Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2023 môn Vật lý - Đề số 1
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Vật lý - Đề số 1 được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung đề bao phủ toàn bộ chương trình Vật lý lớp 12 với các chuyên đề trọng tâm như dao động cơ, sóng cơ học, dòng điện xoay chiều, sóng điện từ và lượng tử ánh sáng. Tài liệu có đáp án chi tiết giúp học sinh luyện tập hiệu quả và chuẩn bị vững vàng cho kỳ thi.
Từ khoá: đề thi Vật lý 2023 ôn thi tốt nghiệp THPT đề số 1 Vật lý luyện thi THPT Quốc gia Vật lý lớp 12 dao động cơ dòng điện xoay chiều đề thi có đáp án trắc nghiệm Vật lý đề thi minh họa
Một con lắc đơn có chiều dài 1m, dao động điều hòa tại nơi có g = 9,8m/s. Tần số góc dao động của con lắc là
A.
0,319rad/s
B.
0,498rad/s
C.
3,13rad/s
D.
9,80rad/s
Câu 36: 0.25 điểm
Một đoạn dây dẫn uốn thành một vòng tròn tâm O bán kính 5,8 cm. Khi cho dòng điện không đổi có cường độ I chạy trong vòng dây thì dòng điện này gây ra tại O cảm ứng từ có độ lớn 2,6.10-5 T. Giá trị của I là
A.
7,5 A
B.
3,8 A
C.
1,2 A
D.
2,4 A
Câu 37: 0.25 điểm
Sử dụng một nguồn ánh sáng trắng và một máy đơn sắc để tạo ra một nguồn sáng đơn sắc với bước sóng có thể thay đổi liên tục từ 390 mm đến 710 mm để dùng trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng. Trên màn quan sát, M và N là hai điểm trong đó khoảng cách từ N đến vân sáng trung tâm gấp đôi khoảng cách từ M đến vẫn sáng trung tâm. Thay đổi từ từ bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm từ 390 mm đến 710 mm, quan sát thấy tại M có hai lần là vị trí của vân sáng và tại N cũng có một số lần là vị trí của vân sáng. Biết một trong hai bức xạ cho vân sáng tại M có bước sóng 480 mm. Xét bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại N là bước sóng ngắn nhất. Giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.
415 mm
B.
395 mm
C.
4-5 mm
D.
425 mm
Câu 38: 0.25 điểm
Thực hiện giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên mặt chất lỏng, bốn điểm A,B,C và D tạo thành hình chữ nhật ABCD với AB>BC. Nếu đặt hai nguồn tại A và B thì C và D là vị trí của hai điểm cực tiểu giao thoa và trên đoạn thẳng CD có 7 điểm cực đại giao thoa. Nếu đặt hai nguồn tại B và C thì A và D là vị trí của hai điểm cực tiểu giao thoa và trên đoạn thẳng BC có n điểm cực tiểu giao thoa. Giá trị tối đa mà n có thể nhận là
A.
18
B.
16
C.
20
D.
14
Câu 39: 0.25 điểm
Hạt nhân X là chất phóng xạ phân rã tạo thành hạt nhân Y bền. Ban đầu (t=0), có một mẫu trong đó chứa cả hạt nhân X và hạt nhân Y. Biết hạt nhân Y sinh ra được giữ lại hoàn toàn trong mẫu. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân Y trong mẫu và số hạt nhân X còn lại trong mẫu là 1. Tại thời điểm t2=4,2t1, tỉ số giữa số hạt nhân Y trong mẫu và số hạt nhân X còn lại trong mẫu là 7. Tỉ số giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X ban đầu là
A.
0,35
B.
0,70
C.
0,30
D.
0,65
Câu 40: 0.25 điểm
Một sợi dây căng ngang có hai đầu A, B cố định. M là một điểm trên dây với MA = 20cm. Trên dây có sóng dừng. Điểm N trên dây xa M nhất có biên độ dao động bằng biên độ dao động của M. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng là 36cm và trong khoảng MN có 5 nút sóng. Chiều dài sợi dây là