thumbnail

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Lịch Sử - Đề Số 2

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử - Đề số 2 được thiết kế theo cấu trúc mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung chương trình học lớp 12. Tài liệu giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử quan trọng, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là tài liệu lý tưởng để luyện tập và đạt kết quả cao.

Từ khoá: đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử 2025đề thi thử môn lịch sử 2025 đề số 2câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12cấu trúc đề thi lịch sử 2025tài liệu ôn tập lịch sử tốt nghiệpluyện thi THPT quốc gia môn lịch sửđề lịch sử THPT quốc gia 2025bài tập lịch sử lớp 12đề mẫu lịch sử tốt nghiệp THPT 2025ôn thi môn lịch sử mới nhất

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đã được thông qua tại sự kiện nào sau đây?

A.  
Đại hội lần thứ ba các Xô viết toàn Liên bang.
B.  
Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang.
C.  
Đại hội Xô viết toàn Nga lần II.
D.  
Đại hội Xô viết toàn Nga lần III.
Câu 2: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

A.  
Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm.
B.  
Những hạn chế của văn hoá truyền thống không được sửa chữa.
C.  
Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
D.  
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 3: 0.25 điểm
Sông Bạch Đằng là nơi diễn ra trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến
A.  
chống quân Xiêm năm 1785.
B.  
chống quân Thanh năm 1789.
C.  
chống quân Minh năm 1407.
D.  
chống quân Nam Hán năm 938.
Câu 4: 0.25 điểm
Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước
A.  
Vạn An.
B.  
Đại Nam.
C.  
Đại Việt.
D.  
Vạn Xuân.
Câu 5: 0.25 điểm

Quá trình hình thành Liên hợp quốc gắn liền với vai trò quan trọng của chính phủ các quốc gia nào sau đây?

A.  
Liên Xô, Mỹ, Pháp.
B.  
Liên Xô, Mỹ, Đức.
C.  
Liên Xô, Mỹ, Anh.
D.  
Liên Xô, Mỹ, Nga.
Câu 6: 0.25 điểm

Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ trong giai đoạn nào sau đây?

A.  
Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX đến năm 1992.
B.  
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1989.
C.  
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991.
D.  
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1990.
Câu 7: 0.25 điểm

Đối với thế giới, sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã có tác động

A.  
không đáng kể và chủ yếu là tiêu cực.
B.  
nhỏ và đưa đến những xu thế tích cực.
C.  
lớn và đưa đến những xu thế tích cực.
D.  
trên vài lĩnh vực nhưng không đáng kể.
Câu 8: 0.25 điểm

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế yếu tố nào sau đây?

A.  
Ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
B.  
Sự phát triển của xu thế khu vực hoá.
C.  
Sự chi phối của các quốc gia hải đảo.
D.  
Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá.
Câu 9: 0.25 điểm

Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào sau đây?

A.  
Năm 1993.
B.  
Năm 1994.
C.  
Năm 1995.
D.  
Năm 1996.
Câu 10: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây được coi là nhận định đúng về ASEAN?

A.  
Là liên minh chính trị lớn nhất trên thế giới.
B.  
Là đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á.
C.  
Là liên minh khu vực thành công nhất thế giới.
D.  
Là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới.
Câu 11: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A.  
Kết thúc ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp.
B.  
Chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam.
C.  
Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D.  
Kết thúc ách cai trị hơn 6 năm của quân phiệt Nhật.
Câu 12: 0.25 điểm

Trong hai ngày 14 và 15-8-1945, khởi nghĩa giành chính quyền đã thắng lợi ở một số xã, huyện thuộc các địa phương nào sau đây?

A.  
Các tỉnh Nam Bộ, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hà Tiên.
B.  
Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
C.  
Các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Đồng Nai.
D.  
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Nam, Khánh Hoà, Hà Tiên.
Câu 13: 0.25 điểm
Điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A.  
quân đội Việt Nam chủ động tấn công quân Pháp.
B.  
quân đội Pháp chủ động tấn công lực lượng kháng chiến.
C.  
quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến cùng quân đội Pháp.
D.  
hậu phương Thanh – Nghệ đóng vai trò quyết định về hậu cần.
Câu 14: 0.25 điểm

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) có điểm chung gì sau đây?

A.  
Có vai trò quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B.  
Gây khủng hoảng sâu sắc trong xã hội Mỹ và tác động mạnh mẽ đối với thế giới.
C.  
Làm tan rã toàn bộ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.
D.  
Làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
Câu 15: 0.25 điểm

Trước khi thực hiện công cuộc Đổi mới (1986), Việt Nam ở trong tình trạng

A.  
khủng hoảng trầm trọng về kinh tế – xã hội.
B.  
phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững.
C.  
phát triển nhanh nhưng không ổn định.
D.  
bước đầu khủng hoảng về kinh tế – xã hội.
Câu 16: 0.25 điểm

Một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 – 1995 là

A.  
mở rộng quan hệ với tất cả các nước.
B.  
học tập mô hình các nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
đổi mới phải toàn diện và nhanh chóng.
D.  
lấy việc phục vụ kinh tế là mục đích cao nhất.
Câu 17: 0.25 điểm

Lĩnh vực nào sau đây trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đạt được nhiều kết quả to lớn và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao?

A.  
Cứu trợ nhân đạo.
B.  
Đền ơn đáp nghĩa.
C.  
Xoá đói giảm nghèo.
D.  
Bảo vệ môi trường.
Câu 18: 0.25 điểm

Một trong những hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX là

A.  
sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
B.  
thành lập và triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội.
C.  
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp.
D.  
viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.
Câu 19: 0.25 điểm
Trong quan hệ đối ngoại thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Việt Nam đều
A.  
tăng cường quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.
B.  
củng cố quan hệ ngoại giao với các nước Tây Âu.
C.  
củng cố quan hệ ngoại giao với các nước Bắc Âu.
D.  
tăng cường quan hệ đoàn kết với ASEAN.
Câu 20: 0.25 điểm
Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào thời gian nào sau đây?
A.  
Năm 1993.
B.  
Năm 1994.
C.  
Năm 1995.
D.  
Năm 1996.
Câu 21: 0.25 điểm

Bối cảnh nào sau đây của đất nước cuối thế kỉ XIX đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?

A.  
Thực dân Pháp đã đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
B.  
Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản diễn ra mạnh mẽ.
C.  
Từ một quốc gia độc lập, Việt Nam trở thành nước phong kiến.
D.  
Nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc trở thành thứ yếu.
Câu 22: 0.25 điểm

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hoạt động của Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp nào sau đây?

A.  
Tìm đường giải phóng dân tộc và thống nhất miền Nam.
B.  
Tìm đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.
C.  
Giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất miền Bắc.
D.  
Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.
Câu 23: 0.25 điểm

Sáng kiến thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh được Hồ Chí Minh đưa ra tại sự kiện nào sau đây?

A.  
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
B.  
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
C.  
Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang).
D.  
Quốc dân Đại hội được tổ chức tại Tân Trào (Tuyên Quang).
Câu 24: 0.25 điểm

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức nhằm

A.  
tiếp nhận di sản đặc biệt về chính trị, xã hội của Hồ Chí Minh.
B.  
tiếp nhận di sản đặc biệt về triết học, phong cách của Hồ Chí Minh.
C.  
phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
D.  
phát huy giá trị to lớn của triết học, đạo đức Hồ Chí Minh.
Câu 25: 1 điểm

Cho bảng dữ kiện sau đây về thách thức đối với Cộng đồng ASEAN trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Thách thức đối với
Cộng đồng ASEAN

Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; thay đổi cấu trúc địa – chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu; tình hình phức tạp ở Biển Đông,...

Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo; tình hình chính trị phức tạp ở một số nước; một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương,...

Sự chênh lệch về thu nhập, khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước.

Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận.

Thách thức an ninh phi truyền thống, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,...

A.
 

Bảng dữ kiện nêu lên những thách thức đối với tổ chức ASEAN trong những thập kỉ sắp tới.

B.
 

Cộng đồng ASEAN vừa phải đối diện với những thách thức an ninh truyền thống, vừa phải đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống.

C.
 

Những thách thức nói trên là không phải là trở ngại đối với quá trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN ổn định và phát triển.

D.
 

Để có thể giải quyết những thách thức nói trên, Cộng đồng ASEAN cần có sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ cả ở hiện tại và tương lai.

Câu 26: 1 điểm

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“... Chiều 7-5 ở Điện Biên trời rất đẹp, khi kết thúc trận đánh nắng vàng vẫn còn chiếu sáng trên khắp thung lũng. Lính Pháp, lính lê dương, và nhất là lính da đen An-giê-ri, Ma-rốc, Xê-nê-gan,... ra hàng với thái độ rất vui mừng vì sống sót. Họ vừa reo to, vừa vẫy mạnh những mảnh vải trắng trên tay. Khoảng mấy trăm lính Pháp, lính thuộc địa hàng tháng nay đào ngũ bằng cách trốn trại,... nay thấy chiến tranh đã kết thúc, cũng chạy ùa ra, reo mừng, hô lớn “Phi-ni la ghe!” (Chiến tranh hết rồi!)”.

(Lê Kim, Trận Điện Biên Phủ nhìn từ hai phía, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1994, tr.128 – 129)

A.
 
Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về trận Điện Biên Phủ giữa quân đội Việt Nam và quân đội Pháp năm 1953.
B.
 
Đoạn tư liệu cung cấp một góc nhìn sinh động và khác với hình dung của nhiều người khi trận Điện Biên Phủ kết thúc.
C.
 
Sự kết thúc của trận Điện Biên Phủ mang lại niềm vui lớn cho tất cả những bên và những người liên quan.
D.
 
Đoạn tư liệu cho thấy hòa bình luôn là mong muốn và khát vọng của con người ở bất kỳ nơi đâu, bất kể màu da, sắc tộc.
Câu 27: 1 điểm

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Đặt bút kí vào bản Hiệp định Pa-ri lịch sử, tôi vô cùng xúc động.... Tôi như thay mặt nhân dân và các chiến sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ đấu tranh trên tiền tuyến và trong lao tù cắm ngọn cờ chiến thắng chói lọi. Vinh dự đó đối với tôi thật quả to lớn. Tôi không có đủ lời để nói lên được lòng biết ơn vô tận đối với đồng bào và chiến sĩ ta từ Nam chí Bắc đã chấp nhận mọi hi sinh dũng cảm chiến đấu để có được thắng lợi to lớn hôm nay”.

(Nguyễn Thị Bình, Gia đình, bạn bè và đất nước (Hồi kí), NXB Tri thức, Hà Nội, 2012, tr.131)

A.
 
Đoạn tư liệu trên là của nhân chứng không trực tiếp tham gia sự kiện.
B.
 
Đoạn tư liệu thể hiện niềm xúc động, tự hào và biết ơn của tác giả.
C.
 
Đoạn tư liệu cung cấp thông tin liên quan đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri năm 1973, là thắng lợi to lớn của Việt Nam trong cuộc đấu tranh ngoại giao.
D.
 
Hiệp định Pa-ri để lại bài học: đấu tranh ngoại giao quan trọng hơn đấu tranh quân sự.
Câu 28: 1 điểm

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Trong nửa sau thế kỉ XX, có một từ đã xuất hiện trong tiếng nói của những người bảo vệ và kiến tạo hoà bình trên thế giới, một từ mà cùng một lúc mang rất nhiều ý nghĩa: đấu tranh, dũng cảm, anh hùng; và nó còn có ý nghĩa là chiến thắng, độc lập, tự do.

Từ đó là Việt Nam.

Và có một cái tên đã luôn gắn liền với từ này – từ chỉ tên của một đất nước.

Đó là Hồ Chí Minh”.

(Ro-mét Chan-đờ-ra, Việt Nam và cuộc đấu tranh vì hoà bình, tự do và độc lập, trích trong:
Việt Nam trong thế kỉ XX, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.48)

A.
 
Đoạn tư liệu thể hiện sự đánh giá cao của tác giả đối với Việt Nam và đối với Hồ Chí Minh.
B.
 
Đoạn tư liệu cho thấy tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp của dân tộc Việt Nam và những phẩm chất của con người Việt Nam.
C.
 
Đoạn tư liệu cho thấy sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và các nước Đông Nam Á là yếu tố quyết định tạo nên tên tuổi của Hồ Chí Minh.
D.
 
Đoạn tư liệu cho thấy ngày nay quá trình bảo vệ và kiến tạo hòa bình trên thế giới vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm của Hồ Chí Minh.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Lịch Sử - Đề Số 1THPT Quốc giaLịch sử

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử - Đề số 1, được biên soạn theo cấu trúc mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình lớp 12. Tài liệu giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử quan trọng, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tự tin cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đề thi đa dạng, phù hợp để luyện tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

294,737 lượt xem 158,697 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 4) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Làm ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 4) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Phù hợp với học sinh ôn tập để củng cố kiến thức, luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Làm trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ tối ưu cho quá trình ôn luyện hiệu quả.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

241,215 lượt xem 129,878 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 5) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Tham gia ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 5) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được biên soạn sát với cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Đây là công cụ hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả, đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia. Làm đề trực tuyến tiện lợi mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo nắm vững kiến thức trọng tâm để đạt kết quả tốt nhất.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

222,609 lượt xem 119,861 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 6) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Ôn luyện hiệu quả với đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 6) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được thiết kế sát cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Làm đề trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2025.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

261,466 lượt xem 140,784 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử - Đề Số 8THPT Quốc giaLịch sử

Tham khảo ngay bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử 2025 (Đề số 8) được biên soạn chi tiết, bám sát cấu trúc đề thi chính thức của Bộ Giáo dục. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm, kiến thức lịch sử cơ bản và nâng cao, giúp học sinh ôn luyện hiệu quả, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là tài liệu quan trọng để bạn chuẩn bị tự tin cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử với kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,855 lượt xem 168,994 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Địa Lý - Đề Số 6THPT Quốc giaĐịa lý

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lý - Đề số 6 được biên soạn theo cấu trúc mới nhất, bám sát nội dung chương trình học. Bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng về kiến thức và kỹ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu. Tài liệu phù hợp để học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

353,733 lượt xem 190,456 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Hóa Học - Đề Số 10THPT Quốc giaHoá học

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa học - Đề số 10 được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất, bao quát toàn bộ kiến thức trọng tâm lớp 12. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng với đáp án chi tiết, giúp học sinh ôn tập hiệu quả, nắm vững kiến thức và tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

350,638 lượt xem 188,797 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Vật Lý - Đề Số 10THPT Quốc giaVật lý

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật Lý - Đề số 10 được xây dựng theo cấu trúc mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình học lớp 12. Tài liệu giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập, củng cố kiến thức lý thuyết và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là tài liệu lý tưởng để luyện thi hiệu quả và đạt điểm cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

352,042 lượt xem 189,546 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Địa Lý - Đề Số 5THPT Quốc giaĐịa lý

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lý - Đề số 5 được thiết kế theo cấu trúc đề thi mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm phong phú, bám sát chương trình lớp 12. Tài liệu giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, phân tích biểu đồ và bảng số liệu, đồng thời củng cố kiến thức quan trọng để sẵn sàng đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

352,528 lượt xem 189,812 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!