0.25 điểm

Thành phần của phân amophot gồm

A.  
NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
B.  
(NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
C.  
(NH4)3PO4 và NH4H2PO4.
D.  
Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4.
Câu 20: 0.25 điểm

Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?

A.  
CH4.
B.  
C2H4.
C.  
C6H6.
D.  
CH3COOH.
Câu 21: 0.25 điểm

Cho các este sau: etyl axetat, etyl fomat, metyl axetat, metyl acrylat. Có bao nhiêu este no, đơn chức, mạch hở?

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 22: 0.25 điểm

Xà phòng hóa chất X thu được sản phẩm Y, biết Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường. X là

A.  
metyl fomat.
B.  
triolein.
C.  
vinyl axetat.
D.  
etyl axetat.
Câu 23: 0.25 điểm

Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A.  
glucozơ và saccarozơ.
B.  
saccarozơ và sobitol.
C.  
glucozơ và fructozơ.
D.  
saccarozơ và glucozơ.
Câu 24: 0.25 điểm

Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là

A.  
33,7 gam.
B.  
56,25 gam.
C.  
20 gam.
D.  
90 gam.
Câu 25: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:

A.  
0,3.
B.  
0,2.
C.  
0,1.
D.  
0,4.
Câu 26: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  
Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B.  
Tơ visco, tơ xenlulozơaxetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C.  
Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D.  
Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Câu 27: 0.25 điểm

Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A.  
55,5 gam.
B.  
91,0 gam.
C.  
90,0 gam.
D.  
71,0 gam.
Câu 28: 0.25 điểm

Hòa tan m gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) duy nhất. Giá trị của m là

A.  
1,35.
B.  
2,7.
C.  
5,4.
D.  
4,05.
Câu 29: 0.25 điểm

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II).

A.  
Đốt cháy bột sắt trong khí clo.
B.  
Cho bột sắt vào lượng dư dung dịch bạc nitrat.
C.  
Cho natri kim loại vào lượng dư dung dịch sắt(III) clorua.
D.  
Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
Câu 30: 0.25 điểm

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong không khí thu được chất rắn là

A.  
Fe3O4.
B.  
FeO.
C.  
Fe.
D.  
Fe2O3.
Câu 31: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (MA>MB; tỉ lệ số mol tưong ứng là 3: 5). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam natri stearat, y gam natri linoleat và z gam natri panmitat, m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 132 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 719,4 gam CO2 và 334,32 lít hơi H2O (đktc). Giá trị của y+z là:

A.  
159,00.
B.  
121,168.
C.  
138,675.
D.  
228,825.
Câu 32: 0.25 điểm

Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗi hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

Phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Phản ứng xà phòng hóa diễn ra ở bước 2, đây là phản ứng thuận nghịch.
B.  
Sau bước 3, các chất trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
C.  
Ở bước 2, phải dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp và thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn, phản ứng mới thực hiện được.
D.  
Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.
Câu 33: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau

(1) Anilin không làm đổi màu quỳ tím

(2) Glucozơ còn được gọi là đường nho vì có nhiều trong quả nho chín

(3) Chất béo là đieste của glixerol và axit béo

(4) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

(5) Ở nhiệt độ thường triolein là chất rắn

(6) Trong mật ong chưa nhiều fructozơ

(7) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người

(8) Tơ xenlulozơ trinitrat là tơ tổng hợp

Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
4
C.  
6
D.  
3
Câu 34: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,42 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl acrylat và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,425 mol O2, tạo ra 19,26 gam H2O. Nếu cho 0,42 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:

A.  
0,40.
B.  
0,24.
C.  
0,30.
D.  
0,33.
Câu 35: 0.25 điểm

Hỗn hợp X chứa một anken và ba amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 2,36 gam X bằng một lượng O2 vừa đủ. Sản phẩm cháy thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa đồng thời thấy có 0,448 lít khí N2 (đktc) bay ra. Giá trị của m là

A.  
9,0.
B.  
10,0.
C.  
14,0.
D.  
12,0.
Câu 36: 0.25 điểm

Cho 10,08 lít khí CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và K2CO3 0,8M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A.  
146,88.
B.  
215,73.
C.  
50,49.
D.  
65,01.
Câu 37: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH, 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A.  
25,5.
B.  
24,7.
C.  
26,2.
D.  
27,9.
Câu 38: 0.25 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.

(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 5a mol H2SO4 loãng.

(c) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 dư (phản ứng thu được chất khử duy nhất là khí NO).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là:

A.  
5
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 39: 0.25 điểm

X, Y là hai este đều đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, Z là este 2 chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 5,7m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (số mol của Y lớn hơn số mol của Z và MY >MX) với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol kế tiếp nhau và hỗn hợp muối. Dần toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,56 gam và có 2,688 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Lấy hỗn hợp muối nung với vôi tôi xút thu được một duy nhất hiđrocacbon đơn giản nhất có khối lượng m gam. Khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là

A.  
5,84 gam.
B.  
7,92 gam.
C.  
5,28 gam.
D.  
8,76 gam.
Câu 40: 0.25 điểm

Cho 19,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,76 mol HCl đun nóng sau khi kết thúc phản ứng phản ứng thu được 0,06 mol khí NO và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua (không có muối Fe2+). Cho NaOH dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A.  
24,66.
B.  
22,84
C.  
26,24
D.  
25,42

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,404 lượt xem 56,217 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

96,655 lượt xem 52,045 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

105,638 lượt xem 56,882 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,335 lượt xem 54,565 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

100,776 lượt xem 54,264 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,319 lượt xem 52,941 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,471 lượt xem 70,791 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

128,233 lượt xem 69,048 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa họcTHPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,031 lượt xem 51,170 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!